Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Hà nội - phụ nữ nhịn đẻ 2 ngày vì thiếu nước !

PHỤ NỮ PHẢI NHỊN ĐẺ 2 NGÀY VÌ THIẾU NƯỚC

SVVN - 6 ngày qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội bị mất nước sau sự cố vỡ đường ống nước Sông Đà. Bệnh viên phải dừng các ca mổ trừ cấp cứu. Nhiều hình ảnh sản phụ phải "nhịn đẻ" được chia sẻ...
Những ngày qua, trên mạng xã hội đã chia sẻ nhiều hình ảnh, câu chuyện về các sản phụ phải 'nhịn đẻ' vì bệnh viện bị mất nước.

Từ thứ sáu tuần trước do sự cố mất nước khi đường ống nước Sông Đà vỡ, Bệnh viện phụ sản Hà Nội phải dùng nguồn nước dự trữ. Đến ngày 29/9, nước dự trữ hết, bệnh viện phải mua nước bên ngoài, song không thể đảm bảo đủ nhu cầu của cả bệnh viện.

Hiện cả bệnh viện và bệnh nhân đều sử dụng nước hết sức tiết kiệm. Tất cả ca mổ chủ động đều đã dừng lại. Những ca cấp cứu nặng phải chuyển tuyến trên, trường hợp nhẹ thì đưa đến bệnh viện khác tại Hà Nội có khoa sản hoặc giữ lại điều trị. Chỉ những trường hợp phải mổ cấp cứu là tiến hành ngay tại viện, và phải đảm bảo đủ nước để an toàn trong phẫu thuật.
sản phụ nhịn đẻCả bệnh viện và bệnh nhân đều sử dụng nước hết sức tiết kiệm nên việc thay và giặt giũ quần áo, ga giường... cũng bị hạn chế. Ảnh: Lệ Hà

Nhân viên y tế cũng không được tắm tại bệnh viện, để dành nước phục vụ người bệnh. Quy trình đúng là phải tắm trước khi ra về.

Chiều 30/9, bệnh viện đã đấu nước từ nhà máy nước dự trữ, hiện đã tích được gần 1/3 bể nước. Bệnh viện sẽ ưu tiên nước 24/24h cho các khoa cấp cứu, nhiễm khuẩn, mổ đẻ.

Thông tin trên nhiều trang mạng cho hay, lãnh đạo bệnh viện nói đây không phải là lần đầu bệnh viện bị mất nước do vỡ đường ống sông Đà. Tuy nhiên những lần trước bệnh viện có bể dự trữ khoảng 250 m3 nên thiếu nước hơn một ngày vẫn có thể hoạt động bình thường, sang ngày thứ ba trở đi mới trầm trọng. Những lần trước mất nước chỉ đến ngày thứ ba là có lại, song lần này cúp quá lâu, đến ngày thứ sáu.

Facebooker Tùng Lâm có người thân đang nằm trong bệnh viện kêu than: "Em tôi 3 ngày trong phụ sản chưa được đẻ rồi". Tài khoản Hy Hy viết: Nao lòng cho cái cụm từ "nhịn đẻ".

Bình luận về việc này, Facebook Hoàng Hạnh viết: "Sợ quá, tháng sau vợ mình đẻ rồi, cũng đăng ký đẻ ở viện này luôn".

Tài khoản Beeeee chia sẻ: Khổ quá! Đến bao giờ bệnh viện mới hết quá tải đây! Tài khoản Mèo Mũm Mĩm hài hước dự đoán: "Dự là đợt này nhiều bé tên Thủy".

 [HB]
Xem têm tại: http://www.phunuvietnam.com.vn/thoi-cuoc/hang-tram-san-phu-nhin-de-vi-mat-nuoc-post2690.html

4 nhận xét:

  1. Vỡ ống nước do bơm quá tải, một phần do chất lượng ống nước. Khi mà nhà máy nước Sông Đà giảm lượng nước xuống dưới 60% thì nước thiếu so với nhu cầu, người dân cũng kêu, bơm nước đủ dùng thì ống nước không chịu được. Giá nước rẻ, người dân dùng tẹt ga, dân tới thiếu nước, để người dân có ý thức thì chỉ có cách tăng tiền nước lên. Cùng với đó thì nhà máy cần có biện pháp giải quyết vấn đề đường óng để bảo đảm nước cho người dân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói thật là nhiều người có một chút tiền là sống cực kì thiếu ý thức, rõ ràng theo cái kiểu ta đây có tiền thì ta dùng mấy cũng được ấy. Mình thấy nhiều nhà ở khu mình giặt giũ hay chỉ đơn giản là rửa một bó rau thôi, mà xả nước ầm ầm, giữa 2 lần rửa không thèm tắt nước luôn, cứ để nó chảy.
      Người như vậy, nhưng đến lúc thiếu nước một tí cái là kêu ầm ầm lên, đổ lỗi này nọ đấy. Đường ống nước có vỡ thì một phần rất lớn cũng là do những người như vậy

      Xóa
  2. Thật không hiểu những vị đứng đầu của dự án nước sạch làm gì, có trách nhiệm gì trong vụ việc này, cũng như trong quá trình thi công và kiểm tra quá trình xây dựng đường ống nước sạch. Đó được coi là niềm tự hào của họ cơ mà, vậy sao niềm tự hào ấy lại thảm bại thế này? Thiết nghĩ, làm việc cho dân, mà không có cái tâm sạch, thì khó lòng mà khiến dân phục, khó lòng mà tốt nhiệm vụ của mình được. Các vị nên nghĩ lại bản thân trong tù đi.

    Trả lờiXóa
  3. Những sự việc vỡ đường ống nước sông Đà này do chất lượng ống kém là trách nhiệm của nhà máy nước sông Đà. Song một phần cũng vì ý thức sử dụng nước tràn lan của người dân làm hệ thống ống nước quá tải, không đáp ứng đủ nhu cầu cho toàn dân. Những lúc thiếu nước thì mọi người cần có biện pháp tiết kiệm nước chứ đừng ngồi đó đổ lỗi cho ai cả. Sự cố chung có ai mong muốn đâu, phải chịu khó khắc phục thôi.

    Trả lờiXóa