Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Ngư dân kiến nghị khẩn cấp !

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
Cam Phúc Bắc, ngày 20/03/2017
ĐƠN YÊU CẦU VÀ KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP (Lần 4)

 (V/v: - Thứ nhât- Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh khai thác cát biển Vịnh Cam Ranh tại phường Cam Phúc Bắc trái phép gây thiệt hại lớn đến tài sản ngư dân.-  Thứ hai: cho xã hội đen dùng dao, mã tấu, búa ... trấn áp người dân. Thứ ba:  Bộ đội Vùng 4 Hải quân bảo kê cho cát tặc và xã hội đen uy hiếp giết dân)
 
Kính gửi:  
- BÍ THƯ TỈNH ỦY TỈNH KHÁNH HÒA;
- CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA;
- CHÁNH THANH TRA TỈNH KHÁNH HÒA;
- GIÁM ĐỐC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH KHÁNH HÒA;
- GIÁM ĐỐC CÔNG AN TỈNH KHÁNH HÒA;
- BÍ THƯ THÀNH ỦY THÀNH PHỐ CAM RANH;
- CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ CAM RANH;
- CHÁNH THANH TRA THNAHF PHỐ CAM RANH;
- TRƯỞNG PHÒNG TÀI NGUYÊN VAF MÔI TRƯỜNG TP CAM RANH;
- TRƯỞNG CÔNG AN THÀNH PHỐ CAM RANH;
- BÍ THƯ PHƯỜNG CAM PHÚC BẮC;
- CHỦ TỊCH UBND PHƯỜNG CAM PHÚC BẮC;
- TRƯỞNG CÔNG AN PHƯỜNG CAM PHÚC BẮC;
- BỘ TƯ LỆNH VÙNG 4 HẢI QUÂN CAM RANH;
- BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG THÀNH PHỐ CAM RANH;
 
Đồng kính gởi:
- ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM;
- ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM;
- ĐÀI TRUYỀN HÌNH QUỐC PHÒNG VIỆT NAM;
- ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI;
- ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH T.P HỒ CHÍ MINH;
- ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG;
- ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH LONG AN;
- ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH KHÁNH HÒA;
- ..................................
 
       Chúng tôi gồm:
        1. PHAN THỊ HỒNG - Sinh năm: 1970
         Số CMND: 220716417 cấp ngày: 19/08/2014 tại CA tỉnh Khánh Hòa.
        2. NGUYỄN CHIẾN - Sinh năm: 1981
Số CMND: 225172645 cấp ngày:10/06/2015 tại CA tỉnh Khánh Hòa.
Đại diện cho bà con phường Cam Phúc Bắc, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa kính trình lên Quý cấp sự việc cần giải quyết khẩn cấp như sau:
 
       Chúng tôi đã nhiều lần làm đơn kêu cứu khẩn cấp gửi đến Các cơ quan chức năng có thẩm quyền của thành phố Cam Ranh- tỉnh Khánh Hòa- Trung ương để yêu cầu xử lý sự việc Công ty Cái Thép và Môi Trường Xanh khai thác cát biển Vịnh Cam Ranh tại phường Cam Phúc Bắc không có giấy phép gây thiệt hại đến tài sản ngư dân. Bộ đội Vùng 4 Hải quân đâm chìm ghe, gây thương tích cho bà con ngư dân, đến nay đã rất lâu kể từ khi chúng tôi gửi đơn nhưng vẫn chưa thấy bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào giải quyết. Việc quý cấp chậm chễ trong quá trình giải quyết đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà con chúng tôi.
​Ngày 18/01/2016 tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương Hà Nội, chúng tôi có công văn số: 326/TDTW: “ ...Trao đổi điện thoại với đồng chí Trưởng ban tiếp công dân tỉnh Khánh Hòa Đ/c cho biết vừa qua UBND tỉnh Khánh Hòa đã làm việc với Bộ Quốc phòng và xin ý kiến của chính phủ, Chính phủ đã nhất trí tạm dừng dự án khai thác cát....”
​Nhân dân chúng tôi đang chờ sự giải quyết của Các cấp lành đạo tỉnh Khánh Hòa và thành phố Cam Ranh về việc đền bù những thiệt hại do Công Ty Cái Mép và Môi Trường Xanh gây nên nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
​Vào khoảng 9 giờ ngày 10/03/2017 năm chiếc sà lan của hai Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh tiến vào khu vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của bà con, bà con chúng tôi ra ngăn cản thì bọn chúng cho xã hội đen có sẳn trên sà lan dùng hung khí dao, búa, mã tấu ... tấn công bà con chúng tôi. Tại hiện trường có mặt Bộ đội vùng 4 Hải quân bảo kê cho nhóm người này.
 
Nay bà con chúng tôi làm đơn yêu cầu, kiến nghị khẩn cấp này trình lên Quý cấp chính quyền địa phương, thành phố Cam Ranh, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân Cam Ranh:
 
- Thứ nhất: Ngưng ngay việc khai thác cát trái pháp luật này của hai Công Ty Cái Mép và Môi Trường Xanh.
Theo quyết định số 1821/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa quy định tại khoản 6, Điều 1 thì thời hạn thực hiện dự án là 1 năm kể từ ngày khởi công công trình. Tiếp đó theo công văn số 1760/CV-V4 “về việc di dời các lồng bè của các hộ dân nuôi trồng thủy hải sản trong khu vực nạo vét luồng do Vùng 4 HQ quản lý”  thì thời điểm tiến hành nạo vét bắt đầu thực hiện từ ngày 05 tháng 11 năm 2014. Như vậy, căn cứ vào hai văn bản trên thì thời gian thực hiện dự án nạo vét bắt đầu từ ngày 05 tháng 11 năm 2014 và kết thúc vào ngày 05 tháng 11 năm 2015. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà tại văn bản số 5531/UBND-KT ngày 24 tháng 8 năm 2015 “ V/v trả lời phản ánh của một số ngư dân phường Cam Phúc Bắc, thành phố Cam Ranh về tình trạng nạo vét cát gây ô nhiễm môi trường” thì UBND tỉnh Khánh Hòa lại cho rằng phương án nạo vét đã được Bộ Tư lệnh Hải quân phê duyệt tại quyết định số 1970/QĐ-BTL ngày 03/4/2014 và thời hạn nạo vét là từ năm 2014 đến 2018. Thực tế tại quyết định nêu trên của Bộ tư lệnh Hải quân không hề quy định thời gian tiến hành nạo vét mà chỉ quy  định về “Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công dự án nạo vét mở rộng, hạ độ sâu và điều chỉnh hướng luồng vào cảng vật liệu và cảng tàu cá vũ trang Vùng 4/ Quân chủng hải quân”. Như vậy, phải chăng ở đây UBND tỉnh Khánh Hòa tự ý kéo dài thời gian khai thác cát để giúp hai công ty Cái Mép và môi Trường Xanh vơ vét tài nguyên của đất nước để tối ưu hóa lợi nhuận của mình.
 
- Thứ hai, tại quyết định số 1821/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa có quy định: Công ty Môi Trường Xanh “khi tiến hành nạo vét, phải cắm mốc giới phạm vi khu vực được phép nạo vét”. Tuy nhiên, trên thực tế khi tiến hành nạo vét và khai thác cát công ty Môi Trường Xanh không hề thực hiện việc cắm mốc, họ lợi dụng việc không cắm mốc để khai thác cát trong phạm vi ngư dân đánh bắt và nuôi trồng thủy sản gây thiệt hai rất nghiêm trọng cho ngư dân (Từ năm 2015 đến 2016).
 
          - Thứ ba, cũng tại quyết định số 1821/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa có quy định về việc Công ty Môi Trường Xanh lập  Báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ tài nguyên và môi trường thẩm định và phê duyệt, bên cạnh đó phải phối hợp với UBND thành phố Cam Ranh để làm việc với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng của hoạt động nạo vét để thống nhất phương án bồi thường hỗ trợ di dời theo đúng quy định. Trên thực tế, việc đánh giá tác động môi trường đã không được Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh thực hiện đúng quy định, bởi vì kể từ thời điểm tiến hành nạo vét thì vật nuôi trồng thủy hải sản của bà con ngư dân chết rất nhiều, gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Vì thế, chúng tôi cho rằng việc thực hiện phương án đánh giá tác động môi trường được làm rất sơ sài cho nên hậu quả gây ra cho ngư dân chúng tôi mới nghiêm trọng đến như vậy.
          Về việc thực hiện phương án bồi thường và hỗ trợ di dời cho bà con ngư dân chúng tôi thì thực tế đây là phương án bất khả thi: ngư dân chúng tôi làm nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản cả hàng chục năm nay, là nghành nghề truyền thống của bà con nơi đây. Nay đùng một cái UBND tỉnh Khánh Hòa cùng Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh hợp tác với nhau bắt chúng tôi phải di dời đi nơi khác, chúng tôi xin hỏi quý cấp có thẩm quyền là di dời đi nơi khác là nơi nào? Về việc bồi thường lồng bè cho ngư dân thì phần lớn ngư dân không được bồi thường, việc lập danh sách bồi thường và tiến hành bồi thường một cách sơ sài, không thỏa đáng thì ai là người chịu trách nhiệm.
 
- Thứ tư: Yêu cầu Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân không để Bộ đội bảo kê, bảo vệ cho bọn Cát tặc khai thác, dùng hóa chất xử lý cát trái pháp luật làm chết tôm, cá..... gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản bà con ngư dân. Tàn phá môi trường sinh thái biển, tương lai dẫn đến sạc lỡ bờ phá hủy nhà cửa của bà con vùng ven biển.
 
- Thứ năm: Bắt giam ngay bọn xã hội đen do Công Ty Cái Mép và Môi Trường Xanh thuê đã dùng hung khí để hành hung giết dân. Vi phạm quyền con người, đe dọa mạng sống của người dân chúng tôi.
 
          Kính thưa Quý Cấp!        
Chúng tôi kiến nghị đến Quý cơ quan có thẩm quyền hãy mau chóng tiến hành điều tra, làm rõ có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức đã cố tình làm sai quy định của pháp luật.
         Từ đầu năm 2015 đến nay bà con ngư dân chúng tôi bị thiệt hại chết tôm, cá, sò, tu hài … lên đến hàng trăm tỷ đồng, tiền này bà con ngư dân vay nợ từ Ngân hàng, vay mượn bên ngoài. Rất mong Quý cấp quan tâm đến cuộc sống khốn khó hiện nay của bà con chúng tôi. Xin cho người dân chúng tôi có được quyền sống.
Chúng tôi thành xin thành thật cám ơn!
​         
            Đính kèm:
- Đơn kêu cứu khẩn cấp ngày 25/11/2015
- Đơn đề nghị giải quyết khẩn cấp ngày 17/01/2016
- CV số 326/TDTW ngày 18/01/2016 TRụ sở tiếp công dân Trung ương.
- QĐ số 1821/QĐ-UBND ngày 16/7/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa
- CV số 1760/CV-V4
- VB số 553/UBND-KT ngày 24 tháng 8 năm 2015
- QĐ số 1970/QĐ-BTL ngày 03/4/2014
 
 ​Đồng ký tên:
 

P/s: hình ảnh bà con ngư dân bị tấn công

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Ba thanh tra giao thông đối diện án tử !

7 cán bộ thanh tra giao thông bị truy tố tội nhận hội lộ.
PHÁP LUẬT
Ngày 24/3, Viện KSND TP Cần Thơ cho biết đã hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ sang TAND cùng cấp truy tố 7 bị can nguyên là cán bộ Thanh tra giao thông (TTGT), Sở GTVT  TP Cần Thơ. 
Những người này bị truy tố về tội Nhận hối lộ, gồm:Dương Minh Tâm (tâm xì tin, 37 tuổi), nguyên Phó chánh TTGT; Đoàn Vũ Duy (39 tuổi), nguyên Đội trưởng; Võ Hoàng Anh (35 tuổi), nguyên Đội trưởng; Nguyễn Trần Lưu (40 tuổi), nguyên Đội trưởng; Lý Hoàng Minh (32 tuổi), nguyên Đội phó; Hồ Công Thiện (40 tuổi), nguyên TTGT; Trần Lập Pháp (31 tuổi), nguyên TTGT.

Cùng về tội danh trên, Nguyễn Văn Cần (30 tuổi, ngụ Vĩnh Long) và Trần Tường An (39 tuổi, ngụ Cần Thơ) cũng bị truy tố. Đây là hai người môi giới, cò nhận hối lộ cho các TTGT.
Đoàn Vũ Duy bị cáo buộc nhận hối lộ 2,79 tỷ đồng của 57 tổ chức, cá nhân. Thông qua Cần và An hoặc trực tiếp, Duy đã nhận hối lộ 2,8 tỷ của 57 tổ chức, cá nhân.

Cần sử dụng 6 tài khoản, nhận hối lộ số tiền 2,73 tỷ đồng giúp cho Duy và nhiều TTGT khác. An sử dụng 2 tài khoản và nhận tiền mặt giúp cho Duy, tổng cộng 349 triệu đồng. Tâm đã nhận hối lộ là 411 triệu đồng của 13 tổ chức cá nhân.
Dương Minh Tâm bị cáo buộc nhận hối lộ số tiền 411 triệu đồng của 13 tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, Tâm còn chỉ đạo cho cấp dưới thu tiền của một số cá nhân, doanh nghiệp. Võ Hoàng Anh nhận 536 triệu đồng của 32 tổ chức, cá nhân. Nguyễn Trần Lưu nhận 26 triệu đồng của 2 tổ chức, cá nhân. Lý Hoàng Minh đã nhận 239 triệu đồng.
Thủ đoạn của các TTGT thông qua “cò”, nhận trực tiếp hoặc qua trung gian, qua tài khoản hoặc nhờ người khác đứng tên tài khoản nhận hối lộ với số tiền rất lớn. Có trường hợp cán bộ TTGT nhận tiền hàng tháng, theo chuyến xe, nhận tiền để không cân xe, không kiểm tra xe…

Khi nhà xe nộp tiền vào tài khoản, “cò” trực tiếp rút tiền mặt hoặc chuyển lòng vòng rồi rút tiền đưa cho TTGT. Hoặc trực tiếp TTGT sử dụng tài khoản, trực tiếp rút tiền. Nhiều nhà xe không chịu nộp tiền “bảo kê”, thì bị TTGT thuê “cò”, xe ôm ngày đêm theo dõi để kiểm tra, gây khó dễ và buộc phải chung chi.

Vợ chánh toà hình sự Gia Lai bị giết !

Vợ chánh tòa hình sự Gia Lai bị sát hại
zing news | 19:26 24/03/2017


http://news.zing.vn/vo-chanh-toa-hinh-su-gia-lai-bi-sat-hai-post731380.html
 Người dân phát hiện thi thể vợ chánh tòa hình sự TAND Gia Lai dưới giếng nên báo cơ quan công an. Lực lượng chức năng bắt giữ Nguyễn Thanh Tùng - được cho là nghi can gây ra vụ án.
Tối 24/3, trung tá Trần Ngọc Anh, Trưởng phòng tham mưu (Công an tỉnh Gia Lai) xác nhận bà Phạm Ngọc Diệp (37 tuổi, ngụ xã Ia Blang, huyện Chư Sê - vợ chánh tòa hình sự TAND tỉnh) bị sát hại chiều cùng ngày.

Theo trung tá Anh, cơ quan chức năng đã bắt giữ Nguyễn Thanh Tùng (ngụ cùng địa phương) được cho là nghi can gây ra vụ án mạng.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 13h cùng ngày, người dân phát hiện thi thể bà Diệp tại một chòi rẫy ở thôn 6, xã Ia Blang nên trình báo cơ quan chức năng.

Ảnh:Hiện trường nơi phát hiện thi thể bà Diệp. Ảnh: CTV.
Nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và khoanh vùng để điều tra.

Đến chiều cùng ngày, cơ quan điều tra xác định Tùng là nghi can gây ra vụ án nên tiến hành bắt giữ.

Bước đầu, tại cơ quan điều tra, Tùng đã thừa nhận giết bà Diệp tại 1 địa điểm khác rồi đưa thi thể đến chòi rẫy trên.

Một người thân nạn nhân cho biết gia đình mất liên lạc với bà Diệp từ ngày hôm trước. Người thân và hàng xóm đi tìm nhưng không được.

Sau khi khám nghiệm tử thi, cơ quan điều tra đã bàn giao thi thể nạn nnhân cho gia đình lo hậu sự.

 Ảnh: Khu vực xảy ra sự việc. Ảnh:

Dân Bình Định tố quan tỉnh cướp đất !

Kính gởi ông TRƯƠNG HÒA BÌNH _ phó thủ tướng chính phủ!
Kính gởi ông TRẦN HỒNG HÀ _ bộ trưởng bộ TN MT_



Kính gởi cộng đồng quan tâm chia sẻ!  
Ngày-23 -3- 2017 tại bộ TN MT  Nhân dân tỉnh BÌNH ĐỊNH đã được phó thủ tướng Trương Hòa Bình   chỉ đạo theo thông báo số 206 / TB _ VPCP ngày 29_7_2016  chỉ đạo bộ TN MT Phối hợp với UBND tỉnh BÌNH ĐỊNH cùng với thanh tra chính phủ kiểm tra rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân! 
Vào ngày 30_8_ 2016 bộ TN MT có cử tổ công tác do ông Phan Hồng Mai chuyên viên thanh tra bộ TN MT làm trưởng đoàn!
 Gồm có ông NGUYỄN XUÂN NOÃN thanh tra chính phủ!
-ông nguyễn văn Lành  chuyên viên thanh tra bộ TN MT Đã gạo tỉnh BÌNH ĐỊNH làm việc với nhân dân chúng tôi, qua buổi làm việc nhân dân chúng tôi phát hiện tổ công tác này , không điều tra xử lý vụ việc, không làm rõ nội dung đơn tố cáo của công dân, và có tính cách bao che cho UBND tỉnh Bình Định!
 Chúng tôi đã làm đơn phản ánh ông PHAN HỒNG MAI và tổ công tác làm việc không công khai minh bạch!
 Thì vào ngày  1_ 12 _2016 bộ TN MT lại tiếp tục cử tổ công tác do ông LÊ QUỐC TRUNG chánh thanh tra bộ TN MT làm trưởng đoàn và ó ông PHAN HỒNG MAI và ông LÊ VĂN DŨNG trưởng phòng tiếp dân bộ TN MT tiếp tục làm việc với nhân dân chúng tôi lần thứ hai về việc kiểm tra nội dung đơn khiếu nại tố cáo của công dân! Nhưng ông LÊ QUỐC TRUNG đã cố tình bao che sai phạm của tỉnh Bình Định!
Cho đến ngày hôm nay mà bộ TN MT không có kết quả điều tra và không có kết luận giải quyết khiếu nại tố cáo , không có văn bản nào trả lời cho nhân nhân chúng tôi!
 Hôm nay nhân dân chúng tôi tiếp tục đến Bộ TN MT yêu cầu bộ trưởng bộ TN MT ông TRẦN HỒNG HÀ phái trình thủ tướng để xử lý đơn tố cáo của công dân!
 Qua hai lần làm việc mà bộ TN MT vẫn kiên quyết bao che tham nhũng đất đai ở tỉnh Bình Định, bao che cho ông HỒ QUỐC DŨNG  chiếm đoạt  đất của nhân dân! 
Qua sự việc nhân dân chúng tôi kính đề nghị thủ tướng chính phủ chỉ đạo xử lý  đơn tố cáo ông HỒ QUỐC DŨNG chủ tịch UBND tỉnh BÌNH ĐỊNH theo quy định của pháp luật!

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Danh sách quan chức Việt Nam bị áp dụng chế tài Nhân quyền

BPSOS: Hoàn tất danh sách 168 nhân vật để đề nghị chế tài. 

Theo thông tin của BPSOS, tổ chức này đã hoàn tất 6 hồ sơ với danh sách tổng cộng gồm 167 giới chức và viên chức chính quyền Việt Nam, và 1 chủ nhân tập đoàn doanh nghiệp, để vận động chính quyền Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu.

“Đây là 6 hồ sơ ưu tiên mà chúng tôi sẽ sử dụng cho các đợt vận động từ giờ đến cuối năm,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết. “Chúng tôi chọn những hồ sơ mà chính Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoặc các định chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã xác minh và do đó tính khả tín không là vấn đề.”

Theo Ông, BPSOS đã chắt lọc thông tin từ trên 100 hồ sơ do tổ chức này nộp cho Liên Hiệp Quốc và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong hơn 3 năm qua. Ông cũng cho biết là cả 6 hồ sơ này đã được chuyển cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 17 tháng 3 vừa qua.

Trong danh sách 168 nhân vật, có 5 giới chức thuộc chính quyền trung ương và 38 giới chức lãnh đạo cấp tỉnh. Số còn lại gồm các viên chức thừa hành cấp tỉnh hay lãnh đạo cấp địa phương. Ngoài ra có một người đứng đầu một tập đoàn doanh nghiệp liên quan đến việc chính quyền dùng bạo lực để cưỡng chế đất của một xứ đạo Công Giáo năm 2010.

“Tuần này chúng tôi bắt đầu chuyển số 6 hồ sơ này đến các vị dân biểu và thượng nghị sĩ vốn quan tâm đến tình trạng đàn áp nhân quyền ở Việt Nam,” Ts. Thắng nói.

Theo Luật Magnitsky Toàn Cầu, danh sách chế tài có thể do một số uỷ ban của Hạ Viên hay Thượng Viện Hoa Kỳ đề nghị với Tổng Thống; hoặc Cục Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động của Bộ Ngoại Giao cũng có thể lập danh sách đề nghị.

Theo Ts. Thắng, nội trong tháng 4 sẽ có một buổi họp báo ở Quốc Hội Hoa Kỳ để mở đầu cuộc vận động việc áp dụng Luật Magnitsky Toàn Cầu đối với VIệt Nam và một số quốc gia.

“Dịp này chúng tôi sẽ công bố danh sách đợt đầu và sẽ có nhiều đợt công bố tiếp theo,” Ts. Thắng giải thích. “Cũng sẽ có một số tên tuổi mà chúng tôi không công bố -- đó là những người có thể có tài sản ở Hoa Kỳ, vì chúng tôi không muốn họ tẩu tán tài sản trong trường hợp chính quyền Hoa Kỳ quyết định niêm phong số tài sản này.”

Cao điểm của cuộc vận động sẽ là Ngày Vận Động Cho VIệt Nam, sẽ được tổ chức vào cuối tháng 6. Hàng năm, từ 500 đến trên 800 người Mỹ gốc Việt từ trên 30 tiểu bang đổ về Quốc Hội Hoa Kỳ để cùng nhau vận động các vị dân biểu và thượng nghị sĩ của mình về các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Cuộc vận động hàng năm này, do BPSOS tổ chức từ năm 2012, đã góp phần đáng kể cho việc thông qua Luật Magnitsky Toàn Cầu vào cuối năm ngoái.

“Sau cuộc tổng vận động này của người Mỹ gốc Việt, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động chung với các tổ chức nhân quyền lớn của Hoa Kỳ cho đến cuối năm,” Ts. Thắng cho biết.

Ngoài ra, Ông cho biết là hôm qua, 21 tháng 3, Ông đã họp với nhóm người đang vận động cho Luật Magnitsky Toàn Cầu ở Canada.  Tại buổi họp này, xảy ra ở Washington DC, Ông bàn thảo với các người phối hợp của cộng đồng Bắc Âu và Trung Hoa ở Canada về kế hoạch thúc đẩy cho luật này được thông qua trong những tuần sắp đến.

“Chúng tôi bàn về việc tổ chức một cuộc họp báo ở Quốc Hội Canada vào đầu tháng 4, và cũng bàn đến việc chia sẻ hồ sơ thủ phạm để sử dụng chung ở cả 2 quốc gia”, Ts. Thắng nói.

Một dự luật tương tự có thể sẽ được Quốc Hội Anh Quốc thông qua cuối tháng 3 này.

Bài liên quan:

Vận động chế tài giới chức chính quyền Việt Nam: đã bắt đầu
http://www.machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1189-2017-02-12-01-30-12.html

Áp dụng Luật Magnitsky Toàn Cầu lên Việt Nam: Cập nhật về tiến trình lập hồ sơ
http://www.machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1196-2017-03-08-16-25-08.html

Đoàn Thị Hương bị con trai cựu dại sứ Bắc triều tiên dụ dỗ giết người .

Với vốn tiếng Việt lưu loát, con trai của một cựu đặc sứ Bắc Triều Tiên tại Việt Nam đã dụ dỗ được Đoàn Thị Hương tham gia vụ ám sát ông Kim Jong Nam, anh trai của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un, truyền thông quốc tế cho biết hôm 22/3.


Hương - sát thủ. 

Nghi phạm Ri Ji-hyon, 33 tuổi, là con trai của cựu đại sứ Bắc Triều Tiên tại Hà Nội. Ri đã sống tại Việt Nam khoảng 10 năm. Trước đó vào tháng 11/2009, Ri đến Đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Việt Nam làm việc khoảng 1 năm với tư cách là một nhà ngoại giao tập sự. Ngoài ra, Ri còn là một thông dịch viên. Tờ Yonhap nói với vốn tiếng Việt lưu loát, Ri đã thuyết phục được Đoàn Thị Hương tham gia giết ông Kim Jong Nam.

Đoàn Thị Hương và Siti Aishah, người Indonesia, bị buộc tội giết ông Kim Jong Nam bằng cách bôi chất độc thần kinh VX vào mặt ông, khi ông đang chờ chuyến bay tại phi trường Kuala Lumpur, Malaysia, hôm 13/2, giết chết ông này chỉ sau khoảng 20 phút. VX là một loại hóa chất bị Liên Hiệp Quốc xếp loại là vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Ri Ji-hyon là một trong bốn nghi phạm Bắc Triều Tiên đã trốn khỏi Malaysia vào ngày ông Kim Jong Nam bị ám sát. Cả 4 người đều được cho là đã trở về Bình Nhưỡng.

Cảnh sát Malaysia đã công bố danh sách 8 người Bắc Triều Tiên bị tình nghi có liên quan đến vụ sát hại ông Kim Jong Nam. Ngoài những nghi phạm đã trốn khỏi Malaysia, cảnh sát nước này tin có 3 nghi phạm đang ẩn náu trong Đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Kuala Lumpur, trong đó có nhà ngoại giao Hyon Kwang-song.

Ri và Ri Jae-nam, một nghi phạm Bắc Triều Tiên khác, 57 tuổi, được cho là đã đến Việt Nam hồi tháng 12 năm ngoái để tìm một người Việt tham gia âm mưu giết ông Kim Jong Nam.

Hãng tin Yonhap trích dẫn các nguồn tin cho biết nhóm này đã có một chuyến đi Campuchia cùng với Hương để diễn tập, điều mà Hương tin là một trò chơi truyền hình nhưng kết cục lại là một vụ ám sát.

Đài truyền hình Nhật NHK cho biết O Jong-gil, một nghi phạm Bắc Triều Tiên 55 tuổi, có lẽ là Bí thư thứ hai tại Đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Indonesia.

Nữ nghi phạm Indonesia cũng đã diễn tập ở một nơi khác tại Campuchia sau khi bị thuyết phục tham gia vào âm mưu giết ông Kim Jong Nam. Tin cho hay ông O cũng là một người thông thạo tiếng Indonesia.

Hai nữ nghi phạm bị bắt tại Malaysia đều khai rằng họ tưởng đang tham gia vào một trò chơi khăm trên truyền hình. Nhưng cảnh sát Malaysia nói hai nghi can biết rõ việc họ làm và đã đi rửa tay ngay sau khi sát hại ông Kim Jong Nam vì biết đó là chất độc.

Theo Yonhap, IB Times

VOA. 

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Tham nhũng xử người chống tham nhũng !

Hôm nay phe tham nhũng mở toà xử Người chống tham nhũng Trần Minh Lợi.
 Phe tham nhũng vụ cho ông Lợi là " đã hối lộ người của ngân hàng khi vay tiền của ngân hàng "!!! 

Thật nực cười vì ở Đấy nước này ai đi vậy ngân hành mà không phải hối lộ cho nhân viên hay cán bộ ngân hàng, chỉ có kẻ khờ mới chưa biết chuyện này. 

Phiên toà dự kiến xử hết ngày 23/3/2017. Phe tham nhũng thường có sẵn án bỏ túi và có sẵn luật rừng trong tay. Chúng muốn xử ta sao là tuỳ, không có ai kiểm soát chúng cả, thật tồi tệ cho cái Đất nước có đám tham nhũng cướp quyền này ! 

Cán bộ nhân hàng trả lời luật sư khiến cả toà cười ồ !

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Vũ nhôm - Mafia Đà Nẵng !

Kỳ 1: Mafia Vũ Nhôm thao túng Đà Nẵng như thế nào ?

Vũ " nhôm" - Mafia tại Đà Nẵng.

Dư luận và người dân Đà Nẵng rất buồn khi gần đây, tin tức xấu về thành phố này liên tục xuất hiện. Thế nhưng nhiều người không biết rằng vài năm trở lại đây, chính quyền và quyền lực thành phố này sau thời ông Nguyễn Bá Thanh đã rơi vào một bàn tay nhớp nhúa - bàn tay mafia của tay Phan Văn Anh Vũ, tên thường gọi là Vũ Nhôm.


Vũ Nhôm hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79, tay này đi đâu cũng khoe mình là người của Tổng Cục 5 Bộ Công An (đây chỉ là tự khoe, chưa có xác nhận từ BCA), là người nhà của một quan chức cao cấp.

Điều khiến Vũ Nhôm nổi tiếng chính là vì khả năng thao túng thị trường của tên này rất đáng sợ. Trước đây thời ông Bá Thanh, Vũ Nhôm từng làm mưa làm gió, chuyên vẽ ra các dự án và xin đất Nhà nước. Cách làm của Vũ Nhôm là sau khi được phê duyệt dự án, đa phần đất nhà nước cấp, y lại sang nhượng để kiếm chênh lệch. Những doanh nghiệp mới vào Đà Nẵng nếu qua tay Vũ Nhôm sẽ được hứa hẹn nhiều thứ, nếu không qua tay Mafia này, dự án rất khó được xét duyệt.

Dưới thời Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ, chiếc vòi bạch tuột của Vũ Nhôm bị chùn xuống khi vị bí thư liêm chính xuất thân từ nhà giáo đã ra tay chặt bớt các dự án trùm mền của Vũ Nhôm. Ông Trần Thọ vốn dĩ xuất thân đi lên từ thấp đến cao dưới thời ông Bá Thanh, bản thân sống bình dị, không có nhu cầu tiền bạc nên khiến Vũ Nhôm căm ghét. 

Cũng chính thời điểm Bí thư Trần Thọ sắp về hưu, Vũ Nhôm đã làm một chuyện dơ bẩn khi thuê phóng viên Báo Tuổi Trẻ viết phóng đại về mảnh đất được cấp cho con gái Bí Thư Trần Thọ. Thực chất cả Thành ủy Đà Nẵng lúc bấy giờ đều biết mảnh đất này rất nhỏ, là đất cấp tái định cư khi giải phóng mặt bằng. Đây là việc đền bù như tất cả dự án khác trong cả nước. Thế nhưng, Vũ Nhôm mượn báo chí làm to chuyện nhằm đánh vào uy tín của ông Trần Thọ - người rất dũng cảm chặn đứng nhiều phi vụ thao túng đất vàng tại Đà Nẵng của Vũ Nhôm trước đó. Rất may mắn là rất nhiều người biết rõ tất tần tật về ông nhà giáo Trần Thọ này, dù báo chí bươi móc cỡ nào thì sự thật vẫn là sự thật, ông Trần Thọ vẫn đường đường chính chính về hưu trong sự tôn kính của mọi người 1 năm sau đó, vì ông không sai phạm.

Dưới thời Chủ tịch UBND Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, ông Thơ đã thể hiện đúng trí tuệ của một người kế nhiệm ông Bá Thanh và ông Trần Thọ. Bản thân làm việc nghiêm túc và chính trực, Chủ tịch Thơ kiên quyết không đánh đổi quyền lợi TP vào tay các doanh nghiệp mafia như Vũ Nhôm, vốn dĩ tranh giành đất vàng để "trùm mền" bán chênh lệch kiếm lời. Cũng chính vì vậy ngay từ đầu năm 2017, khi đỉnh điểm phi vụ Vũ Nhôm muốn thôn tính khu đất Cục Hải Quan TP. Đà Nẵng - khu đất vàng tại số 252 Bạch Đằng lộ rõ, lãnh đạo UBND TP đã kiên quyết bác việc này. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn khi UBND TP Đà Nẵng bác việc giao khu đất vàng này, chỉ đạo từ một quan chức cao cấp đã lệnh phải điều chuyển khẩn cấp ông Việt Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng về làm Trưởng Ban Tuyên giáo Thành Ủy.

Sau ông Dũng bị đánh văng, Vũ Nhôm càng ngày càng huênh hoang, tuyên bố sẽ bứng luôn ông Huỳnh Đức Thơ khỏi ghế Chủ tịch TP. Quá khủng khiếp, một tay doanh nghiệp đã lộ rõ bàn tay mafia. Thế nhưng, người tính không bằng trời tính, âm mưu của tay mafia mượn oai hùm của người khác đâu dễ dàng gì ! Hiện các cụ quan chức và các vị cách mạng lão thành đã liên kết, quyết đập tan một thế lực mafia muốn thao túng kinh tế toàn TP. 

Việc bôi nhọ Chủ tịch Thơ cũng lộ rõ là một chiêu trò đê hèn của Vũ Nhôm. Một số cổ phiếu trong gia đình ông Thơ nắm giữ còn không bằng những cán bộ thông thường hay mấy ông phóng viên nhà báo. Cũng qua sự việc này, giới phóng viên Đà Nẵng cũng quá chán ngán phóng viên của Báo Vietnamnet, nhận đặt hàng của Vũ Nhôm để viết dơ bẩn về ông Thơ.

Mời đón đọc kỳ 2: Chân dung tay mafia và mối nguy họa của TP. Đà Nẵng

 Công Lý 

Biểu tình tại Kỳ Anh Hà tĩnh chặn Quốc lộ .

Dân Kỳ Anh Hà tĩnh sáng nay đã mang lưới và thuyền thúng ra chặn Quốc lộ để biểu tình, các lực lượng của nhà cầm quyền đã đàn áp đánh đập người dân. 

 Theo người dân tại hiện trường đưa tin trực tiếp trên mạng Facebook cho biết rằng :  Công an và cảnh sát cơ động đã đánh đập người dân bất kể già trẻ trai gái trong cuộc biểu tình sáng nay 21.03.2017 tại xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Có bà già đã bị đánh té ngất xỉu và nhiều người bị đập vào đầu, tay, chân. Công an thường phục đã bóp cổ và lôi một số đông người dân đi chỗ khác

Nguồn hình: dân tại hiện trường : 

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Công an Dak Nong dùng luật rừng ?

XÉT XỬ "LUẬT SƯ KHÔNG THẺ" TRẦN MINH LỢI.


Ngày 22/3/2017 Tòa án tỉnh Đắk Nông sau 02 lần hoãn xử sẽ đưa vụ án "Lợi dụng ảnh hưởng người khác để trục lợi. Đưa và nhận hối lộ" ra xét xử.

Trong vụ án này VKS tỉnh Đắk Nông sẽ đưa 03 nhóm tội ra xét xử với 07 bị cáo bị truy tố sau đúng 01 năm điều tra với hơn 4200 bút lục hồ sơ vụ án trên địa bàn hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông thuộc khu vực Tây nguyên.

Trần Minh Lợi bị bắt khi đang tố cáo hàng loạt các vụ án "đình đám" liên quan đến cán bộ tiêu cực, nhũng nhiễu ở Tây nguyên. Các vụ án dang dở đó các luật sư vẫn tiếp tục bảo vệ nhân dân. (Xem trên FB Trần Minh Lợi)

Tôi và 06 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo Trần Minh Lợi bị truy tố hành vi "Đưa hối lộ" trong hai vụ án ở hai tỉnh  khác nhau, nhưng tỉnh Đắk Nông lại tự nhập vào làm một vụ án để truy tố mà không có căn cứ pháp luật tố tụng.

Trần Minh Lợi nổi tiếng ở Tây Nguyên như là một "Luật sư không thẻ" ông giúp nhiều người dân trong khiếu nại tố cáo, tranh chấp ở các tỉnh Tây Nguyên. Mọi người dân biết tiếng ống và tự tìm đến ông nhờ giúp đỡ về pháp luật, đơn từ, đại diện...cho họ trong các vụ việc.

Qua các vụ việc ông Lợi phát hiện nhiều biểu hiện, chứng cứ các cán bộ tiêu cực nhưng nhiều, do đó ông đã âm thầm hướng dẫn người dân thu thập chứng cứ, nhằm mục đích để tố cáo những cán bộ hành dân, vòi vĩnh tiêu cực. Theo thống kê danh sách các vụ việc ông Lợi đã làm, thì có tới gần 50 cán bộ bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự...trên địa bàn Tây nguyên, đặc biệt là huyện Cư Kuin là nhiều nhất.

Liên quan đến vụ án đánh bạc tại Đắk Min - Đắk Nông, một người dân tới nhờ ông giúp thu thập bằng chứng để tố cáo một số cán bộ Công an huyện Đắk Min vòi tiền chạy tại ngoại.

Ông Lợi đã hướng dẫn người dân cách ghi âm, ghi hình để thu thập nhằm mục đích tố cáo cán bộ vòi vĩnh trong vụ án "Đánh bạc" chạy tai ngoại.
Trước đó, Cũng giống như vụ án ở Đắk Min, vụ án "Đánh bạc" xảy ra năm 2014 tại huyện Cư Kuin - Đắk Lắk người dân cũng nhờ ông Lợi thu thập bằng chứng để tố cáo điều tra viên Hoàng Đình Nam tiêu cực chạy tại ngoại cho các đối tượng bị bắt. Những người dân và ông Lợi đã phanh phui tiêu cực chạy án thành công, và cán bộ điều tra Hoàng Đình Nam bị khởi tố tội "Nhận hối lộ". Vụ án Hoàng Đình Nam nhận hối lộ đã được xét xử.

Hai vụ án chạy tại ngoại ở hai tỉnh giáp nhau đều do người dân báo và nhờ ông Lợi giúp thu thập chứng cứ tố cáo cán bộ tiêu cực, ông Lợi không cơ vụ nào trực tiếp đi thu thập chứng cứ, mà chỉ hướng dẫn giúp người dân tố cáo tiêu cực , đồng thời ông viết đơn tố cáo giúp người dân tới cơ quan chức năng để xử lý hành vi vi phạm của cán bộ tiêu cực.

Vụ án ở huyện Chư Kuin xảy ra trước huyện Đắk Min và cùng một hình thức "Vòi vĩnh nhận tiền" chạy tại ngoại, nhưng vụ án ở huyện Đắk Min thì sau khi người dân tố cáo tiêu cực cùng các bằng chứng "nhận tiền" lại bị Công an tỉnh Đắk Nông khởi tố bắt cán bộ công an huyện, đồng thời bắt luôn những người tố cáo và bắt ông Lợi với vai trò giúp sức cho người tố cáo "Đưa hối lộ".

Quá trình điều tra Cơ quan điều tra đã thu hết tài liệu chứng cứ 05 thùng hồ sơ tài liệu, máy tính... tất cả các vụ án ông giúp dân để làm rõ. Cơ quan điều tra phát hiện ông có hành vi đưa 50 triệu cho cán bộ tín dụng Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk trong hồ sơ vay tín dụng 1,8 tỷ đồng, của chính gia đình ông khi thế chấp nhà và đất ở. Chúng tôi đã kiến nghị cơ quan điều tra trả lại tài sản, giấy tờ có giá, hồ sơ vụ án không liên quan đến hành vụ án bắt giữ ông Lợi. qua 03 tháng điều tra Công an mới giao trả hết các tài liệu này.

Việc vay vốn năm 2013 tại phòng giao dịch Đại Lộc khi làm thủ tục ông đã phát hiện cán bộ tính dụng "Vòi vĩnh" tiêu cực, đòi tiền mới giải ngân. Ông Lợi đã âm thầm ghi âm,ghi hình để nhằm mục đích tố cáo tiêu cực trong lĩnh vực vay tín dụng ăn chặn tiền của người dân. Sau khi có chứng cứ đầy đủ hành vi nhận tiền của cán bộ tín dụng ông đã tố cáo cán bộ lên Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk. Vụ việc được lãnh đạo ngân hàng giải quyết yêu cầu trả lại ông Lợi tiền 50 triệu, và viết giấy cam kết với ông Lợi không tái phạm. Hai cán bộ bị kỷ luật. Nhưng cán bộ tín dụng lại Tố cáo lại ông Lợi ra Công an tỉnh Đắk Lắk ông Lợi có hành vi tống tiền cán bộ tín dụng khi có chứng cứ ghi âm cán bộ tiêu cực vòi tiền vay tín dụng.
Quá trình điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk kết luận việc cán bộ tín dụng tố cáo ông Lợi có hành vi "Cưỡng đoạt tài sản" là không có căn cứ.

Công an tỉnh Đắk Nông khi bắt ông Lợi cùng toàn thể hồ sơ tài liệu lại khởi tố ông Lợi hành vi đưa hối lộ cho cán bộ tín dụng 50 triệu năm 2013 nhập vào cùng vụ án đưa hối lộ để chạy tại ngoại để truy tố ông Lợi tới đây.

Kết quả điều tra của Công an tỉnh Đắk Nông đã kết luận. Việc tố cáo ông Lợi có hành vi "Cưỡng đoạt tài sản" là không có căn cứ và sai sự thật.

Từ anh hùng chống giặc nội xâm thành bị cáo. Hỏi còn ai dám chống tiêu cực nữa hay không ?.

Quá trình bào chữa cho ông Lợi một năm qua, chúng tôi gặp rất nhiều người dân được ông Lợi đã và đang giúp đỡ. Với họ "ông Trần Minh Lợi là anh hùng chống tham nhũng tiêu cực ở Tây nguyên" và không bao giờ nhận tiền của người dân đồng bào Tây nguyên.

FB  Nguyễn Văn Quynh

Băng nhóm nào hủy diệt Đà Nẵng ?

Nguyễn Trung Dân: 

Chính quyền Thành phố Đà Nẵng vừa làm cuộc kiểm tra xây dựng trái phép trên núi Sơn Trà do Công ty CP biển Tiên Sa đã xây dựng mà thời gian qua gây nên phản ứng bất bình của người dân cả nước! Qua kiểm tra cho thấy, đã có hơn 30 móng bê tông các nhà biệt thự đã được hoàn thành. Cả dự án chưa được cấp phép đầu tư, chưa có hồ sơ xác định tác động, ảnh hưởng môi trường, chưa được chấp nhận quy hoạch toàn dự án, chưa có giấy phép xây dựng công trình... quan trọng hơn hết là chưa được cấp đất để thực hiện dự án.

Mà cần phải biết là dự án nằm trong khu vực rừng cấm Sơn Trà! Đây là loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã được kiểm đếm và Thủ tướng chính phủ đã có quyết định quy hoạch tổng thể kế hoạch đến năm 2025 sẽ trở thành công viên quốc gia. Điều này có nghĩa là ai động đến Sơn Trà phải xin phép Chính phủ, được Thủ tướng cấp phép, chứ Chính quyền Đà nẵng không được cấp phép, quy hoạch bất kỳ khu du lịch, khách sạn nào nếu không được Thủ tướng chính phủ đồng ý.

Vậy mà con lạc đà đã qua được lỗ trôn kim. Không một giấy tờ gì cho phép, Công ty Tiên Sa vẫn ngang nhiên phá rừng ở quy mô lớn, để xây nên hơn 30 móng bê tông hoàn chỉnh cho một khu du lịch ngay trên núi Sơn Trà ở điểm nhìn ra Vịnh biển Tiên Sa, có thể nói là khu vực đẹp nhất nhì của cả bán đảo này!

Câu rất dễ hỏi (và biết) ngày nay là ai đã chống lưng cho Cty này làm một cách vô pháp, vô thiên như vậy?

Cũng cần nói là khu vực này nếu sau khi Cảng sâu Đà Nẵng được dời ra Liên Chiểu theo quy hoạch (và đã bắt đầu khởi động) thì nơi đây sẽ trở nên vô giá. Vô giá về du lịch khi cảng này biến thành cảng cho tàu khách du lịch cập vào. Khu xây trái phép này nhìn thẳng ra cảng và cảng du lịch này sẽ là sân trước của khu khách sạn này! Và ghê gớm hơn là "tầm nhìn" về đất. Khi cảng hàng hoá dời đi thì ai cũng hiểu, đất đai mênh mông của các kho hàng bến bãi... sẽ là miếng ăn ngon mà thế lực nào cũng phải thèm thuồng!

Vậy thì khách sạn mà không chỉ, hay không phải khách sạn, mà là đất vàng của vịnh Tiên Sa này sắp biến thành tiền bạc cho ai có thẩm quyền (thống nhất quản lý). Vậy thì ai chống lưng cho Cty này là bừa, làm không phép, chắc chắn là không đơn giản!

Chính quyền Đà Nẵng đã ra lệnh ngừng xây dựng công trình này. Nhưng dừng để chờ cấp phép hay phải dừng để đập bỏ như khu biệt phủ ở chân đèo Hải Vân (Liên Chiểu) của một tướng Công An? Không được nghe thông tin về việc xử lý xây dựng trái phép này như thế nào nhưng có các vấn đề cần được đặt ra:

1/. Ai cũng biết đợt phá rừng Sơn Trà đưa máy cưa xẻ vào năm 2016 đã bị khởi tố (nhưng đến nay vẫn chưa biết xử thế nào) và có 5 kiểm lâm bị kỷ luật. Vậy nay không chỉ phá rừng mà còn bạt đồi, xẻ núi làm nhà, biệt thự thì có khởi tố hay không? Và có ông bà chính quyền nào (thống nhất quản lý) phải xem xét trách nhiệm hay không?

2/. Tạm dừng để cấp phép cho tồn tại hay bắt buộc phá dỡ như đã làm ở biệt phủ Hải Vân.

3/. Cần truy cứu ai, thế lực nào đã bảo kê cho một Cty nhỏ, mới toe thành lập để làm cái việc phá rừng, xây dựng không phép... Mà Cty này đã có lễ khởi công khá hoành tráng lúc bắt đầu làm công trình này chứ chẳng dấm dúi, núp lén gì cả.

Chính quyền địa phương đã để đến tình trạng như hiện tại mà cho rằng họ không cho vào, nên không kiểm tra được thì quả đã bất lực, vô hiệu để quản lý, có nên tiếp tục làm nhà nước thống nhất quản lý không?

Dầu trễ vẫn hơn, đình chỉ việc làm phá hoại Sơn Trà này, chính quyền Đà nẵng đã làm rất đúng, nhưng chỉ dừng đã đủ, đã đúng chưa? Những biện pháp nửa vời không đủ sức răn đe ai và càng chứng tỏ sự nể vì, sợ hãi thế lực nào đó có thể chi phối việc quản lý của chính quyền. Thời gian qua, Đà Nẵng đã nổi lên khá nhiều chuyện chưa có lời đáp, với chuyện xây dựng tại Sơn Trà, thêm một chuyện để làm người dân có dịp so sánh hình ảnh của anh Bá Thanh với sự phát triển của Đà Nẵng. 


Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Ma fia Tàu tại Đường sắt Việt nam ?

Tổng công ty ĐSVN: Sai phạm thẩm quyền quyết định đầu tư, “ép công ty con” mua tàu Trung Quốc đắt gấp đôi tàu đóng tại Việt Nam

Chủ nhật , 19/03/2017, 19:01 PM

Tổng công ty ĐSVN: Sai phạm thẩm quyền quyết định đầu tư, “ép công ty con” mua tàu Trung Quốc đắt gấp đôi tàu đóng tại Việt Nam(Tieudung24h.vn) - Chưa thỏa mãn với “cơn khát” tàu Trung Quốc, sau khi dự án mua hụt tàu cũ tạm lắng xuống, thì một dự án mua tàu mới lại tiếp tục được Tổng công ty Đường sắt VN vội vã thực hiện. Đó là dự án mua 4 ram tàu (một ram gồm 15 toa xe) của Trung Quốc.

Lập kỷ lục nhanh nhất thời gian phê duyệt 

Thực tế việc mua tàu Trung Quốc không có gì xấu, vì ngành đường sắt Trung Quốc đã có một quá trình phát triển lâu đời mà ngành đường sắt Việt Nam cần phải học hỏi nhiều. Tuy nhiên vấn đề chúng tôi muốn đề cập ở đây là những mối hoài nghi về tính minh bạch và thực tiễn khi thực hiện dự án tàu mới hiện đại của Trung Quốc này.

Theo chỉ đạo của Tổng công ty đường sắt VN, trong giai đoạn năm 2016-2017, Công ty TNHH MTV Vận tải đường sắt Sài Gòn và Công ty TNHH MTV Vận tải đường sắt Hà Nội (hiện cả 2 công ty này đã chuyển đổi thành công ty cổ phần) phải bảo đảm tiến độ các dự án mua 4 ram tàu được sản xuất bằng công nghệ hiện đại của các nước công nghiệp phát triển.

Cụ thể, Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn sẽ mua 2 ram tàu (30 toa) chở khách hoạt động tuyến TP.HCM – Nha Trang. Tương tự, Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội mua 2 ram tàu (30 toa) chở khách hoạt động tuyến Hà Nội – Vinh. 

Mô tả ảnh
Tờ trình  nghiên cứu khả thi dự án được ký ngày 30/12/2015. Chỉ sau một ngày (31/12/2015), chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty đường sắt VN Trần Ngọc Thành ký quyết định phê duyệt dự án này!

Trong các văn bản chỉ đạo của Tổng công ty đường sắt VN không hề nêu các công ty con sẽ mua 4 ram tàu của nước nào. Tuy nhiên, vào tháng 7/2015 một lãnh đạo Tổng công ty đường sắt VN làm trưởng đoàn đã cùng với lãnh đạo hai “công ty con” là Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn và Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội đáp máy bay sang Trung Quốc để khảo sát, tìm hiểu nhà máy đóng toa tàu tại đây.

Chuyến tham quan này chẳng khác nào “mẹ” đã định hướng các “con” phải đặt mua toa tàu của Trung Quốc. Bởi trong chuyến tham quan này là “mẹ” và đối tác đã ký biên bản ghi nhớ để xúc tiến các bước tiếp theo của dự án mua 4 ram tàu này.  

Ngay sau chuyến đi Trung Quốc, “công ty mẹ” đã đẩy nhanh việc triển khai dự án mua các toa tàu. Giữa tháng 8/2015, Tổng công ty đường sắt VN ban hành hai quyết định phê duyệt đề cương dự toán lập dự án đầu tư “Đoàn tàu mới vận chuyển hành khách trên tuyến đường sắt Sài Gòn – Nha Trang và Hà Nội –Vinh”.

Ngày 30/12/2015, ông Ngô Cao Vân - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty đường sắt VN trình Hội đồng thành viên Tổng công ty về việc hai “công ty con” đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “ mới đoàn tàu khách nhẹ cao cấp chạy tuyến Sài Gòn - Nha trang và Hà Nội – Vinh.

Và thật nhanh chóng, chỉ một ngày sau (ngày 31/12/2015) chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty đường sắt VN Trần Ngọc Thành ký quyết định phê duyệt nghiên cứu báo cáo khả thi dự án cho cả hai công ty con, dự kiến thực hiện ngay trong năm 2016-2017. “Việc lãnh đạo Tồng công ty đường sắt Việt Nam nhanh chóng ký quyết định phê duyệt dự án mua 4 ram tàu này đã lập kỷ lục về thời gian nhanh nhất giải quyết hồ sơ của Tổng công ty. Trong khi đó, rất nhiều công việc khác của Tổng công ty rất cần làm ngay thì thường bị “treo” hoặc chìm vào quên lãng!”, một cán bộ ngành đường sắt cho hay.

“Ép” mua với giá đắt gấp đôi đóng mới tại Việt Nam

Mô tả ảnh
Ảnh chụp quyết định phê duyệt nghiên cứu báo cáo khả thi dự án của Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn.

 chúng tôi có được, tổng mức đầu tư mua 4 ram tàu (60 toa) của Trung Quốc có giá lên đến 1.200 tỷ đồng. Một bài toán “tiền đâu?” để mua 4 ram tàu trị giá 1.200 tỷ đồng khiến cả 2 “công ty con” không tìm ra lời giải. Bởi, số tiền 1.200 tỷ đồng này xấp xỉ bằng vốn điều lệ của cả 2 công ty này cộng lại.

Trong báo cáo gửi Tổng công ty đường sắt VN, 2 công ty con cho biết các ngân hàng đưa ra điều kiện vay vốn rất ngặt nghèo, gồm: có tài sản đảm bảo cho khoản vay, phương án kinh doanh hiệu quả và đặc biệt là phải có vốn đối ứng 30% tương đương 360 tỷ đồng, trong khi đó nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2016 của các công ty con đã không đủ thì lấy đâu ra khoản 360 tỷ đồng đó?

Nếu ngân hàng chấp nhận cho vay để mua toa tàu này, khi đưa vào kinh doanh cũng chắc chắn bị lỗ. “Bởi vì mỗi công ty phải vay ngân hàng 600 tỷ đồng. Như vậy, với lãi suất 10%/năm mỗi công ty trả lãi vay gần 60 tỷ đồng/năm cộng chi phí khấu hao tài sản trong 15 năm (40 tỷ/năm) thì mỗi công ty phải kiếm lãi 100 tỷ đồng/năm. Trong khi đó, các doanh nghiệp vận tải đường sắt này chỉ có lãi 20 -30 tỷ đồng/năm”, một cán bộ trong ngành đường sắt khẳng định.

Trước những khó khăn trên, 2 “công ty con” này đã kiến nghị “công ty mẹ” cho tạm dừng dự án này. Tuy nhiên, Tổng công ty đường sắt VN vẫn yêu cầu Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn và Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội phải tiếp tục thực hiện dự án theo nghị quyết 07-16/NQ-HĐTV của hội đồng thành viên ký ngày 28/4/2016;  các đơn vị phải báo cáo tiến độ thực hiện, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp thực hiện để hoàn thành dự án.

Mô tả ảnh
Ảnh chụp Khuyến nghị của Kiểm soát viên gửi lãnh đạo ngành đường sắt Việt Nam.

Cũng trong thời điểm này, một Kiểm soát viên (thuộc Ban Kiểm soát Tổng công ty đường sắt VN) đã phát hiện ra những sai phạm về thẩm quyền quyết định đầu tư dự án mua 4 ram tàu này. Theo đó, thẩm quyền quyết định có mua 4 rau tàu này hay không thuộc về Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn và Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội chứ không thuộc thẩm quyền của Tổng công ty đường sắt Việt Nam. Kiểm soát viên này đã có bản Khuyến nghị về “Trình tự, thủ tục đầu tư dự án” gửi lãnh đạo Tổng công ty.

Rất may, sau đó trước áp lực của dư luận và tính thiếu khả thi của dự án, cuối cùng Tổng công ty đường sắt VN đành “bỏ cuộc”, đồng ý rút dự án nghìn tỷ này bằng Nghị quyết 12-16 (31/8/2016).

Mô tả ảnh
Phó GĐ Công ty CP Xe lửa Dĩ An - Nguyễn Hữu Hoán (bên trái) trao đổi cùng tác giả trên toa tàu chất lượng cao "5 sao" mà công ty đang hoàn thiện Ảnh: Kim Dung. 

Mô tả ảnh
Nhưng toa tàu "5 sao" này do Công ty CP Xe lửa Dĩ An đóng mới với 90% tỷ lệ nội địa có giá khoảng 10 tỷ đồng/toa.

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thi ngày 16/3, lãnh đạo Công ty CP Xe lửa Dĩ An cho biết: "Đơn vị đã đóng mới toa tàu khách trong nước với tiêu chuẩn nhẹ hơn toa xe hiện tại từ 3-6 tấn. Các toa tàu có thiết bị hiện đại, đồng bộ, tiện nghi. Trên mỗi khoang giường nằm đều có chuông báo kết nối với tiếp viên phục vụ toa. Khu vực rửa mặt có tay nắm treo khăn mặt, nước rửa tay, giấy khô lau tay và máy sấy tay tự động… Ghế ngồi có thể ngả ra thành giường, có chỗ để chân, giường nằm và thành vách sử dụng vật liệu composite, khung thép cường lực. Chi phí đóng mới các toa xe này khoảng 10 tỷ đồng/toa xe, chỉ bằng 50% chi phí mua toa xe của Trung Quốc. Các toa tàu này có tỷ lệ nội địa hóa đạt trên 90%. Hiện các toa tàu này đang được sử dụng tuyến Sài Gòn – Nha Trang, được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa đánh giá rất cao trong chuyến thị sát tối 9/3 vừa qua”.

Điều gì sẽ xảy ra nếu như dự án này thực hiện “trót lọt”? Chắc chắn nó sẽ là một “thảm họa” kinh tế cho ngành đường sắt và có khả năng đem lại tai họa như vụ tàu Hoa Sen năm 2007 Vinashin mua gần 1.500 tỷ đồng, ngay sau đó các cơ quan chức năng xác định lỗ  500 tỷ đồng,  để lại nợ nần vì hoạt động không hiệu quả.

Hà Nam - Thành Nguyên

Hàng ngàn người tiếp tục biểu tình đuổi Formosa

Vào sáng ngày 19.03.2017, tại Giáo phận Vinh, hơn 6000 bà con giáo dân đến từ các giáo xứ: Phú Yên, Mành Sơn, Cẩm Trường đến giáo xứ Song Ngọc hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho các nạn nhân chịu thảm họa hủy diệt môi trường do Formosa xả thải.


Thánh lễ do cha JB Nguyễn Đình Thục, Quản xứ giáo xứ Song Ngọc, cha Antôn Đặng Hữu Nam, Quản xứ giáo xứ Phú Yên và cha Fx. Phan Đình Giáo, Quản xứ giáo xứ Cẩm Trường dâng thánh lễ.
Các Giáo xứ khác đang tiếp tục kéo đến ủng hộ.

P/s Tin, ảnh trên trang Tin Mừng Cho Người nghèo.