Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Lý Nhân Hà Nam - dân nổi lên chống bọn bảo kê cát tặc.

Clip bạo Loạn ở Lý Nhân, Hà Nam: Người dân đứng lên chống bọn bảo kê cát tặc : 

https://www.youtube.com/watch?v=jQiBN1dDhuk
https://www.youtube.com/watch?v=6U-qVxjPi4k




Một video quay lại cảnh đụng độ giữa những người dân xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam với lực lượng cảnh sát cơ động được đưa lên mạng ngày 30/08/2016. Nhiều người dân đa số là phụ nữ đội nón lá đã ném đất đá về phía CSCĐ.

Nguyên nhân được cho là do người dân bức xúc về việc các tàu hút cát ven sông Hồng từ lâu làm sạt lở bờ kè và đất đai sản xuất nông nghiệp của bà con.

Theo báo Pháp luật Việt Nam đưa tin, việc khai thác cát đã diễn ra từ lâu. Năm 2013 UBND tỉnh Hà Nam cấp giấy phép hoạt động cho ba công ty khai thác cát trên địa bàn xã và Công ty TNHH xây dựng và đầu tư Phúc Lợi Hà Nội (thuộc Bộ NN&PTNT). Công ty Phúc Lợi dưới danh nghĩa nạo vét, cải tạo sông Hồng nhưng lại hoạt động khai thác cát “rầm rộ” cả ngày lẫn đêm.

Một người dân cho biết: “Không những các công ty khai thác hoạt động vào ban ngày mà còn cả buổi đêm. Đã nhiều lần tôi và nhân dân trong thôn đánh trống khua chiêng để đuổi nhưng không ăn thua. Việc hút cát đã làm các con rồng, trụ đá gia cố đê kè sông Hồng bị lún và nước cuốn trôi. Theo tôi được biết, tiêu chuẩn được phép nạo vét và khai thác cát cách bờ gần nhất là 197m, còn xa bờ thì 215m. Nhưng khi họ nạo vét và khai thác cát, có nhiều hôm dân chúng tôi thấy các tàu hút cát cách bờ 20m làm đất nông nghiệp của người dân bị sụp lún”.

Do bức xúc trước những hành động nạo vét, hút cát của Công ty Phúc Lợi Hà Nội, ngày 3/1/2016 có hơn 100 người dân đã ra tận văn phòng đại diện của công ty đóng trên địa bàn đòi ngừng mọi hoạt động nạo vét, hút cát. Sau đó bị nhân viên công ty mang can xăng 20 lít và bình ga ra đe dọa. Hậu quả ông Trần Đăng Trào bị té xăng vào mắt nên bị bỏng giác mạc độ 2 phải cấp cứu tại bệnh viện mắt tỉnh.

Trước đó, vào ngày 17/04/2016, người dân đã đánh chìm một chiếc tàu đang hoạt động ở đây.

Khai thác cát là việc hái ra tiền. Theo tính toán của giới kinh doanh vật liệu, giá cát hiện nay trên thị trường là 70 đến 80.000 đồng/1m3. Bình quân mỗi chiếc xe tải chở được 10 m3 cát. Nếu một ngày có 100 chuyến ra khỏi bãi là đã thu về hàng trăm triệu đồng.

Việc khai thác cát, nạo vét ... phải do bộ TNMT, NN, GTVT và chính quyền hoạch định, cấp phép, xử lý. Khai thác ở đâu, bao lâu, như thế nào? Người dân bức xúc phản đối là lại đưa CSCĐ về đàn áp là sao?

Ba Sam


3 nhận xét:

  1. Các công ty khai thác cát trên địa bàn đã được cấp phép hoạt động thì việc làm của họ là hoàn toàn hợp pháp. Việc họ được khai thác ở đâu, bao lâu, như thế nào thì có giấy phép quy định rõ, không phải người dân muốn xem là họ sẽ trình ra cho xem được. Nếu người dân thấy có vi phạm thì phải ghi lại hoạt động sai trái đó rồi gửi cho cơ quan chức năng để kiểm tra, xử lý. Chứ không phải người dân lại phản ứng kiểu côn đồ, đánh chìm chiếc tàu cát hàng tỉ đồng của người ta một cách vô lí, còn ném đất đá về phía lực lượng cảnh sát gây thương tích như vậy.

    Trả lờiXóa
  2. Việc họ được khai thác ở đâu, bao lâu, như thế nào thì có giấy phép quy định rõ, không phải người dân muốn xem là họ sẽ trình ra cho xem... Nếu thấy có vi phạm, người dân phải ghi lại hoạt động sai trái đó rồi gửi cho cơ quan chức năng để kiểm tra, xử lý, chứ không phải gây sự kiểu chợ búa, đánh chìm chiếc tàu cát hàng tỉ đồng của người ta một cách vô lí, còn ném đất đá về phía lực lượng cảnh sát gây thương tích như vậy.

    Trả lờiXóa
  3. Người dân không nên có những hành động chống đối tấn công người thi hành công vụ, nếu người dân có vướng mắc gì thì nên gửi ý kiến đến cơ quan chức năng để nhận được sự giải quyết, nếu có hành vi sai phạm thì cơ quan chức năng sẽ giải quyết thấu đáng, hành vi của người dân là vi phạm pháp luật.

    Trả lờiXóa