Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Tử hình tên Nguyễn Tấn Dũng và Võ kim Cự !

Tôn Sĩ Nghị - Lê Chiêu Thống, Formosa - Võ Kim Cự

Phạm Đình Trọng (Danlambao) - ...Từ Hà Tĩnh chạy ngược chạy xuôi ra Hà Nội, sang Đài Bắc, đôn đáo rước đại họa Formosa về đầu độc giống nòi, tàn phá quê hương, hành động của Võ Kim Cự ở đầu thế kỷ 21 hoàn toàn giống như hành động của Lê Chiêu Thống cuối thế kỷ 18 từ Kinh Bắc tất tả chạy sang Bắc Kinh phủ phục trước Càn Long vua nhà Thanh, xin Càn Long đưa quân sang chiếm Đại Việt rồi đích thân Lê Chiêu Thống dẫn Tôn Sĩ Nghị đưa 29 vạn quân Thanh tràn qua biên giới vào chiếm Thăng Long... Lịch sử Việt Nam mãi mãi khắc tên Lê Chiêu Thống là tên bán nước ô nhục. Còn Võ Kim Cự rước Formosa về đầu độc biển Việt Nam tàn phá đất nước Việt Nam, diệt chủng giống nòi Việt Nam thì được đảng cộng sản Việt Nam đưa vào Quốc hội của đảng!...

*

Tập đoàn Formosa là một tập đoàn công nghiệp Đài Loan nhưng hoạt động sản xuất chỉ biết có lợi nhuận, không đầu tư vốn khắc phục hậu quả độc hại do dây chuyền sản xuất tạo ra đã gieo chết chóc cho con người và hủy diệt sự sống tự nhiên trong môi trường.

Chính người dân Đài Loan tháng 5.2010 đã công bố bức thư chỉ ra tám tội ác của Formosa:

1. Đặt lợi nhuận cao hơn sự sống của con người.

2. Đẩy sự sống trái đất vào cảnh khốn cùng.

3. Biến dòng sông lớn nhất Đài Loan khô cạn vì đã hút 345.000 tấn nước mỗi ngày.

4. Đầu độc bầu trời và lá phổi của sự sống.

5. Trái đất đang ấm lên còn thải thêm nhiều chất độc làm trái đất càng nóng lên mau lẹ.

6. Di họa ô nhiễm nguồn nước và không khí sẽ kéo dài trong hàng thiên niên kỷ.

7. Di họa rác thải công nghiệp sẽ gây họa đến 10 thiên niên kỷ sau.

8. Formosa là một tập đoàn nói dối, không thực hiện đúng cam kết với người dân.

Năm 2009, tổ chức Vì Môi Trường Ethecon, Đức, đã trao giải Hành Tinh Đen cho ông chủ tập đoàn Formosa FPG, Formosa Plastics Group, với bản hạch tội:

Lịch sử của FPG gắn liền với những tai họa về xã hội và môi trường trên phạm vi toàn cầu:

- Lợi dụng xu thế quốc tế đang chối bỏ các sản phẩm PVC vì thuộc tính nguy hại cố hửu của chất này, FPG càng đẩy mạnh sản xuất PVC và trở thành nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm này, thậm chí coi thường cả việc cấm một số sản phẩm PVC tại Đài Loan.

- Năm 1998 FPG bị bắt quả tang khi định xả 3000 tấn rác độc tại vùng cảng biển Sihanoukville của Campuchia.

- FPG thường xuyên để xảy ra các tai nạn sản xuất gây chết người, nhiều vụ nổ ở mức sát thảm họa buộc phải di tản dân chúng.

- FPG nằm trong nhóm 10 thủ phạm gây ô nhiễm lớn nhất tại Đài Loan, gây ra 25% trên tổng số khí nhà kính do Đài Loan phát ra.

- Thái độ coi thường luật pháp, môi sinh và hòa bình, cộng đồng và quyền con người của FPG có thể thấy rõ trong một ví dụ tại Delaware, Hoa Kỳ.

Và tổ chức Vì Môi Trường Ethecon dõng dạc Tuyên án: Các người chống lại nhân loại và môi trường vì tính ích kỷ, lòng tham lam vô độ, bất chấp cả luật pháp và đạo đức. Các người xứng đáng được bêu dương.

Với tội ác chống sự sống, chống loài người như vậy, Formosa đi đến đâu cũng bị xua đuổi. Là đại họa của sự sống tự nhiên, đại họa của giống nòi dân tộc, Formosa đã bị xua đuổi ở Mỹ, ở Ấn Độ nhưng một chức sắc đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên trung ương đảng, Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh Võ Kim Cự đã thậm thụt tiếp xúc với Formosa, thậm thụt chạy thủ tục hành chính để rước đại họa Formosa về Hà Tĩnh với tốc độ của đội quân nhà Thanh được Lê Chiêu Thống dẫn đường từ Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu rầm rập tiến vào xâm lược nước ta cuối thế kỷ 18.

Từ Hà Tĩnh chạy ngược chạy xuôi ra Hà Nội, sang Đài Bắc, đôn đáo rước đại họa Formosa về đầu độc giống nòi, tàn phá quê hương, hành động của Võ Kim Cự ở đầu thế kỷ 21 hoàn toàn giống như hành động của Lê Chiêu Thống cuối thế kỷ 18 từ Kinh Bắc tất tả chạy sang Bắc Kinh phủ phục trước Càn Long vua nhà Thanh, xin Càn Long đưa quân sang chiếm Đại Việt rồi đích thân Lê Chiêu Thống dẫn Tôn Sĩ Nghị đưa 29 vạn quân Thanh tràn qua biên giới vào chiếm Thăng Long.

Cuối năm 1788 Tôn Sĩ Nghị cùng 29 vạn quân Thanh vào Thăng Long chưa kịp gây tội ác thì đầu năm 1789 đã bị vua Quang Trung của nước Nam đốc thúc quân Đại Việt đánh tan tác, thây lính Thanh chất thành gò thành đống ở kinh kỳ Thăng Long, từ Ngọc Hồi đến Đống Đa, xác quân Thanh xâm lược trôi nghẽn cả dòng sông Hồng.

Lịch sử Việt Nam mãi mãi khắc tên Lê Chiêu Thống là tên bán nước ô nhục. Còn Võ Kim Cự rước Formosa về đầu độc biển Việt Nam tàn phá đất nước Việt Nam, diệt chủng giống nòi Việt Nam thì được đảng cộng sản Việt Nam đưa vào Quốc hội của đảng!

20.07.2016

Phạm Đình Trọng

Cảnh sát môi trường và sở tài nguyên môi trường Hà tĩnh ăn hại !

Vụ chôn lấp chất thải của Formosa: Nếu 100 tấn chất thải này nguy hại, lỗi không phải do chúng tôi" (!)


Trong hợp đồng xử lý chất thải có ghi rõ, chất thải phải được chở đến các khu xử lý rác thải trong tỉnh Hà Tĩnh đã được Sở Tài nguyên & Môi trường (TN-MT) cấp phép. Nhưng phía Công ty Môi trường - Đô thị lại đưa lên một trang trại để chôn lấp.

Chiều ngày 12/7, báo chí đã có cuộc làm việc với ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Công ty Môi trường – Đô thị thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Tại buổi làm việc, ông Hòa khẳng định hơn 100 tấn chất thải trên chỉ là bùn bánh, một loại chất thải được Formosa vét lên từ cống rãnh, mương thoát trong khu công nghiệp, sau đó phơi khô cho vào bao đi chôn lấp.

Ông Hòa đưa ra văn bản, cụ thể ngày 11/12/2015, Chi cục Bảo vệ môi trường đã tiến hành lấy 4 mẫu chất thải rắn từ Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS). 4 mẫu chất thải này gồm: 2 mẫu bùn ép từ xưởng xử lý nước thải công nghiệp, 2 mẫu bùn than lò cốc và tro than cốc tại xưởng luyện cốc. Theo kết quả phân tích ngày 25/12/2015 của Viện Khoa học và công nghệ môi trường - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, các thông số phân tích của 2 mẫu bùn ép từ xưởng xử lý nước thải đều có giá trị thấp hơn và nằm trong ngưỡng chất thải nguy hại.

Các thông số phân tích của 2 mẫu bùn than cốc và tro than cốc tại xưởng luyện cốc của Công ty FHS đều có giá trị thấp hơn và nằm trong ngưỡng chất thải nguy hại, tính theo Hàm lượng tuyệt đối cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.

Văn bản này cho biết, từ kết quả phân tích trên cho thấy, bùn ép từ xưởng xử lý nước thải công nghiệp và tro than cốc, bùn than cốc từ lò cốc số 1 xưởng luyện cốc của Công ty FHS là chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Trước vấn đề dư luận nghi ngại đây không phải chất thải thông thường, ông Hòa cho biết: “Nếu sau này kết quả phân tích 100 tấn bùn trên có chứa chất nguy hại thì lỗi không phải do công ty chúng tôi mà là lỗi do kết quả phân tích trên văn bản” (!).

Trước đó, về vấn đề này, ông Võ Tá Đinh, Giám đốc Sở TN-MT Hà Tĩnh cho biết, chưa từng có bất cứ văn bản nào khẳng định đó là chất thải không gây hại như lời ông Hòa nói.

Một điểm đáng lưu ý nữa là trong bản hợp đồng giữa Công ty Môi trường - Đô thị Kỳ Anh với Formosa thể hiện rõ yêu cầu phía công ty phải chở chất thải đến xử lý ở các khu xử lý rác thải của Hà Tĩnh đã được Sở TN-MT cấp phép; phải cho bên A đến hiện trường kiểm tra để tìm hiểu phương thức và địa điểm xử lý bùn bánh; nghiêm cấm tự ý vứt bỏ hoặc xử lý không đúng với quy định trong hợp đồng.

Tuy nhiên trên thực tế, Công ty Môi trường - Đô thị thị xã Kỳ Anh lại đem chất thải lên trang trại để chôn lấp.

Về vấn đề này, ông Hòa thanh minh đây chỉ là chất thải thông thường, không độc hại nên có thể sử dụng để làm phân bón trồng cây (?).

Một vấn đề khác là trước đó, các cấp chính quyền địa phương cũng như người dân cho biết trang trại này là của ông Hòa. Tuy nhiên sau sự việc, ông Hòa khẳng định trang trại này là của ông Lê Thanh Hải, anh trai ông Hòa.

Hiện mẫu kiểm tra được gửi tới Viện Công nghệ môi trường - Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên Việt Nam để phân tích.

( Theo DT ) http://dantri.com.vn/xa-hoi/neu-100-tan-chat-thai-nay-nguy-hai-loi-khong-phai-do-chung-toi--20160713070914872.htm

Dân oan Thủ thiêm bị công an đàn áp, tử tử vì bức xúc.

Tại sao một người tự thắt cổ cho đến chết lại bị gần 100 an ninh, công an bám sát, theo dõi và bảo vệ? Từ lúc nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện quận 2, chết tại bệnh viện Gia Định, rồi đưa xác về nhà lại bị an ninh, các đoàn thể và quần chúng tự phát túc trực phúng viếng và đưa đi hỏa táng. Sau cùng tự nhận tro cốt và quản lý?

Thưa, nạn nhân là anh Nguyễn Hùng Thái, con ruột bà Lê Thị The, địa chỉ A1/3G, đường Lương Định Của, khu phố 1, phường Bình An, quận 2, Sài Gòn. Điện thoại 0122 514 5122.

Năm 2011, gia đình anh Thái bị thu hồi nhà đất, bị áp gía đền bù khoảng hơn 2 triệu cho 1 mét vuông, theo Nghị định 22/CP năm 1998 để lập Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Mặc dù theo Quyết định số 367/TTg ngày 04/06/1996 của Thủ tướng Chính Phủ về “Phê duyệt quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm" thì nhà đất của gia đình anh Thái không bị ảnh hưởng.

Mãi tới ngày 31/3/2015, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1395/QĐ-UBND về phê duyệt dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc (khu chức năng số 3 và số 4) và hoàn thiện đường trục Bắc - Nam.

Quyết Định 3345/QĐ-UBND ngày 08/7/2015 UBND thành phố Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Hữu Tín phó Chủ tịch ký ban hành về việc giao đất cho Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc, thì đất của gia đình anh Thái không nằm trong ranh khu đô thị mới Thủ Thiêm, mà nằm trong khu dân cư phía Bắc, phân lô, bán nền, gần 200.000.000 VNĐ/1m2

Bà Lê Thị The là đại diện chính của 63 hộ dân, hiện đang cương quyết khiếu nại và tố cáo việc chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ Lê Thanh Hải dùng bàn tay sắt để cướp nhà và đất của trên 3000 hộ dân, nằm ngoài ranh quy hoạch đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại đồ án tỷ lệ 1/5000 kèm theo Quyết định số 367/TTg ngày 04/06/1996 của Thủ tướng Chính Phủ.

Bà The và 63 hộ dân quyết tử, không còn gì để mất, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng và tài sản của mình, kiên trì đi tố cáo, khiếu nại và kêu cứu khắp thành phố và từ Nam ra Bắc, kiên quyết, bền chí tới cùng, thậm chí đã phải đổ máu, để có được Thông Báo 119. Nay, chính quyền không thực hiện đối thoại theo tinh thần Thông Báo 119 thì làm sao chịu để cho nó lừa, né tránh bằng một buổi tiếp dân, để câu giờ.

Thông báo 119 gởi bà Lê Thị The và 39 công dân đại diện cho 63 hộ dân, thành phố phải tổ chức đối thoại để giải quyết khiếu nại, có sự chủ tri của các Cơ quan TW, phải minh bạch, công khai; lập biên bản và kết luận ngay tại buổi đối thoại. Vì người dân khiếu nại và tố cáo việc UBND TP HCM cố tình vi phạm pháp luật, cố tình vi phạm chủ trương của đảng để phá vỡ quy hoạch, cướp đất của dân ngoài quy hoạch để tham nhũng suốt 20 năm nay.

Qúa bức xúc, nên vào sáng ngày 18 tháng 6 năm 2016, anh Thái đã cự cãi với những người thi công, sau đó bị khoảng chục người của chủ dự án đánh đập anh Thái dã man, gây thương tích nhiều chỗ. Khi công an đến lại không bảo vệ dân mà lại bênh vực chủ dự án, nên anh Thái quá phẫn uất mà vào nhà khóa cửa, tự thắt cổ cho đến chết.

Sẽ tường thuật chi tiết thêm. Tại sao chính quyền lại sợ thi thể bất động của người đã khuất?

 Hoang Binh 

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Nghệ an, công an ăn cướp và khủng bố dân như Í S.

Bạo hành đối với dân lành và dân tộc !!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 247 (15-07-2016)
 Tối ngày 09-07-2016, 50 “chiến sĩ công an chống phản động” tỉnh Quảng Bình hí hửng chia nhau 8 Smartphone, 3 điện thoại thường, vàng bạc, đồng hồ, ngoại tệ và tiền mặt, tổng trị giá gần 110.000.000 VNĐ, chưa kể 6 bộ quần áo nam còn mới. Đó là “chiến lợi phẩm” thu được sau cuộc tấn công bất ngờ “đám phản động” gồm 6 nam và 2 nữ đang trên đường đến Cửa Lò để dự một đám cưới ngày hôm đó. Ngoài việc chia nhau chiến lợi phẩm, “các chiến sĩ” còn khoe tài đã tung bao nhiêu đòn tay, đòn chân, đòn gậy trí mạng vào đầu, vào bụng đám “kẻ thù của nhân dân, của đảng, của chế độ” và lột trần bọn chúng! Những đòn đã tung ra với tất cả sự căm hờn (do đảng truyền lực) để trả thù cuộc biểu tình ngày 07-07-2016 của đồng bọn và đồng đạo chúng tại Cồn Sẻ Quảng Bình, để đánh cho tan tác “tổ chức phản động” của chúng mang tên “Hội Anh em Dân chủ”, để chặn trước những cuộc biểu tình vì môi trường mà chúng dự tính sẽ tổ chức tiếp để gây rối loạn xã hội, để răn đe chúng đừng có giở trò hí hửng trước phán quyết e rằng sẽ bất lợi cho đại đồng chí Trung Quốc tại tòa án quốc tế về Biển đông vào ngày 12 tháng 07.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

Formosa - chính quyền Việt nam quản lý yếu kém

NV: Formosa đổ lỗi làm cá chết cho chính quyền Việt Nam

ĐÀI BẮC (NV) – Một viên chức cấp cao Tập đoàn Formosa dẫn các quy định của Việt Nam để nói họ không gây thảm họa cá biển chết dọc 4 tỉnh miền Trung mà đẩy trách nhiệm lại cho nhà cầm quyền Việt Nam.

Theo tờ Đài Bắc Thời Báo (Taipei Times) hôm 13 Tháng 7, ông Hồng Phú Nguyên (Hong Fu-yuan) chủ tịch của Tập Đoàn Nhựa và Sợi Formosa FPG (Formosa Plastics Group) đưa ra các dẫn chứng để nói rằng hai loại hóa chất (bị cáo buộc là họ đã dùng) làm cho cá biển chết tại khu vực gần nhà máy luyện gang thép của họ ở Hà Tĩnh “đều nằm bên dưới mức chuẩn cho phép” của nhà cầm quyền Việt Nam.

Theo ông này, hai xét nghiệm về các mẫu nước lấy tại 6 địa điểm trên biển gần cảng Vũng Áng, nơi đặt nhà máy luyện gang thép Formosa) vào các ngày 23 tháng 4, 2016 và 5 tháng 5, 2016 cho thấy mức độ hóa chất phenol đo được bên dưới 0.001 milligrams/lít, tức bên dưới mức cho phép theo chuẩn của nhà cầm quyền Việt Nam là 0.03 milligrams/lít. Đồng thời, nồng độ của cyanide là dưới 0.004 milligrams/lít tức là bên dưới mức 0.01 milligrams/lít mà Việt Nam ấn định.

“Người ta có thể dùng các con số này để phán xét xem chất thải do nhà máy (Formosa Hà Tĩnh) xả ra đã làm cá biển chết hàng loạt hay không,” ông Hồng Phú Nguyên nói trên tờ Đài Bắc Thời Báo.

Như vậy, theo ông này, nhà máy gang thép ở Vũng Áng đã không làm gì trái với các quy định về xả chất thải do nhà cầm quyền Việt Nam ấn định.

Sau khi chính phủ CSVN cho họp báo ngày 30 tháng 6, 2016 công bố nguyên nhân cá biển chết suốt dọc 4 tỉnh miền Trung Việt Nam từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên- Huế, nói Formosa “nhận trách nhiệm” gây ra thảm họa cũng như chấp nhận bồi thường $500 triệu, đây là lần đầu tiên người ta thấy một viên chức cấp cao của tập đoàn này lên tiếng về vụ việc.

Không đủ thuyết phục

Cũng trong bài báo trên thuật lời bà Lâm Nhân Huệ (Lin Jen-hui) tổng thư ký Hội Thẩm Phán Môi Trường bình luận rằng những dữ liệu do ông Hồng Phú Nguyên đưa ra không đầy đủ, vì chúng thiếu những dẫn chứng căn bản như các vị trí được phối hợp lấy mẫu nước để xét nghiệm cũng như ai đã thực hiện các xét nghiệm đó.

Tập đoàn Formosa “chỉ tiết lộ kết quả xét nghiệm hai loại hóa chất trong khi còn nhiều loại hóa chất khác cũng được sử dụng. Điều đó cho thấy những dữ liệu mà ông ta đưa ra không đủ thuyết phục,” bà Huệ nói.

Theo bà này, lời tuyên bố của Formosa không đi đôi với những lời nhận trách nhiệm gần đây là đã làm ô nhiễm môi trường và đề nghị bồi thường $500 triệu.

“Nếu tập đoàn Formosa tin rằng họ bị kết tội oan uổng, tại sao họ lại xin lỗi và đề nghị bồi thường $500 triệu?” Bà Huệ hỏi như vậy và nói tập đoàn Formosa nên công bố kết quả cuộc điều tra của phía nhà cầm quyền Việt Nam.

Formosa bị xác nhận là thủ phạm gây ra thảm họa cá chết trắng biển là kết luận của nhà cầm quyền Việt Nam tại cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 30 tháng 6, 2016, khi thảm họa này sắp tròn ba tháng. Theo đó, nước do Formosa thải ra tại khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa nhiều độc tố như phenol, cyanide, chúng kết hợp với nhiều loại hóa chất khác, tạo thành phức hợp theo dòng hải lưu đến tận Thừa Thiên-Huế làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt.

Sau thảm họa, ngày 25 tháng 6, 2016, Formosa đã hoãn khai trương lò luyện thép số 1. Tuy nhiên trong tương lai, nếu Formosa chính thức hoạt động và xả tới 45,000 mét khối nước thải/ngày đúng như mức mà Bộ Tài Nguyên-Môi Trường của Việt Nam cho phép thì tầm vóc của thảm họa kế tiếp sẽ lớn gấp nhiều lần. Nói cách khác, không bao giờ loại trừ được khả năng Formosa có thể tạo ra một thảm họa mới khiến cá chết trắng suốt 3,000 cây số bờ biển chạy dọc Việt Nam.

Tại cuộc họp báo hôm 30 tháng 6 nói trên, song song với việc xác định Formosa là thủ phạm gây ra thảm họa cá chết, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường của Việt Nam thừa nhận, Việt Nam có đặt ra tiêu chuẩn (Tiêu Chuẩn 52), kiểm soát 12 thông số của gang thép, đồng thời xác lập một số quy chuẩn, trong đó có Quy Chuẩn 40 về nước thải công nghiệp với yêu cầu cao hơn Tiêu Chuẩn 52. Tuy nhiên đối với nước do Formosa thải ra, Việt Nam chỉ áp dụng Tiêu Chuẩn 52 dù “Tiêu Chuẩn 52 không bao quát!”

Viên bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường của Việt Nam thú nhận chính quyền Việt Nam “chưa tiên liệu được các chất thải của Formosa” và hệ thống quan trắc mà Việt Nam đòi hỏi ở Formosa “không quan trắc được phenol, cyanide” thành ra “pháp luật còn lỗ hổng,” kể cả lỗ hổng “không giám sát trong quá trình thử nghiệm.”

Ngày 16 tháng 6, ba dân biểu của Quốc Hội Đài Loan và đại diện một số tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó có Liên Minh Theo Dõi và Thực Thi Công Ước về Nhân Quyền, Hiệp Hội Luật Sư Môi Trường, Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân và Cô Dâu Việt Nam ở Đài Loan đã tổ chức một cuộc họp báo, đề nghị chính quyền Đài Loan phải điều tra xem Formosa có lên quan đến thảm họa cá chết tại Việt Nam hay không (?).

Cuộc họp báo công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa cá chết trắng bờ biển bốn tỉnh phía Bắc miền Trung không đề cập đến trách nhiệm cá nhân của bất kỳ viên chức nào, kể cả những kẻ từng thẳng tay vứt các đề nghị giao Vũng Áng cho hải quân vì có núi cao che chắn, có độ sâu, độ rộng thích hợp để tiếp nhận cả hàng không mẫu hạm, dễ tổ chức tiếp liệu nên giúp gia tăng khả năng bảo vệ vịnh Bắc Bộ, gia tăng khả năng kiểm soát hoạt động lưu thông cả trên bộ lẫn trên biển từ miền Nam và miền Trung ra miền Bắc Việt Nam, để đặt Vũng Áng vào tay Formosa, cho dù điều đó đã được cảnh báo liên tục là có khả năng tạo ra đủ thứ nguy cơ đối với cả quốc phòng lẫn kinh tế.

Chỉ có Formosa xin lỗi chính quyền và nhân dân Việt Nam kèm cam kết bồi thường $500 triệu. Sẽ không có truy cứu trách nhiệm hình sự bất kỳ ai vì theo ông Mai Tiến Dũng – bộ trưởng, chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ – thì Việt Nam chỉ “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại.”

Trong cuộc họp báo công bố thủ phạm và nguyên nhân gây ra thảm họa cá chết, chính quyền Việt Nam chỉ xác định “Formosa đã để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,” chứ không xác định Formosa đã vi phạm các qui định về bảo vệ môi trường của Việt Nam hay xả nước có độc tố sai với giấy phép đã cấp. Trong thảm họa cá chết, khi “pháp luật còn lỗ hổng” trong việc tiên liệu-kiểm soát nước thải của Formosa thì Formosa sẽ trả $500 triệu bồi thường như thế nào?

Hiện dư luận tại Việt Nam đang chú ý đến hàng trăm tấn chất thải rắn được nhà máy Formosa đưa đi chôn lấp không những tại nhiều địa điểm ở Hà Tĩnh mà còn cả ở tỉnh khác. Chúng độc hại đến đâu, chưa có kết luận nhưng ít nhất, người ta hiểu là có sự dấm dúi của một số viên chức ở một số cấp với Formosa để đổ bất hợp pháp chất thải công nghệ. (TN/GĐ)

https://anhbasam.wordpress.com/2016/07/17/9182-formosa-do-loi-lam-ca-chet-cho-chinh-quyen-viet-nam/