Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Quốc gia hạnh phúc nhất nhì Thế giới, dân tự tử hàng loạt !

news.zing.vn/Sau-thang-gan-350-nguoi-tu-tu-o-An-Giang-post454596.html




Gặp chuyện buồn, bế tắc trong cuộc sống, ghen tuông, gần 350 người tìm cách tự tử chỉ trong 6 tháng.
Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh An Giang, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh đã có 343 (163 nữ giới) trường hợp tự tử. Riêng Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang đã tiếp nhận gần 200 bệnh nhân tự tử, trong đó nam 108 trường hợp, độ tuổi nhỏ nhất là 14, lớn nhất 96. Điều may mắn, trong tổng số các trường hợp tự tử được thống kê, phần lớn các trường hợp đều được gia đình phát hiện kịp thời, đưa đi cấp cứu nên chỉ có 6 trường hợp tử vong.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Lâm Võ Hùng, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, phổ biến nhất là tình trạng tự tử bằng cách dùng thuốc ngộ độc qua đường uống, kế đó tự tử bằng cách tự đâm, treo cổ, nhảy sông… Bệnh nhân tự tử được đưa đến bệnh viện ghi nhận nhiều nhất là dùng thuốc trừ sâu. Có một số loại thuốc rất độc (diệt cỏ, motox) tỷ lệ tử vong rất cao. Thuốc diệt cỏ paraquat rất độc, không có thuốc chữa, tỷ lệ tử vong hơn 90% dù đến bệnh viện sớm. Ngoài ra, bệnh nhân còn uống thuốc dưỡng cây dưỡng lá, thuốc diệt chuột, các loại dược phẩm (thuốc an thần, paracetamol…), hóa chất (xà bông, xăng dầu, thuốc tẩy…).
Nguyên nhân tự tử chủ yếu do mâu thuẫn gia đình, ghen tuông tình ái, làm ăn thua lỗ, say rượu, chơi bài bạc, cá độ thua hết tài sản, giận hờn gia đình, giận người yêu, thất tình, bức xúc chuyện cơ quan… và nhiều nhất là tự tử do mâu thuẫn gia đình. Có trường hợp chồng ngoại tình, sợ xấu hổ, uất ức, không biết bày tỏ cùng ai đã tìm đến cái chết. Có trường hợp vợ chồng giận nhau, to tiếng, người vợ không suy nghĩ uống một hơi hết chai thuốc trừ sâu…

Dân oan Dương nội biểu tình trước bộ tài nguyên môi trường

Chiều nay dân oan Dương nội đang biểu tình tại bộ tài nguyên môi trường : 



Vào hồi 2 giờ chiều, đoàn dân oan Dương nội đã kéo đến đài truyền hình Vịt nam để biểu tình : 



Dân Dương nội yêu cầu VTV phải đưa tội ác của quân cướp đất lên truyền hình.

Cựu tướng lĩnh quân đội kiến nghị ...

20 cựu tướng lĩnh sĩ quan quân đội gởi kiến nghị lên lãnh đạo VN

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-09-04

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Kiến nghị 4 điểm của một số cựu sĩ quan quân đội, công an gửi Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ CHXHCN Việt Nam
Kiến nghị 4 điểm của một số cựu sĩ quan quân đội, công an gửi Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ CHXHCN Việt Nam
RFA files photos
Hai mươi cựu sĩ quan cao cấp trong quân đội Việt Nam vào ngày 2 tháng 9 vừa qua cùng ký tên vào một bản kiến nghị gửi cho lãnh đạo đảng và nhà nước yêu cầu thực hiện một số việc mà họ cho là cấp bách để khôi phục lại uy tín của quân đội, công an và nâng cao sức hiến đấu của lực lượng vũ trang.
Kiến nghị 4 điểm
Những người ký tên trong bản kiến nghị mới nhất như thế tại Việt Nam gồm có sáu người mang hàm từ thiếu tướng đến trung tướng, số còn lại đa phần là đại tá. Có những vị từng ký tên vào các kiến nghị cải tổ đất nước lâu nay như thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, đại tá Nguyễn Đăng Quang… Họ nhắc lại tôn chỉ ‘trung với nước, hiếu với dân’ mà họ là những người lính đã suốt đời tuân thủ. Và trước tình thế đất nước hiện nay mà họ cho là nghiêm trọng, đe dọa đến an ninh, chủ quyền và sự phát triển quốc gia nên phải lên tiếng.
Kiến nghị của 20 cựu sĩ quan Lực lượng Vũ Trang Nhân dân gửi lãnh đạo Nhà nước và chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam có 4 điểm.
Thứ nhất những vị này kêu gọi lực lượng vũ trang phải lấy nhân dân làm gốc. Quân đội và công an không được huy động vào bất cứ việc gì có hại cho nhân dân. Theo những vị ký tên thì cần phải chấm dứt ngay việc huy động quân đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với nhân dân, như trong giải tỏa đất đai, ngăn chặn những cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa. Những người ký tên yêu cầu tuyệt đối không được lạm dụng lực lượng công an vào việc đàn áp người dân vô tội chỉ vì họ yêu cầu giải quyết quyền lợi hợp pháp của họ.
Kêu gọi lực lượng vũ trang phải lấy nhân dân làm gốc. Quân đội và công an không được huy động vào bất cứ việc gì có hại cho nhân dân. Theo những vị ký tên thì cần phải chấm dứt ngay việc huy động quân đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với nhân dân
Điểm thứ hai trong bản kiến nghị là Nhà nước phải ghi nhận sự hy sinh xương máu, cống hiến của những chiến sỹ thuộc các lực lượng vũ trang trong những cuộc chiến. Đồng thời gia đình của họ cần phải được chăm sóc chu đáo. Kiến nghị cho rằng việc việc chính phủ và đảng cố tình phớt lờ cuộc chiến tranh biên giới phía bắc vào năm 1979 và những cuộc chiến giữ đảo ở Biển Đông là việc phủ nhận lịch sử, xúc phạm đến những người đã hy sinh xương máu để bảo vệ tổ quốc. Ngoài ra việc cố tỉnh phớt lờ như thế còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và quyết tâm chiến đấu của lực lượng vũ trang. Mọi sai lầm, thiếu sót trong lĩnh vực này phải được khắc phục.
Thứ ba, 20 người ký kiến nghị yêu cầu phải xác định rõ ràng và chính xác đối thủ của lực lượng vũ trang Việt Nam hiện nay. Theo họ cần phải xác định đúng kẻ thù là những thế lực có thể đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Họ yêu cầu phải thay đổi những quan niệm bảo thủ, giáo điều mà cần phải biết nắm bắt những cơ hội hợp tác với các cường quốc tiên tiến, văn minh khác.
Phớt lờ cuộc chiến tranh biên giới phía bắc vào năm 1979 và những cuộc chiến giữ đảo ở Biển Đông là việc phủ nhận lịch sử, xúc phạm đến những người đã hy sinh xương máu để bảo vệ tổ quốc
Cuối cùng, bản kiến nghị cũng lặp lại điều mà trong một vài kiến nghị, góp ý vừa qua cũng đề cập đến là việc công khai về mối quan hệ Việt Nam- Trung Quốc. Cụ thể là những ký kết, cam kết, thỏa thuận có liên quan lớn đến an ninh, chủ quyền của quốc gia. Một trong những điều cần phải làm sáng tỏ là Hội nghị Thành Đô năm 1990.
Bốn điểm kiến nghị được nêu lên nhằm mục đích được nói để khôi phục lại uy tín của quân đội và công an trong lòng người dân.
Thực tế hành xử
Thực tế về hành xử của quân đội và công an trong thời gian qua được một thương binh nặng ở Hà Nội là ông Huỳnh Xuân Long đánh giá:
Thủ tướng chính phủ thì ra những ‘tiêu đề’ rằng quan tâm đến anh em, nhưng bây giờ ‘quân tham nhũng’ tham nhũng lắm. Họ nói một đằng mà làm một nẻo, họ không làm đúng như lời họ nói đâu. Tôi có bám sát một vụ việc cụ thể ở trong Phan Rang. Đây là trường hợp cụ thể của anh có tên Võ Ngọc Ái, gia đinh có ba liệt sỹ. Vào ngày 21 tháng 12 năm ngoái, chính quyền tổ chức một lực lượng hằng trăm công an dùng các vũ khí, súng ống… để phá hủy tài sản của gia đình ông này, gần 3000 mét vuông đất bị nhà nước thu hồi trái pháp luật. Thực tế thì Nhà nước nói quan tâm đến các gia đình chính sách nhưng thực tế các lực lượng vũ trang và cả ủy ban không thực hiện theo lệnh của chính phủ đâu. Bằng chứng chính phủ đã có những văn bản kêu gọi các ủy ban phải đi sâu, đi sát giúp đỡ các gia đình thương binh- liệt sỹ, nhưng họ không thực hiện. Phải nói ‘có cái gì’ họ mới thực hiện. Có thể nói ‘trên bảo dưới không nghe’. Họ làm theo ý của họ và có thể nói vì lợi nhuận riêng trong vấn đề kinh tế của họ chứ họ không làm theo của dân đâu!
Một cựu chiến binh khác là ông Phan Trọng Khang ở Hà Nội có nhận xét thêm:
Về mặt chức năng họ ăn lương thì buộc phải làm, nhưng trong lòng của họ có muốn đi ngược về phía nhân dân thì theo tôi nghĩ, họ cũng không muốn.
Yêu cầu chính đáng
Theo ông Phan Trọng Khang thì kiến nghị mà 20 vị cựu sĩ quan quân đội vừa công khai là một yêu cầu chính đáng hiện nay và ông ủng hộ. Ông nói:
Tinh thần của các vị ấy thì đáng hoan nghênh. Theo tôi nhu cầu trong cuộc sống hiện nay là chính đáng. Tổ quốc, đất nước là của chung. Quân đội cũng là một bộ phận của nhân dân,
Yêu cầu việc Thành Đô, chính phủ hành xử như thế nào, chứ tổ quốc không phải của mấy ông ( chính phủ) đó. Cho nên yêu cầu của các tướng lãnh của các cán bộ quân đội, công an đó là chính đáng. Họ ngoài là công chức trong chính quyền ra, họ còn là người dân nên yêu cầu của họ được sự ủng hộ của dân chúng
ông Phan Trọng Khang
Yêu cầu của họ (các vị cựu sĩ quan) là chính đáng: yêu cầu việc Thành Đô, chính phủ hành xử như thế nào, chứ tổ quốc không phải của mấy ông ( chính phủ) đó. Cho nên yêu cầu của các tướng lãnh của các cán bộ quân đội, công an đó là chính đáng. Họ ngoài là công chức trong chính quyền ra, họ còn là người dân nên yêu cầu của họ được sự ủng hộ của dân chúng.
Đại tá Phạm Quế Dương, một trong 20 người ký tên vào kiến nghị gửi cho lãnh đạo đảng và nhà nước, cho rằng thay đổi theo hướng dân chủ là một yêu cầu tất yếu của thời thế hiện nay:
Dân sẽ quyết định thôi, ‘chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân’. Quy luật như thế. Tôi không biết như thế nào, nhưng phải đi theo con đường dân chủ và nhân quyền thôi. Quy luật như vậy thì nó sẽ mở ra thôi. Như Liên Xô ngày xưa tất cả tin theo chủ nghĩa xã hội, nhưng rồi bây giờ Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, trên thế giới này chỉ còn mấy nước cộng sản thôi.
Một người thường xuyên lên tiếng về tình hình đất nước hiện nay và cũng là một trong 20 vị cựu sĩ quan ký tên vào bản kiến nghị, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, trong lần nói chuyện gần đây với chúng tôi nhắc lại rằng nhiều ý kiến đóng góp cho đảng và chính phủ của bản thân ông và những vị trí thức, lão thành cách mạng khác tại Việt Nam lâu nay đều không được lắng nghe. Tuy nhiên ông vẫn kiên trì kiến nghị vì không thể không lên tiếng trước những vấn đề vận mệnh của đất nước.

Thưa ông Cao Đức Phát, bộ trưởng nông nghiệp Việt nam,

CÂU HỎI DÀNH CHO BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM:
VÌ SAO KHÔNG ƯU TIÊN AN NINH LƯƠNG THỰC QUỐC GIA?
VÌ SAO KHÔNG PHÁT TRIỂN NGÀNH GIỐNG TRONG NƯỚC?
Việt Nam có giống ngô lai VN 8960 đã được công nhận là GIỐNG QUỐC GIA. Giống ngô lai VN 8960 và thêm LVN 61 với vô số ưu điểm vượt trội: 
- Chịu hạn cực tốt. 
- Đất cằn, đất đồi dốc.
- Lõi nhỏ. 
- Hạt đều. 
- Độ đóng hạt mút đầu, độ phủ bao bi kín nên khi gặp mưa nhiều hạt không bị thối. 
- Thời gian sinh trưởng ngắn. 
- Năng xuất cao, quảng canh đạt 6 - 8 tấn/ha, thâm canh có thể đạt 10 - 12 tấn/ha. 
- Khi ngô chín thân lá vẫn còn xanh có thể tận dụng làm thức ăn cho gia súc.

   Tiến sĩ Vũ Xuân Long, TGĐ Cty CP Giống cây trồng Nha Hố, đơn vị được Viện Nghiên cứu ngô cho phép sản xuất, đóng gói và cung ứng hạt giống ngô chịu hạn VN 8960 tại các tỉnh phía Nam cho biết: "Chúng tôi tin rằng, với nhiều ưu điểm vượt trội của giống ngô lai chịu hạn VN 8960, trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay, thì việc sử dụng giống ngô lai chịu hạn VN 8960 để gieo trồng là giải pháp hữu ích nhất cho người trồng ngô cũng như góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn".






Vì cớ gì mà Bộ trưởng không thực hiện nhiệm vụ phát triển giống nội địa mà lại phải nhập giống biến gene ngoại lai (vô sinh) để bị phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn giống nước ngoài và ngoại tệ nhập khẩu. Vì sao, Bộ trưởng không suy tính kinh nghiệm Ấn Độ cho nhập bông GMO độc quyền của Monsanto, khi đã thao túng được thị trường, chỉ trong 10 năm giá hạt giống bông đã bị đẩy lên 50 lần. 200.000 ngàn nông dân Ấn phải tự tử vì không trả được nợ vay mua hạt giống bông GMO. Thêm nữa, giống bông GMO còn tiêu tốn một lượng nước khổng lồ gấp 80% giống bình thường. Mời xem truyền hình VTV1 về v/đ GMO, đoạn cuối có lưu ý vụ việc nông dân Ấn tự tử khi mua hạt giống độc quyền của Monsanto.https://www.youtube.com/watch?v=Va580wxbIDw

Hạt giống độc quyền nhập khẩu chỉ thích hợp với loại “thuốc” Roundup, hóa chất này đã bị cộng đồng châu Âu tẩy chay, giờ đây nhờ “phúc” của Bộ trưởng NN lại được rót xuống đất đai Việt Nam. http://www.the-open-mind.com/roundup-the-safe-garden-product-that-can-destroy-your-dna/#Xx9xsavmSkecLvO7.99 

CẢ DÂN TỘC VIỆT NAM ĐÃ THUA KIỆN Monsanto về chất độc diệt cỏ da cam. Nông dân VN kiện các cty nước ngoài thế nào khi phấn cây biến gien độc quyền của Monsanto bay theo gió, dính vào cây cổ truyền của nông dân vùng bên và bị Monsanto vu cáo ăn cắp bản quyền như đã và đang xảy ra đối với nông dân Canada và các nướchttps://www.minds.com/blog/view/352099521133547520/monsanto-sues-farmers-for-16-straight-years-over-gmos-never-loses

Văn phòng đại diện của Monsanto ở VN, khi chỉ mới là VPĐD đã bán hạt giống ngô quá đát, xem ở báo NNVN:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/98983/Thoi-su/Trach-nhiem-Monsanto-phai-duoc-lam-ro.html

Bài về Chất độc trong GMO của Viện Hàn lâm Y khoa Hoa Kỳ 

Bài về Chất độc trong máu khi dùng GMO trên “Thời báo Ấn Độ ngày nay”

Raj Patel nhà văn nhà báo nhà hoạt động xã hội người Mỹ, đã có Báo cáo LHQ, tình trạng số lượng thực phẩm nhiều về số lượng nhưng không có chất lượng, làm hại môi trường mà loài ong bị hại nhất, không thụ phấn cho cây cối được. “Radical U.N. Report Promotes Democratic Control of Food and an End to Corporate Domination”http://www.truthdig.com/report/item/radical_un_report_promotes_democratic_control_of_food_20140320

VÌ SAO KHÔNG BẢO VỆ NÔNG DÂN VIỆT NAM?
VÌ SAO KHÔNG BẢO VỆ SINH THÁI VIỆT NAM?
Hình ảnh: CÂU HỎI DÀNH CHO BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM:
VÌ SAO KHÔNG ƯU TIÊN AN NINH LƯƠNG THỰC QUỐC GIA?
VÌ SAO KHÔNG PHÁT TRIỂN NGÀNH GIỐNG TRONG NƯỚC?
Việt Nam có giống ngô lai VN 8960 đã được công nhận là GIỐNG QUỐC GIA. Giống ngô lai VN 8960 và thêm LVN 61 với vô số ưu điểm vượt trội: 
- Chịu hạn cực tốt. 
- Đất cằn, đất đồi dốc.
- Lõi nhỏ. 
- Hạt đều. 
- Độ đóng hạt mút đầu, độ phủ bao bi kín nên khi gặp mưa nhiều hạt không bị thối. 
- Thời gian sinh trưởng ngắn. 
- Năng xuất cao, quảng canh đạt 6 - 8 tấn/ha, thâm canh có thể đạt 10 - 12 tấn/ha. 
- Khi ngô chín thân lá vẫn còn xanh có thể tận dụng làm thức ăn cho gia súc.

Tiến sĩ Vũ Xuân Long, TGĐ Cty CP Giống cây trồng Nha Hố, đơn vị được Viện Nghiên cứu ngô cho phép sản xuất, đóng gói và cung ứng hạt giống ngô chịu hạn VN 8960 tại các tỉnh phía Nam cho biết: "Chúng tôi tin rằng, với nhiều ưu điểm vượt trội của giống ngô lai chịu hạn VN 8960, trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay, thì việc sử dụng giống ngô lai chịu hạn VN 8960 để gieo trồng là giải pháp hữu ích nhất cho người trồng ngô cũng như góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn".

http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/129811/khuyen-nong/nong-dan-me-ngo-lai-vn-8960.html

http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/108375/khuyen-nong/ngo-lai-vn-8960-leo-doi.html

http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/127097/khuyen-nong/ngo-lai-chiu-han-o-thai-nguyen.html

http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/122460/khuyen-nong/ngo-lai-vn8960-tren-dat-binh-thuan.html

http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/112368/ky-thuat-nghe-nong/ngo-lai-chiu-han-vn-8960-lvn-61.html

Vì cớ gì mà Bộ trưởng không thực hiện nhiệm vụ phát triển giống nội địa mà lại phải nhập giống biến gene ngoại lai (vô sinh) để bị phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn giống nước ngoài và ngoại tệ nhập khẩu. Vì sao, Bộ trưởng không suy tính kinh nghiệm Ấn Độ cho nhập bông GMO độc quyền của Monsanto, khi đã thao túng được thị trường, chỉ trong 10 năm giá hạt giống bông đã bị đẩy lên 50 lần. 200.000 ngàn nông dân Ấn phải tự tử vì không trả được nợ vay mua hạt giống bông GMO. Thêm nữa, giống bông GMO còn tiêu tốn một lượng nước khổng lồ gấp 80% giống bình thường. Mời xem truyền hình VTV1 về v/đ GMO, đoạn cuối có lưu ý vụ việc nông dân Ấn tự tử khi mua hạt giống độc quyền của Monsanto. https://www.youtube.com/watch?v=Va580wxbIDw

Hạt giống độc quyền nhập khẩu chỉ thích hợp với loại “thuốc” Roundup, hóa chất này đã bị cộng đồng châu Âu tẩy chay, giờ đây nhờ “phúc” của Bộ trưởng NN lại được rót xuống đất đai Việt Nam. http://www.the-open-mind.com/roundup-the-safe-garden-product-that-can-destroy-your-dna/#Xx9xsavmSkecLvO7.99   

CẢ DÂN TỘC VIỆT NAM ĐÃ THUA KIỆN Monsanto về chất độc diệt cỏ da cam. Nông dân VN kiện các cty nước ngoài thế nào khi phấn cây biến gien độc quyền của Monsanto bay theo gió, dính vào cây cổ truyền của nông dân vùng bên và bị Monsanto vu cáo ăn cắp bản quyền như đã và đang xảy ra đối với nông dân Canada và các nước https://www.minds.com/blog/view/352099521133547520/monsanto-sues-farmers-for-16-straight-years-over-gmos-never-loses

Văn phòng đại diện của Monsanto ở VN, khi chỉ mới là VPĐD đã bán hạt giống ngô quá đát, xem ở báo NNVN: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/98983/Thoi-su/Trach-nhiem-Monsanto-phai-duoc-lam-ro.html

Bài về Chất độc trong GMO của Viện Hàn lâm Y khoa Hoa Kỳ 
http://www.aaemonline.org/gmopost.html

Bài về Chất độc trong máu khi dùng GMO trên “Thời báo Ấn Độ ngày nay”
http://indiatoday.intoday.in/story/toxin-from-gm-crops-found-in-human-blood/1/137728.html

Raj Patel nhà văn nhà báo nhà hoạt động xã hội người Mỹ, đã có Báo cáo LHQ, tình trạng số lượng thực phẩm nhiều về số lượng nhưng không có chất lượng, làm hại môi trường mà loài ong bị hại nhất, không thụ phấn cho cây cối được. “Radical U.N. Report Promotes Democratic Control of Food and an End to Corporate Domination” http://www.truthdig.com/report/item/radical_un_report_promotes_democratic_control_of_food_20140320

VÌ SAO KHÔNG BẢO VỆ NÔNG DÂN VIỆT NAM?
VÌ SAO KHÔNG BẢO VỆ SINH THÁI VIỆT NAM?

Quốc hội đã bị tiếm quyền - còn phải hỏi.

Quốc hội đã bị tiếm quyền?

Cập nhật: 14:06 GMT - thứ năm, 4 tháng 9, 2014
Quốc hội quy định trong Hiến pháp 1992 rằng mình là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp
Hiến pháp 2013 có hai điểm thụt lùi cho thấy trong một thời gian dài Quốc hội đã yếu kém để cho Chính phủ lấn quyền. Và nay người ta sửa đổi hiến pháp cho phù hợp với thực tế, một cách để hợp thức việc làm sai trước đó.

Ai được quyền lập pháp?

Hiến pháp 2013 sửa bỏ đi nội dung Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, thay vào đó viết rằng Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp.
Lý giải đưa ra là việc lập hiến có cả sự tham gia của người dân cho nên nói chỉ duy nhất Quốc hội thực hiện quyền lập hiến là không đúng do vậy bỏ đi từ duy nhất.
Nhưng đó là bao biện nhằm che dấu đi thực tế rằng cái quy định quốc hội là cơ quan duy nhất được quyền lập pháp kia đã bị xâm phạm một cách thô bạo suốt 20 năm qua.
Thật khó hiểu là quốc hội đã tự mâu thuẫn trong một vấn đề lớn, lớn nhất xét ở góc độ vai trò chức năng của quốc hội bởi đó là vấn đề lập pháp.
Một mặt Quốc hội quy định trong Hiến pháp 1992 rằng mình là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
Mặt khác, cũng chính Quốc hội ban hành ra Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật quy định một loạt chủ thể được quyền quy định luật.
"20 năm qua có không biết bao nhiêu nghị định thông tư ra đời và ngần đó lần đã có sự vi hiến."
Từ đó dẫn đến cơ quan hành pháp cũng thực hiện quyền lập pháp, 20 năm qua có không biết bao nhiêu nghị định thông tư ra đời và ngần đó lần đã có sự vi hiến.
Nay để phù hợp với thực tế hiến pháp đã bỏ đi nội dung Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền lập pháp.
Không chỉ vậy Hiến pháp còn bổ sung quy định tại Điều 100 rằng: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình.
Tức là hiến định quyền ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ.
Cũng tức là bẻ quẹo đi cả những nguyên lý cứng nhất về tổ chức bộ máy nhà nước.

Nước ngoài quy định thế nào?

Để rõ hơn vấn đề này có thể đối chiếu với quy định của hiến pháp hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc.
Hiến pháp Hàn Quốc quy định rằng quyền lập pháp được trao cho Quốc hội giống như Hiến pháp Việt Nam 2013. Song Hiến pháp Nhật Bản xác quyết rõ hơn khi viết rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, giống như Hiến pháp Việt Nam 1992.
Hiến pháp hai nước đều cho phép chính phủ được ban hành văn bản để thi hành luật, tên gọi có thể là sắc lệnh hay nghị định. Nhưng các văn bản này có giá trị pháp lý yếu hơn luật và đều có thể bị phán quyết chế tài bởi một cơ quan tòa án về tính hợp hiến và hợp pháp.
"Đúng ra Hiến pháp cần giữ nguyên quy định quyền lập pháp chỉ duy nhất thuộc về quốc hội, chấm dứt tình trạng cơ quan hành pháp được quyền lập pháp. Nhưng rồi Hiến pháp lại chỉnh theo hướng cho phép cơ quan hành pháp được ban hành văn bản pháp luật để hợp thức những việc làm vi hiến trước đây."
Trong khi đó ở Việt Nam, nghị định và thông tư được xếp cùng chủng loại là văn bản quy phạm pháp luật giống như Hiến pháp và luật, cùng có hiệu lực bắt buộc thi hành và không được khiếu nại hay khởi kiện.
Ở Việt Nam chưa có tòa án hiến pháp đã đành, nhưng tòa án hành chính hiện cũng không có thẩm quyền xử lý những nghị định thông tư có nội dung trái luật.
Như thế là khác nhau về bản chất giữa các văn bản do cơ quan hành pháp Hàn Quốc và Nhật Bản ban hành so với Việt Nam.
Thực chất thì văn bản của cơ quan hành pháp Việt Nam có tính chất pháp lý đúng như luật không có gì khác.
Thực tế có những văn bản của chính phủ có nội dung trái luật nhưng người dân và doanh nghiệp không được khiếu nại hay khởi kiện bồi thường.
Đứng trước vấn đề như thế, đúng ra Hiến pháp cần giữ nguyên quy định quyền lập pháp chỉ duy nhất thuộc về quốc hội, chấm dứt tình trạng cơ quan hành pháp được quyền lập pháp.
Nhưng rồi Hiến pháp lại chỉnh theo hướng cho phép cơ quan hành pháp được ban hành văn bản pháp luật để hợp thức những việc làm vi hiến trước đây.
Điều đó cho thấy Quốc hội đã lệch lạc về vai trò chức năng, đã thối lui và chối bỏ trách nhiệm trên trận tuyến của mình.

Ai được quyết định ngân sách?

Vấn đề chi tiêu ngân sách Hiến pháp Hàn Quốc quy định rằng Quốc hội nắm quyền quyết định về ngân sách quốc gia. Hàng năm cơ quan hành pháp soạn thảo dự luật ngân sách quốc gia bao gồm các khoản chi tiêu, đệ trình lên Quốc hội trong thời hạn 90 ngày trước ngày bắt đầu năm tài chính mới. Quốc hội có trách nhiệm phê chuẩn dự luật ngân sách trong thời hạn 30 ngày trước ngày bắt đầu năm tài chính mới.
"Hiến pháp Nhật Bản cũng quy định Chính phủ lập dự toán ngân sách trình quốc hội quyết định, và không thể rõ ràng hơn hiến pháp nước này đã quy định: không một khoản tiền nào được chi cho dù Chính phủ có yêu cầu trừ khi được Quốc hội cho phép."
Hiến pháp Nhật Bản cũng quy định Chính phủ lập dự toán ngân sách trình quốc hội quyết định, và không thể rõ ràng hơn hiến pháp nước này đã quy định: không một khoản tiền nào được chi cho dù Chính phủ có yêu cầu trừ khi được Quốc hội cho phép.
Cũng cần hiểu rằng sự cho phép ở đây có thể trước hoặc sau khi đã chi. Thực tế trong hoạt động của chính phủ thì ngoài các khoản chi cố định hàng năm đã lập dự toán như chi như trả lương cho bộ máy, viện trợ nước ngoài… thì vẫn có những việc đột xuất cần chi tiêu mà trước đó không có trong dự định.
Trong trường hợp đó hiến pháp Nhật Bản và Hàn Quốc đều quy định về một quỹ dự trữ để chi tiêu cho những trường hợp đột xuất. Chính phủ được tự quyết việc chi tiêu và tính đúng đắn hợp lý của nó sẽ được quốc hội xem xét đánh giá ở lần họp gần nhất.
Từng khoản chi tiêu sẽ phải báo cáo giải trình, nếu việc chi tiêu không hợp lý thì chính phủ sẽ bị mất tín nhiệm, bị điều tra hoặc bỏ phiếu bất tín nhiệm buộc phải từ chức.
Đó là những biện pháp để đảm bảo rằng việc chi tiêu của chính phủ có giới hạn và không ngoài những mục đích chính đáng.

Ở Việt Nam thì sao?

Hiến pháp Việt Nam xưa nay cũng quy định Chính phủ lập dự toán ngân sách quốc gia trình Quốc hội quyết định, và các khoản chi ngoài dự toán cũng đều phải giải trình báo cáo.
"Khi Chính phủ được quyết việc chi tiêu và việc nào cũng có thể đưa ra được lý do bao biện cho nên chính phủ trở thành nơi phân phát bổng lộc ngân sách quốc gia khiến cho khắp các tổ chức doanh nghiệp hội đoàn bu bám vào đó."
Nhưng do thành phần đại biểu Quốc hội gồm nhiều người bên hành pháp kiêm nhiệm cho nên tuy nói Quốc hội quyết định nhưng ảnh hưởng của Chính phủ là quá lớn.
Liên tục nhiều năm Chính phủ chi vượt quá dự toán ngân sách, vượt quá cả con số vượt quá đã lường tính. Ví như bội chi ngân sách năm 2013 là 5,3% GDP tính ra khoảng gần 200.000 tỷ đồng vượt quá con số bội chi đã dự định chỉ là 4,8% GDP.
Đại biểu Quốc hội đã không mạnh mẽ trong yêu cầu giải trình và đánh giá tính hợp lý chính đáng của các khoản chi, không đeo bám giám sát để thấy được kết quả cuối cùng của việc chi tiêu ngân sách.
Vai trò giám sát yếu ớt dẫn đến tình trạng thất thoát tham nhũng lãng phí.
Và khi Chính phủ được quyết việc chi tiêu và việc nào cũng có thể đưa ra được lý do bao biện cho nên chính phủ trở thành nơi phân phát bổng lộc ngân sách quốc gia khiến cho khắp các tổ chức doanh nghiệp hội đoàn bu bám vào đó.

Chính sách tài chính tiền tệ?

Xét kỹ thì thấy Hiến pháp Việt Nam có một vấn đề đặc thù mà không thấy hiến pháp Hàn Quốc hay Nhật Bản nói đến, đó là ‘chính sách tài chính tiền tệ quốc gia’.
Hiến pháp 1992 quy định Quốc hội nắm quyền quyết định chính sách tài chính tiền tệ quốc gia còn Chính phủ giữ vai trò thực hiện. Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức Chính phủ cũng đều quy định như thế.
Nhưng Hiến pháp 2013 đã biến tấu khi viết rằng Quốc hội quyết định chính sách “cơ bản” về tài chính tiền tệ quốc gia, thêm vào hai từ “cơ bản” và không thấy nói gì đến ai được quyết định cái “không cơ bản” còn lại.
Cơ quan nào đã có ý gì khi đưa vào từ “cơ bản” này?
Hiến pháp 1992 quy định Quốc hội nắm quyền quyết định chính sách tài chính tiền tệ quốc gia nhưng Ngân hàng Nhà nước trên thực tế là cơ quan ra các quyết định này
Để biết được thì hãy hỏi bao nhiêu năm qua Quốc hội có nắm quyền quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không? Các vấn đề như điều chỉnh lãi xuất tiền gửi ngân hàng, phát hành trái phiếu chính phủ có phải là chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không, lâu nay ai quyết định?
Khoản tài chính 30 nghìn tỷ cứu trợ thị trường bất động sản có phải là chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không và ai quyết định?
Việc cho phép độc quyền sản xuất vàng miếng SJC hay cấm nhập khẩu vàng miếng có phải là quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không?
Nếu có thì Ngân hàng Nhà nước đã tự ý quyết định chính sách này thay vì Quốc hội.
Có lẽ đã mơ hồ nhận ra vấn đề bị tiếm quyền cho nên Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, đoàn thành phố Hà Nội đã đặt câu hỏi liệu Ngân hàng Nhà nước có vi phạm Hiến pháp và pháp luật?
Hay việc Chính phủ bảo lãnh khoản vay 750 triệu USD cho tập đoàn Vinashin có phải là một quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không?
Nếu câu trả lời là có thì rõ ràng lâu nay Quốc hội đã buông lơi thẩm quyền mà Hiến pháp đã trao cho và Chính phủ đã vượt quá thẩm quyền theo Hiến pháp và pháp luật.

Vấn đề của thị trường?

Hiến pháp Nhật Bản, Hàn Quốc không có nội dung về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia phải chăng bên đó họ cho rằng nó thuộc thẩm quyền của thị trường?
Nhưng ở Việt Nam yếu tố thị trường còn chưa được tôn trọng và Chính phủ lại có cái quyền quản lý điều hành nền kinh tế cho nên nhiều vấn đề thay vì thuộc quyền của thị trường thì nó lại bị Chính phủ điều chỉnh.
Ngân hàng Nhà nước thay vì là một thiết chế độc lập vận hành theo nguyên lý trường, sử dụng các thông số dữ liệu của thị trường mà sự thành công của nền kinh tế là thước đo hiệu quả cuối cùng, thì nó lại là công cụ trong thay Chính phủ để tác động vào nền kinh tế.
Các ngân hàng thương mại lại chịu sự chi phối về chính sách của Ngân hàng Nhà nước cho nên giới ngân hàng nói chung chịu sự chi phối theo đường lối của Chính phủ.
Không chỉ thế, ở Việt Nam còn có một công cụ kinh tế tài chính rất mạnh là các doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ nắm quyền, các kế hoạch sản xuất kinh doanh hay việc bổ nhiệm nhân sự đều do Chính phủ quyết định.
Từ đó dẫn đến Chính phủ trở thành một trung tâm quyền lực kinh tế lớn mạnh mà đến Đảng hiện nay cũng không kiểm soát nổi.
Nhưng trong đà hoạt động không bị kiểm soát và như trên đã phân tích, một số chính sách của Chính phủ xem ra đã vượt quá thẩm quyền được quy định theo Hiến pháp và pháp luật về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, tức là có dấu hiệu của việc cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, một luật sư từ Hà Nội.

Kẻ nào là tội đồ giết dân Viêṭ nam ?



 Việt nam vừa cho phép thực phẩm biến đổi gien, vậy ai cho phép ? 
- Bộ nông nghiệp cho phép trồng cấy : Cao Đức Phát.
- Bộ y tế : cho người ăn đồ, Kim Tiến.
- Bộ công thương  cho phép mua bán :  Huy Hoàng.
Chóp bu là Nguyễn Tấn Dũng, hai năm nữa ba X hạ cánh, rũ bỏ trách nhiệm sau khi ẵm đủ tiền hối lộ của tập đoàn MGO. Dân Việt nam sẽ gánh đủ hậu họa từ nguồn thực phẩm biến đổi gien này. 
Hàng loạt nước biểu tình phản đối thực phẩm biến đổi gien

Vũ Anh Tuấn/VOV-Trung tâm tin -
(VOV) - Các cuộc biểu tình đã diễn ra tại 436 thành phố thuộc 52 quốc gia trên thế giới.
Trong những ngày qua, hơn 2 triệu người trên khắp thế giới đã đồng loạt xuống đường biểu tình chống lại Tập đoàn công nghệ sinh học Monsanto, nhà sản xuất hạt giống thực phẩm biến đổi gien lớn trên thế giới, có trụ sở tại bang Oregon, Mỹ. Đây được coi là làn sóng biểu tình mạnh mẽ nhất đối với sản phẩm biến đổi gien - vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe.
Các cuộc biểu tình đã diễn ra tại 436 thành phố thuộc 52 quốc gia trên thế giới từ Mỹ, Canada đến các nước Nam Mỹ và nhiều nước châu Âu.
Hàng trăm người biểu tình đổ xuống các đường phố Los Angeles (Mỹ) hôm 25/5 để hưởng ứng chiến dịch toàn cầu lên án Monsanto và thực phẩm biến đổi gene. Ảnh: Los Angeles Times.
Tại thành phố Los Angeles và California của Mỹ, người biểu tình đã giương cao khẩu hiệu với nội dung yêu cầu Tập đoàn Monsanto phải công khai thành phần các sản phẩm biến đổi gien. Đặc biệt, tại Portland, thủ phủ của tiểu bang Oregon của Mỹ, có khoảng 6.000 người đã tham gia biểu tình.
Tại châu Âu, hàng nghìn người đã đổ xuống các đường phố ở Pháp, Áo và Đức. Tại thủ đô Paris, của Pháp, hàng trăm người thuộc nhiều độ tuổi khác nhau đã diễu hành tới quảng trường Trocadero ở gần Tháp Eiffel, với nhiều khẩu hiệu phản đối tập đoàn Monsanto như "Cấm thực phẩm biến đổi gien trên bàn ăn, cũng như trên đồng ruộng," hay "Monsanto tàn phá và giết hại nông dân và hành tinh chúng ta".
Phong trào phản đối Tập đoàn Monsanto bắt đầu cách đây vài tháng, khi Canal lập trang facebook (mạng xã hội) từ ngày 28/2/2013 để kêu gọi mọi người phản đối cách làm ăn của Tập đoàn này. Trang facebook đã nhận được ủng hộ từ 2 triệu người khi cho rằng công nghệ biến đổi gien và công nghệ thực phẩm di truyền của Công ty Monsanto nguy hiểm, gây tác động xấu tới môi trường và thúc giục sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về những mối nguy hiểm này.
Làn sóng biểu tình đang diễn ra được xem là đỉnh điểm của sự phẫn nộ với Monsanto kể từ khi Quốc hội Mỹ thông qua một chương trình công nghệ sinh học được đặt tên là "Đạo luật bảo vệ Monsanto" tháng 3 vừa qua. Các nhà hoạt động chống biến đổi gien coi đạo luật là sự mở đường cho Tập đoàn Monsanto và các hãng khác có quyền sử dụng công nghệ biến đổi gien để bán sản phẩm thay đổi di truyền.
Mặc cho Tập đoàn Monsanto khẳng định "các sản phẩm của họ an toàn và góp phần tăng năng suất cho nhà nông, từ đó giúp giải quyết vấn đề thiếu lương thực ngày càng trầm trọng trên thế giới. Tuy nhiên,  nghiên cứu được thực hiện trong 3 năm của Đại học Kansas trên vành đai ngũ cốc của Mỹ đã phát hiện ra rằng "đậu nành biến đổi gien cho năng suất thấp hơn 10% so với giống đậu nành truyền thống". Còn các nhà khoa học Pháp công bố nghiên cứu kéo dài 2 năm cho thấy "đàn chuột được nuôi bằng ngô biến đổi gien hoặc tiếp xúc với loại thuốc diệt cỏ bán rất chạy của Monsanto bị rất nhiều khối u và tổn thương nội tạng".
Theo nghiên cứu của nhà khoa học Gilles-Eric Seralini và các đồng nghiệp, ngô biến đổi gien NK63 và thuốc diệt cỏ Roundup của hãng Monsanto (Mỹ) đang được bán chạy nhất trên thế giới gây ra nhiều tác động sức khoẻ tiêu cực: "Thực phẩm biến đổi gien đã được đánh giá một cách qua loa, đại khái trong khi đây là một lĩnh vực cần phải nghiên cứu sâu và toàn diện. Đó là một tội lỗi khi tung sản phẩm này ra chỉ sau 3 tháng nghiên cứu. Những người này phải chịu trách nhiệm về điều đó”.
Trước đó, hôm 31/5 vừa qua, Hàn Quốc đã tạm dừng nhập khẩu lúa mì từ Mỹ trong khi nhiều nước châu Á khác tăng cường kiểm tra dù chưa áp lệnh cấm nhập khẩu. Trong tổng số 5 triệu tấn lúa mì nhập khẩu năm ngoái, Hàn Quốc nhập khẩu gần một nửa từ Mỹ. Thông tin vừa nêu cũng khiến Nhật Bản hủy kế hoạch mua lúa mì của Mỹ trong khi Liên minh châu Âu nói rằng họ sẽ tăng cường kiểm tra vấn đề này./.