Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Chỉ tuyên truyền láo, lừa gạt dân chúng lâ giỏi.

1.300 cảnh sát giao thông không nhận mãi lộ
Ngoài việc tham gia bắt giữ nhiều tội phạm, trong 6 tháng đầu năm có trên 1.300 cán bộ chiến sĩ cảnh sát giao thông không nhận mãi lộ của người vi phạm.


Theo Cục Cảnh sát giao thông, trong 6 tháng đầu năm có hơn 1.300 cảnh sát liêm khiết không nhận mãi lộ. Ảnh minh họa: Phương Sơn.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (C67), chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm, có 1.369 lượt cán bộ không nhận mãi lộ, thu 102 triệu đồng.

Do lực lượng áp dụng nhiều biện pháp nên tai nạn giao thông đã giảm cả 3 mặt về số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát giao thông đã chủ động đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông, nhất là tội phạm về ma túy, buôn lậu, tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ trái phép và chống lại cảnh sát khi thi hành công vụ....

Thông qua việc tuần tra, kiểm soát, lực lượng cảnh sát giao thông đã bắt 439  trường hợp phạm pháp hình sự, trong đó 109 trường hợp vận chuyển, tàng trữ trái pháp chất ma túy, 118 người trộm cắp... thu 19 bánh heroin, 11 khẩu súng và 522 viên đạn...

Tính riêng trong 6 tháng đầu năm, cảnh sát giao thông đã kiểm tra xử lý, lập biên bản gần 2,6 triệu trường hợp vi phạm, phạt tiền 1.470 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe 138.675 trường hợp, tạm giữ 313.473 phương tiện các loại.

Phương Sơn

Dack Nong - một tỉnh có chính quyền ăn cướp ?

  Chính quyền Dack Nong bảo kê cho công ty tư nhân cướp đất, đánh dân, công an bắt dân trái luật !

   Dân oan Dack Nong đã gần ba năm nay liên tục bỏ công việc, nằm đường vạ vật để ra Trung ương kêu cứu, yêu cầu chính quyền trung ương xử lý những tội ác, sai phạm mà Dack Nong đã gây ra với dân, thế nhưng đến nay vẫn chưa có bất kỳ động thái nào giải quyết. Thậm chí chính quyền Dack Nong còn man rợ hơn trước, cho công an bảo kê côn đồ đàn áp dân, bắt bỏ tù dân và liên tục đe doạ dân.
   Dân đã bị cướp hết nương rẫy, không còn kế sinh nhai, những người dân từ các tỉnh phía bắc  : Cao bằng, Hà tây, Thái Bình, Hưng yên, Bác giang ...đi kinh tế mới, di cư vào đây khai phá nương rẫy từ khi chưa có bất kỳ công ty nào được sinh ra để làm những việc này, thế nhưng khi nương rẫy đã được dân trồng cao su, trồng hoa màu thì chính quyền cho công an, côn đồ tới cướp, đốt , phá nhà dân , phá cây cối hoa màu để cướp đất, đánh dân như đánh giặc !
   Hiện dân oan Dack Nong cả người già và trẻ em  đang đói khát, ăn chực nằm chờ ngoài trung ương để đòi quyền lợi, tôi sẽ đưa loạt bài về dân oan Dack nong và những tội ác của chính quyền, công an Dack nong trong những ngày tới, có danh sách, tên tuổi cán bộ, công an tham gia chỉ đạo côn đồ đánh dân nhập viện, có clip, hình ảnh đầy đủ để tố cáo ra trước công luận toàn Thế giới. Tên của công ty cướp đất cũng được đăng tải luôn.
 Những hình ảnh và phim về tội ác của chính quyền Dack Nong, công an và côn đồ phối hợp cướp đất, phá hoa màu, đánh dân :

Tên công ty cướp đất.


Pháp nhân của công ty cướp đất : Chủ doanh nghiệp : Nguyễn Thị Hồng Hà, địa chỉ : 124/19A Lý Thường Kiệt, Phường 9, Quận Tân Bình.

Công an và côn đò đánh dân đổ máu

Phá nhà dân

Cày nát hoa màu

Chặn dân đi bán nông thổ sản

Cảnh Dack Nong bảo kê cho công an, côn đồ của công ty tư nhân phá hoại cây trồng, hoa màu của dân


Nhận đơn nhiều lần chưa ai xử lý

Họp xong lại bắt người bỏ tù trái phép.




Huyện đá bóng cho tỉnh

Tỉnh đá bóng cho công an

 Cướp đất tại Gia Nghĩa Dack Nong


  Còn nhiều hình ảnh và clip về cảnh cướp đất, đàn áp dân Dack Nong sẽ được tôi đăng tải tiếp, danh sách cán bộ và công an  - có đầy đủ họ tên, số thẻ ngành -  đã tham gia cùng côn đồ cướp đất cũng sẽ được đăng tải.
  Đề nghị các hãng thông tấn và cộng đồng mạng cùng lên tiếng tố cáo các tội ác và sai phạm của chính quyền Dack Nong đã gây ra đối với nhân dân Dack Nong, đưa ra ánh sáng những tên công bộc ăn cơm dân mà phản dân hại nước.

Tàu cộng công bố " 5 bằng chứng bán nước của ĐCSVN "

   Bộ ngoại giao Tàu cộng công bố 5 bằng chứng bán nước của ĐCSVN

CTV Danlambao - Hôm 8/6/2014, trang web của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã cho đăng một bản tuyên bố mang tên "Giàn khoan 981 hoạt động: Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc". Trong đó, phía Trung Quốc đã chính thức cho công bố 5 bằng chứng bán nước không thể chối cãi của chế độ cộng sản Việt Nam dưới quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Những bằng chứng động trời này một lần nữa khẳng định: đảng cộng sản Việt Nam chính là một tập đoàn Việt gian phản quốc. Thậm chí, đến cả những ai còn mù quáng nhất cũng không thể phủ nhận hành vi bán nước ô nhục của đảng cộng sản Việt Nam.

Bản tuyên bố được viết bằng tiếng Anh trên trang web Bộ ngoại giao Trung Quốc, sau đó lập tức được Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc-CRI chuyển sang tiếng Việt.

Trong phần IV của bản tuyên bố, phía Trung Quốc đưa ra các bằng chứng cho thấy chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đảng cộng sản cầm đầu đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) thuộc chủ quyền Trung Quốc.

"Trước năm 1974, các khóa Chính phủ Việt Nam không hề đưa ra bất cứ nghị dị đối với chủ quyền quần đảo Tây Sa của Trung Quốc, bất cứ trong tuyên bố, công hàm của Chính phủ Việt Nam hay là trên báo chí, tạp chí, bản đồ và sách giáo khoa của Việt Nam đều chính thức công nhận quần đảo Tây Sa từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc", bản tuyên bố ngày 8/6/2014 của Bộ ngoại giao Trung Quốc viết.

Dưới đây là trích đoạn phần nói về 5 bằng chứng bán nước của đảng cộng sản Việt Nam do Bộ ngoại giao Trung Quốc công bố:

Bằng chứng số 1:

Ngày 16/5/1956, trong buổi tiếp Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Lý Chí Dân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm trịnh trọng bày tỏ: "Căn cứ vào những tư liệu của Việt Nam và xét về mặt lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc". Vụ trưởng Vụ châu Á Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Lộc còn giới thiệu cụ thể hơn những tư liệu của phía Việt Nam và chỉ rõ: "Xét từ lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa đã thuộc về Trung Quốc ngay từ đời Nhà Tống".

Bằng chứng số 2:




Ngày 4/9/1958, Chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố, tuyên bố chiều rộng của lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý, dứt khoát nêu rõ: "Quy định này áp dụng cho tất cả mọi lãnh thổ của nước Cộng hoa Nhân dân Trung Hoa, trong đó bao gồm quần đảo Tây Sa". Ngày 6/9, trên trang nhất của "Báo Nhân Dân"-cơ quan Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam đã đăng toàn văn bản tuyên bố lãnh hải của Chính phủ Trung Quốc. Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Văn Đồng đã gửi Công hàm cho Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai, trịnh trọng bày tỏ: "Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận và tán thành tuyên bố về quyết định lãnh hải công bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", "Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định này".

Bằng chứng số 3:

Ngày 9/5/1965, Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố về việc Chính phủ Mỹ lập "khu tác chiến" của quân Mỹ tại Việt Nam, chỉ rõ: "Việc Tổng thống Mỹ Giôn-xơn xác định toàn cõi Việt Nam và vùng ngoài bờ biển Việt Nam rộng khoảng 100 hải lý cùng một bộ phận lãnh hải thuộc quần đảo Tây Sa của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoà là khu tác chiến của lực lượng vũ trang Mỹ", đây là đe dọa trực tiếp "đối với an ninh của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước láng giềng".

Bằng chứng số 4:





Tập "Bản đồ Thế giới" do Cục Đo đạc và Bản đồ Phủ Thủ tướng Việt Nam in ấn xuất bản tháng 5/1972 đã ghi chú quần đảo Tây Sa bằng tên gọi Trung Quốc.

Bằng chứng số 5:







Trong sách giáo khoa "Địa lý" lớp 9 Trung học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản, có bài giới thiệu "Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" viết: "Từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan, các đảo Bành Hồ, quần đảo Châu Sơn..., các đảo này có hình vòng cung, tạo thành bức 'Trường Thành' bảo vệ Trung Quốc đại lục".

*

Cũng trong bản tuyên bố ngày 8/6, phía Trung Quốc cũng nêu cáo buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam "đã nuốt lời cam kết của mình" khi tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cho đến thời điểm này, nhà cầm quyền CSVN chưa hề đưa ra bất cứ tuyên bố chính thức nào trước việc Trung Quốc cho công bố 5 bằng chứng bán nước như trên.

Một sự im lặng nhục nhã đối với tập đoàn Việt gian bán nước.

Bom hữu nghị Tàu giữa lòng Hà nội.

Công trình hữu nghị đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông nhưng lại phải vay vốn lãi suất thương mại của chính phủ Trung Quốc có dự toán ban đầu là 552 triệu USD, vừa kiến nghị “điều chỉnh” lần 1 lên 891 triệu USD (tăng 339 triệu USD), để tiếp tục xin vay Trung Quốc. Bị buộc cái ách hữu nghị vào cổ (nhưng vẫn phải trả lãi theo giá thị trường), công trình này đạt mấy kỷ lục: điều chỉnh vốn kỷ lục; kỷ lục về suất đầu tư cao, kỷ lục về tỉ lệ hoàn vốn thấp, kỷ lục về sự liều lĩnh: chủ đầu tư, tư vấn Việt Nam, tổng thầu thi công Trung Quốc đều chưa từng có kinh nghiệm làm đường sắt đô thị. Hiện, nửa tỉ USD coi như đã bị vứt xuống sông mà dự án còn chưa xong phần móng cọc. Tệ hơn, Việt Nam vẫn phải nai lưng ra trả lãi gần 50 triệu USD/năm cho đống bê tông vô tích sự. Chưa ai dám khẳng định dự án này có tiếp tục xin điều chỉnh lần 2, lần 3 nữa hay không.

Tại lễ khởi công dự án hôm 10/10/2011, đồng chí Đinh La Thăng chúm chím khoe: số vốn 420 triệu USD trên tổng vốn cho dự án là hơn 551 triệu USD được nước bạn Trung Quốc tạo điều kiện cho vay “hữu nghị”, phía Việt Nam góp phần nhỏ chỉ nằm ở một số hạng mục như nhân công, hạ tầng, ít bê tông… Nghe đồng chí Thăng nói vậy, người ta không khỏi hoài nghi nghĩ đến sự giúp đỡ “vô tư, chí tình” của các đồng chí Trung Quốc dành cho Việt Nam tại công trình gọi là hữu nghị xã hội chủ nghĩa cầu Thăng Long năm xưa. Thực tế, đây là khoản vay thương mại với lãi suất cắt cổ. Sau 5 năm không trả hết gốc, lãi suất này sẽ tăng lũy tiến cao hơn nhiều.
.

.

Đơn vị được Bộ GTVT phân công làm đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đường sắt mà đồng chí Trưởng ban Trần Văn Lục bị Bộ Công an bắt chiều hôm 8/5/2014. Tổng thầu là Công ty hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, Nhà thầu tư vấn giám sát thi công lắp đặt thiết bị là công ty TNHH giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh. Lưu ý là các đơn vị của Trung Quốc đều chưa có chút kinh nghiệm nào về đường sắt đô thị. Nhà thầu tư vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình là Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI của VN), cũng chưa từng có kinh nghiệm về đường sắt đô thị. Đơn vị này chỉ có duy nhất một kỹ sư học vận tải đường sắt tại Liên Xô trước đây nên việc giám sát, thẩm tra chỉ đơn giản là “4 tốt” trước mọi tính toán của các đồng chí Trung Quốc. Được một số đồng chí cán bộ cấp cao Việt Nam “động viên, khích lệ”, dù chưa có 1 chút kinh nghiệm nào về đường sắt đô thị nhưng Giám đốc đại diện Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC), đồng chí Trương Kiến Huân (người Tàu) rêu rao: tổng thầu Trung Quốc sẽ hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho các đồng chí Việt Nam.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch thành phố … liên tục tới thăm công trường xã hội chủ nghĩa, kịp thời động viên, cảm ơn các cán bộ, chuyên gia nước bạn về sự giúp đỡ quý báu, vô tư, thắm đượm tình đồng chí anh em. Theo tiến độ, dự án này sẽ hoàn thành đưa vào chạy tháng 1/2015. Chẳng biết các vị “16 vàng, 4 tốt” với nhau thế nào, qua 3 năm thi công, tiêu hàng vài trăm triệu đô mà công trình vẫn chưa xong phần móng cọc nhưng lại kiến nghị Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh mức đầu tư lần 1 từ 552 triệu USD lên tới 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD để Chính phủ vay tiếp của Trung Quốc.

Không biết rồi đây Thủ tướng có phê duyệt cho cái sự hữu nghị viển vông này không. Hiện có tin Trung Quốc đang chơi khó Việt Nam trong vụ này. Với khoản vay bổ sung, Trung Quốc dự tính áp lãi suất cao ngất ngưởng khiến Việt Nam không dám vay. Nếu không vay, Việt Nam không thể cơ cấu nguồn tài chính khác vào dự án này do vướng công nghệ, quy định pháp luật, chính trị v.v. Trong khi công trình đắp chiếu không sử dụng được vì chưa xong phần móng cọc, Việt Nam vẫn phải nai lưng ra trả lãi khoản tín dụng đã vay mỗi năm gần 50 triệu USD và sau 5 năm mà chưa trả được gốc, lãi suất sẽ tăng lũy tiến rất cao.

Dân Hà Nội còn nhớ năm 1978, Trung Quốc chơi bài tương tự khi bỏ dở công trình cầu Thăng Long. May mà sau đó ông anh Liên Xô nhiệt tình nhảy vào hót cho đống chất thải đó. Nay, công trình đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông thực sự là quả bom xú uế nổ chậm Trung Quốc gài một cách rất tinh vi giữa lòng Hà Nội. Việt Nam chỉ có thể chọn một trong hai cách: hoặc đắp chiếu công trình với chi phí hơn nửa tỉ đô hoặc chấp nhận mọi điều kiện của Trung Quốc để có tiền thi công tiếp và hoàn thiện công trình. Dù thế nào, Việt Nam sẽ lập thêm kỷ lục mới: suất đầu tư/km đường sắt đô thị đắt nhất hành tinh với tỉ lệ hoàn vốn mà các nhà kinh tế thoáng thấy đã hãi đến già và một bài học nữa rất đắt giá về 16 vàng 4 tốt.

Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị động viên các đ/c chuyên gia Trung Quốc trên công trường xã hội chủ nghĩa: trước mặt đ/c Nghị là Trương Kiến Huân, bên phải là thứ trưởng GTVT Lê Mạnh Hùng (vừa hưu, đang giải trình vụ hối lộ của Nhật), tiếp là đồng chí Trần văn Lục vừa bị công an bắt.

Blog Cầu Nhật Tân.

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Tàu cộng bị Mỹ đá trúng tử huyệt.


Thursday, June 12, 2014

Cú đá tuyệt vời của Mỹ trúng ngay tử huyệt Trung Cộng


Thái Quốc Mưu (Danlambao) - Thời gian qua, về vấn đề Trung Cộng xâm lấn lãnh hải Việt Nam, các trang Web bình luận đều có nội dung chung chung:

“Trấn an đồng minh về kế hoạch xoay trục sang châu Á, hàn gắn quan hệ Nhật-Hàn và đẩy nhanh việc ký kết hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã không đạt được kết quả như mong muốn trong chuyến thăm 4 nước đồng minh châu Á của Tổng thống Obama.”

Những Nhà Bình Luận cho rằng: “Chiến lược xoay trục của Mỹ dựa trên hai trụ cột chính là kinh tế và quân sự. Hành động cụ thể nhất để chứng tỏ đường lối chuyển trục là sự gia tăng hiện diện quân sự. Trong thực tế thì Mỹ vẫn là cường quốc số 1 ở vùng Thái Bình Dương. Lực lượng quân sự Trung Quốc dẫu có nhiều tiến triển về hải quân, không quân, cũng còn phải một thời gian rất dài mới có thể là một thách thức chứ chưa thể là một đe dọa cho Mỹ. Như vậy sự tái bố trí lực lượng của Mỹ ở khu vực châu Á có giá trị tâm lý hơn là nhu cầu cụ thể.”

“Chuyến thăm 4 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines của Tổng thống Obama có giá trị ở sự tái xác nhận quyết tâm chú trọng đến châu Á và chỉ có giá trị tới mức đó, chưa thể là sự bảo đảm về sự can thiệp của Mỹ nếu xảy ra tranh chấp xung đột giữa các quốc gia trong khu vực với Trung Quốc.”

Và, “chính sách chuyển trục về châu Á là vấn đề ngoại giao và kinh tế. Mỹ đã gia tăng triển khai lực lượng quân sự tới một chừng mực giới hạn, nhưng về ngoại giao và kinh tế người ta chưa thấy có tiến triển nào đáng kể.”

“Ngày 23-4, Tổng thống Obama tới Nhật, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm 4 nước châu Á của ông. Tại đây, ông Obama không đưa ra tuyên bố nào về bản chất của cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo, liên quan đến một quần đảo do Nhật Bản kiểm soát – mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Nhật Bản gọi là Senkaku. Nhưng ông nhắc lại rằng, các hòn đảo này được bảo vệ bởi hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật. Tổng thống Obama hy vọng, tại Tokyo, có thể chứng kiến việc Nhật Bản tham gia vào thỏa thuận trao đổi tự do mà Mỹ muốn ký kết với các quốc gia đồng minh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (tức Hiệp định TPP). Nhưng ông đã thất bại: Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, đã không nhận được sự đồng thuận của giới nông nghiệp và sản xuất xe hơi. Hôm 25-4, như dự đoán, khi Tổng thống Obama rời khỏi Tokyo đến Seoul, vẫn chưa có thêm được tiến triển gì mới và như thế khi chưa có thỏa thuận với Nhật, quốc gia giữ vị trí quan trọng nhất trong TPP, thì hiệp định này vẫn còn dậm chân tại chỗ.”

“Nhiều lần Tổng Thống Obama và những Nhà Ngoại Giao hàng đầu của Mỹ tuyên bố việc xoay trục sang Châu Á Thái Bình Dương, Hoa Kỳ không nhằm mục đích cô lập, kiềm chế Trung Quốc. Và, việc xoay trục của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương không với mục đích an ninh mà về vấn đề hợp tác thương mại đa phương.”

“Các quan sát viên cho rằng các cuộc đàm phán sẽ còn phải tiếp tục chứ chưa thể đạt được sự khai thông mau chóng. Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương là trụ cột trong chính sách châu Á của chính quyền Obama và là một bộ phận không thể tách rời khỏi chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á.”

“Tại Hàn Quốc, quốc gia đã có thỏa hiệp mậu dịch tự do với Mỹ và sự tham gia TPP không có nhiều vấn đề, nhưng ông Barack Obama đã không thể hàn gắn được quan hệ của các đồng minh Nhật-Hàn bị rạn nứt bởi những bất đồng do lịch sử để lại. Những phát biểu của Tổng thống Mỹ về hồ sơ “phụ nữ giải sầu” tại Hàn Quốc khiến chính quyền của ông Shinzo Abe không hài lòng.”

“Tương tự tại Malaysia và Philippines mà Obama phải làm, để vừa trấn an các đồng minh về sự hiện diện mang tính chiến lược của Mỹ tại khu vực, nhưng lại không được thể hiện một thái độ đối đầu với Trung Quốc, đối tác kinh tế lớn nhất của các quốc gia này”.

“Chỉ có điểm đến cuối cùng Philippines đánh dấu được sự tiến bộ có ý nghĩa nhất trong chuyến công du châu Á của ông Obama. Đó là việc ký hiệp định quốc phòng kéo dài 10 năm có thể gia hạn. Thoả thuận này cho phép Mỹ có thể đưa quân và trang thiết bị quân sự đến tập trung tạm thời tại Philippines, nơi mà trước năm 1992 Mỹ vẫn còn các căn cứ không quân và hải quân. Hiệp định này, cùng với những lời khẳng định sự hỗ trợ với quần đảo Philippines đang có các tranh chấp với Bắc Kinh về biển đảo là một bằng chứng cụ thể của chiến lược tái cân bằng tại châu Á của Mỹ.

Tuy nhiên, Tổng thống Obama vẫn giữ ý khi tuyên bố trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Bengnino Aquino rằng: “Mục đích của chúng tôi không nhằm chống lại Trung Quốc cũng không phải để kiềm chế Trung Quốc” và “chúng tôi ủng hộ sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Thái Bình Dương”. Nhưng ông Obama cũng xa xôi gửi đến Bắc Kinh một thông điệp: “Trên khía cạnh luật pháp quốc tế, chúng tôi không nghĩ rằng hành động cưỡng bức hay đe dọa lại là cách giải quyết xung đột”.

Đặc biệt, trong chuyến công du, Tổng Thống Hoa Kỳ “không thèm” ghé Việt Nam.

Còn tờ Công An Nhân Dân trong nước viết: “Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa kết thúc chuyến thăm một tuần đến 4 nước đồng minh tại châu Á là Nhật, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines. Mục tiêu là trấn an đồng minh về kế hoạch xoay trục sang châu Á, hàn gắn quan hệ Nhật - Hàn và đẩy nhanh việc ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) dường như không đạt được như mong muốn”.

Tóm lại, theo nhận định của các Nhà Bình Luận, chuyến công du của Tổng thống Hoa Kỳ tại 4 nước Châu Á chỉ gặt hái một chút kết quả ở Phi Luật Tân. Nhưng bị “Các nhà hoạt động thuộc nhóm Sanlakas hô khẩu hiệu chống Mỹ trong cuộc biểu tình tại thành phố Quezon, Philippines, để phản đối chuyến thăm của Tổng thống Obama, ngày 27-4-2014”. Coi như chuyến công du bị thất bại nặng.

Ngay sau khi Tổng Thống Mỹ kết thúc chuyến công du 4 quốc gia Châu Á, ngày 1 tháng 5 năm 2014, Trung Cộng đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa nằm trên lãnh hải Việt Nam. Trong khi, mọi tầng lớp nhân dân cả nước phản đối mạnh mẽ, thì chánh quyền Việt Nam không hề phản ứng rõ rệt. Và, tất cả các nước trên thế giới chỉ lên tiếng phản ứng chiếu lệ.

Điều này có thể:

1. Những tuyên bố của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ như: “… sự xoay trục sang Châu Á Thái Bình Dương, Hoa Kỳ không nhằm mục đích cô lập, kiềm chế Trung Quốc. Và, việc xoay trục của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương không với mục đích an ninh mà về vấn đề hợp tác thương mại đa phương.” Chỉ với mục đích tung hỏa mù trấn an Trung Quốc.

2. Trong chuyến công du Chấu Á Thái Bình Dương Tổng Thống Obama “không thèm” viếng Việt Nam, đó là sách lược kỳ diệu, chẳng khác nào “bật đèn xanh” cho Trung Cộng muốn làm gì Việt Nam thì làm. Tưởng bở, Trung Quốc vội xâm chiếm lãnh hải Việt Nam bằng cách đặt giàn khoan Hải Dương 981 - chỉ sau mấy ngày Tổng Thống Hoa Kỳ kết thúc chuyến công du 4 quốc gia Châu Á.

3. Thấy Hoa Kỳ không quan tâm tới Việt Nam, Trung Quốc ngày càng hung hăng trên vùng biển Việt Nam, thế giới càng phản ứng mạnh, Trung Quốc càng bị cô lập.

4. Trước đây, Hoa Kỳ từng kêu gọi Việt Nam nên thay đổi chánh trị, tôn trọng nhân quyền, dân chủ, đa nguyên, công đoàn lao động tự do, thả tất cả tù nhân tranh đấu ôn hòa… nhưng chánh quyền Việt Nam tảng lờ. Giờ đây trước hiểm họa xâm lăng Trung Quốc, Việt Nam muốn xích lại gần Mỹ hơn, tất nhiên phải thỏa mãn những yêu cầu đó. Nếu Việt Nam vẫn chơi nước cờ lập lờ hàng hai, không thể nào tránh được cuộc xâm lăng bành trước phương Nam của Trung Quốc

5. Dù sao, nếu Trung Quốc dùng quân sự gây chiến với Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước đồng minh Âu, Á, vì quyền lợi chung sẽ không bỏ rơi Việt Nam. Lúc ấy Trung Quốc sẽ bị tứ bề thọ địch. Trường hợp Thế Chiến Thứ Ba xảy ra, Trung Quốc chắc chắn sẽ bại trận, nước Tàu sẽ bị cắt ra thành mảnh vụn. Mộng bành trướng làm bá chủ Á Châu sẽ vở tan thành mây khói.

6. Như vậy, việc Tổng Thống Hoa Kỳ công du 4 nước Châu Á, mà “quên” viếng Việt Nam đã có tính toán kỹ. Một mặt làm cho Trung Quốc để lộ dã tâm xâm lược Việt Nam. Mặt khác để các nước Á Châu nhìn thấy thực chất của Trung Cộng, sau cùng tạo cơ hội cho Việt Nam thay đổi thể chế chánh trị một cách quang minh.

Đó là Cú đá tuyệt vời của Mỹ trúng ngay tử huyệt Trung Cộng



Thái Quốc Mưu
danlambaovn.blogspot.

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Dân quê Trần Gia thái, giám đốć tivi Hà nội sắp chết đói !

Đây là qUê của Trần Gia Thái, giám đốc đài truyền hình Hà nội đây.
Hai người đàn bà uống nước ao cho... đỡ đói

(Dân trí) - Đã gần 80 tuổi nhưng ước mơ của cụ Trung chỉ là ngày có đủ 3 bữa cơm để ăn. Sống cảnh mù lòa không nhìn thấy gì, ấy vậy mà cụ vẫn là chỗ dựa cho đứa con dở dại chỉ biết liên thiên cả ngày với những câu chuyện không đầu, không cuối.





Trở về thăm cụ Lê Thị Trung ở thôn Thượng, xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, đập vào mắt chúng tôi là căn nhà nhỏ xíu, trống huếch, trống hoác với những đùm rúm của quần áo rách, bao ni lông cũ và những mảng tường đen xì, cáu bẩn. Ngồi tựa cửa một mình hướng ra ngoài sân, cụ Trung cứ run lên bần bật như lúc nào cũng trực đổ xuống. Cách đó khoảng hai mét là chị Lê Thị Hà (con gái cụ Trung) đang ngồi tự nói chuyện một mình rồi lại cười ra chiều thích thú lắm. Chốc chốc khát nước quá, cụ Trung gọi con thì ngay lập tức như một phản xạ quen thuộc chị Hà đứng phắt dậy lấy chiếc bát chạy ù ra ngoài ao múc nước mang về. Hốt hoảng không cho cụ uống, chúng tôi hỏi thì chị hồn nhiên cho biết: “Uống nước lã cho khỏi đói” rồi lại lẳng lặng đi đâu mất.


Gần 80 tuổi, mắt không nhìn thấy gì, hàng ngày cụ Trung ngồi ở bậu cửa một mình.

Bị chồng bỏ đi lấy vợ hai đã lâu, cụ sống với đứa con gái dở dại không biết làm việc gì.
Dường như đã quá quen thuộc với việc làm của con gái, cụ Trung cười cho biết: “Tôi già sắp chết rồi nên lúc khát, nó lấy cho nước ao để uống cũng không việc gì cả nhưng bụng đói thì khó chịu lắm”. Dứt lời cụ cho biết thêm chồng cụ đã bỏ đi lấy vợ hai cách đây mấy chục năm nay nên ở nhà chỉ có mấy mẹ con quây quần sớm tối. Cụ có ba cô con gái thì một cô lấy chồng ở xa họa hoằn lắm mới về thăm mẹ, một cô thì chồng chết vì tai nạn, hoàn cảnh nghèo khó phải một mình chèo chống nuôi ba đứa con thơ nên gần như cũng không chăm mẹ được ngày nào, cô còn lại là chị Hà thì từ nhỏ đã dở dại không bình thường nên phải sống dựa vào mẹ.

Khó khăn, nghèo khổ, trước khi cụ còn sức khỏe cũng quần quật lam làm để đủ cái ăn cho các con nhưng giờ già rồi, mắt hoàn toàn không nhìn thấy nữa thì lại thành ra đói ăn. Thuộc diện vào hộ đặc biệt khó khăn nên mỗi năm hai mẹ con cụ Trung cũng được nhà nước cho mấy chục cân gạo nhưng: “Hôm nào các bác hàng xóm sang nấu cho thì ăn cơm chín còn cái Hà mà nấu thì toàn tro, bụi, có hôm ăn gạo sống” – cụ Trung nghẹn ngào cho biết.


Chị Hà đã 50 tuổi nhưng bị dở dại nên không biết việc gì cả.
Đã dở dại, ấy vậy nhưng chị Hà lại bị người ta hãm hiếp rồi sinh ra cháu Lê Thị Hiên. Nhớ lại ngày con gái chuyển dạ đi đẻ, cụ Trung vẫn còn hốt hoảng: “Nó có biết gì đâu, thấy bụng to lên nó hỏi vì sao rồi ngày đi sinh cháu, nó vì không biết gì nên gào ầm ĩ, bà con làng nước phải đỡ đi đẻ chứ không ngày đó chết cả mẹ cả con vì nó chẳng biết gì cả”.


Con lẩn thẩn cả ngày không giúp được cụ Trung việc gì cả.

Hiện tại cháu Hiên đã học hết cấp II và đang đi làm thuê ở trên thành phố để kiếm tiền nuôi bà ngoại và mẹ. Tình cảnh khó khăn khiến cả làng ai cũng thương cụ Trung. Cả một đời vất vả vì con, đến lúc cuối đời, mắt đã không nhìn thấy, hàng ngày cụ lại sống cảnh “bữa đói, bữa no” bên cạnh đứa con dù đã 50 tuổi đầu nhưng suy nghĩ chẳng khác gì một đứa trẻ lên 3 ngu ngơ, tồ dại.


Tấm ảnh là vật báu của cụ Trung.
Đang dở câu chuyện, sực nhớ ra điều quan trọng, cụ nhờ chúng tôi lấy trên tường bức tranh chân dung cụ chụp lâu lắm rồi mang xuống. Mắt không nhìn thấy nhưng đôi bàn tay yếu ớt run run cụ cố vuốt, lần mò từng tí trên bức tranh cho yên tâm bởi: “Tôi chỉ còn có tấm ảnh này là quý nhất thôi cô ạ. Ảnh này tôi để dành để sau này chết rồi để thờ đấy”.


Cụ Trung phải chịu cảnh nhịn đói nếu như không có sự giúp đỡ từ những người hàng xóm
Nói rồi cụ lại ngồi ôm khư khư tấm hình như một báu vật mà nghe trong bụng từng tiếng ùng ục sôi lên vì đói. Không biết là một bữa, hai bữa hay lâu hơn nữa cụ chưa được ăn gì bởi những người hàng xóm tốt bụng có việc đi vắng, còn con gái cụ chỉ biết “uống nước ao cho đỡ đói, vậy thôi”.

Trung cộng đang chuẩn bị xâm lược ?

 CƠ HỘI NGÀN VÀNG CHO TRUNG QUỐC ĐÁNH VIỆT NAM - CÁC ANH CHỊ Ở MIỀN BẮC NHỚ BẢO TRỌNG!
(*) Các bạn: Hình vệ tinh, di chuyển quân chỉ đăng trong phòng kín (quốc phòng) và phòng mật. Stt nầy chỉ để Public trong 2 giờ và sẽ khóa lại theo dạng Friends.
Hiện nay nước Mỹ đang kẹt nhiều tình hình thế giới và nhất là đang lo cho IRAQ có thể bị khủng bố chiếm. Đây chính là thời gian nguy hiểm nhất mà Trung Quốc có thể đánh Việt Nam bất cứ lúc nào!
Những gì Thùy Trang nhìn thấy diễn biến qua vệ tinh, thông tin cũng như hack được tài liêu TQ ... Nay vẽ lại bản đồ nầy từ cả 2 phía cho các anh chị tham khảo.
Nếu có thấy biến động gì thì tìm cách về hướng Nam, vượt qua Thanh Hóa sẽ an toàn hơn các vùng phía Bắc.
Hình dưới kèm theo hình vệ tinh Trung Quốc di chuyển quân về biên giới. Hiện nay ngoài khơi, Trung Quốc đã đưa tàu chiến trải dài hơn 100 dặm cùng nhiều chiến đấu cơ.
Bài viết dưới đây nêu rõ Trung Quốc đang chuẩn bị dư luận để đánh Việt Nam, đồng thời họ còn nêu rõ KHÔNG còn con đường lựa chọn nào khác!
对于越南越来越升级的骚扰,中国政府一直采取忍让的态度,希望越南能够理智对待中越关系,毕竟,两国意识形态相同,都属于共产主义国家。但是面对越南的咄咄逼人,面对中国外交和军事方面的压力竟然不但没有收敛,似乎看透了中国不敢打它的心理更加变本加厉,对于越南的这种无赖行为,中国还会忍让下去吗?从中越目前的发展趋势来看,中越之战已迫在眉睫,而且中国已经着手准备对越南的侵略实施还击。
首先,中国外交部已经密集的回应越南骚扰中国的来龙去脉,为用武力打击越南作好舆论准备。近几天,中国外交部对于越南的骚扰对全世界作了密集的回应,并且对于越南骚扰的行为进行了深入的描述,对其中的细节作了认真的回应,而且公布了视频,其目的就是让全世界都看清楚越南的真实面貌,说明了中国将来如果打击越南是逼于无奈,而且是打得有道理,不至于在舆论上占据下风。
尤其是中国海事部门发布通告,要求出行中国出入南海的船只要注意周围的船只,以防被碰撞,其实就是在告诉越南,如果再有此事发生,中国将不可能再忍让。尤其中国反复的向世界宣布中国在南海尤其在西沙无可争辩主权的法理和现实理由。这些回应就是为了给武力打击越南赢得舆论的支持,而相比越南,他们却不敢公布细节,更不敢公布视频,说明了越南在法理上是完全站不脚的。
其次,中国在南海的能源勘探和保证通行不可能停止。南海蕴藏丰富的石油,然而,直到现在,在南海疯采石油的主要是南海东南亚的周边国家,中国实际上没有开采过石油,对于石油的需求,中国不可能不去开采南海石油,而且中国目前开采深海油的技术已经成熟,981平台就是一个典型的例证,所以,中国不可能不在南海里开采石油,这是任何国家都不可能阻止的。
而越南等国不但不要中国在南海开采石油,而且采取疯狂的方法来阻挠中国在南海的经济行为,特别是越南竟然还口出狂言,要对中国船只在南海的正常通行要加以破坏,面对越南的这种疯狂行为,中国政府已没有退让的余地,既然谈判已不能解决冲突,那除了采取军事行动已没有任何其它办法。
第三,长久拖下去,将让中国在南海没有立足之地。其实在中国人看来,南海有争议的地区应该只局限于南海群岛,目前在南沙群岛已是错综复杂,中国实际上已经承认南海主权有争议,但对于西沙、中沙、东沙中国是不承认有争议的,但现在越南竟然在西沙闹事,长久不去,西沙都有可能成为有争议的地区,如果是这样,中国面临的威胁将是巨大的,中国整个南大门将无门可守,将敞开大门让人看得清清楚楚。
所以,面对越南在西沙的骚扰,中国政府是绝对不可能容忍,尤其是中国好话说尽之后,越南竟然不但不听,还变本加厉,真是忍无可忍,已到了是可忍孰不可忍的程度。
第四,中国已通告美国中国绝不会在南海上退让。中国国防部长上月已访问美国,已经正告美国中国政府在南海的主张,而且明确告诉美方,中国绝不会在南海再让步,这就明确告诉了这些疯狗的主子,我们要打狗了,要开展清除行动了。何况越南连做美国的狗的资格都不如,因为越南并不是美国的盟国。
何况,美越之间在历史上不共戴天,美国之所以在口头上支持越南,就是因为越南在目前来看对美国有利用的地方,这就为中国暴打越南扫清了最后的障碍。
第五,中国确实到了通过武力解决主权问题的时候了。中国在南海的主权一直宣称是无可争辩,但现实是六龙治水,中国在南海的存在已经越来越微弱,越来越危险,通过谈判从目前看来已无解决主权的可能,而且按照目前的态势发展下去将会越来越麻烦。
所以,除了用武力已没有第二种可能,但中国是不轻易动武的国家,但为了显示存在,不惜一战确实是情非得已,而现在越南的表现到了确实不能容忍的地步,枪打出头鸟,暴打越南就正是时候。
尤其是越南是侵占中国主权最多的国家,特别是越南是东南亚军事最强大的国家,自己号称是世界第三大海军国家,中国打越南并非以强打弱,而是以弱打强,既然如此,那就打吧,只有这样,才能震慑其他对中国南海主权有想法的国家。
所以,通过近段时间中国外交对越南的种种变化,我们不难读出中国政府对暴打越南正在做各种准备,中国暴打越南已经迫在眉睫。
Nguyễn Thùy Trang

Thoát Trung hay thoát cộng trước ?

Không thể “Thoát Trung” mà không “Thoát Cộng”!

Posted by adminbasam on 09/06/2014

Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn tiến sĩ Hà Sĩ Phu

Từ hơn một tháng nay, giàn khoan Trung Quốc thăm dò dầu khí chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, nằm sâu trong khu vực mà Việt Nam khẳng định là vùng đặc quyền kinh tế, tạo sự phẫn nộ và lo lắng cho người Việt khắp nơi.

Vào chiều ngày 5/06/2014, tại trụ sở Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra một cuộc hội thảo mang tên « Làm sao để thoát Trung ? ». Hội thảo do Quỹ Văn Hóa Phan Chu Trinh tổ chức.

Về sự kiện này Tiến sĩ Hà Sĩ Phu trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã bình luận như sau:

00:0000:00

Trần Quang Thành: Thưa tiến sĩ Hà Sĩ Phu, mấy ngày hôm nay dư luận rất quan tâm đến một cuộc hội thảo tổ chức tại 53 Nguyễn Du Hà nội về vấn đề làm sao để thoát Trung, riêng tiến sĩ nghĩ thế nào về vấn đề này?

Hà Sĩ Phu: Bây giờ thì thoát Trung trở thành ý nghĩ chung của nhiều người rồi, Thấy mình bị phụ thuộc vào Tàu nhiều quá, bọn nó đè nén mình, thậm chí sẽ là một cuộc Bắc thuộc kiểu mới. Nó đến nơi rồi, gần quá rồi, cho nên kể cả những người từ những phía khác nhau cũng gặp nhau ở chỗ “thoát Trung”!

Thế nhưng đi vào cụ thể cũng còn khác nhau rất nhiều đấy. Thứ nhất về nội dung thoát Trung là thoát những gì thì cũng dễ hiểu thôi, thoát Trung là phải thoát cả từ ngày xưa cơ, trước khi có Cộng sản mình cũng đã bị ảnh hưởng Trung Quốc rất nhiều, Phong kiến ngày xưa cũng chịu ảnh hưởng Trung Quôc rất nặng chứ không phải chỉ từ chủ nghĩa cộng sản ta mới bị Trung Quốc đè nén như thế đâu, Điều đó là rất đúng. Thoát Trung là cả một vấn đề rất lớn, nó kéo dài rất nhiều thế kỷ rồi.

Nhưng thoát Trung liên quan đến thoát Cộng như thế nào thì tôi thấy trong cuộc hội thảo đó chưa được đặt ra một cách cụ thể rõ ràng, tuy cũng có người nhắc đến. Nhưng quan trọng là thế này, bây giờ muốn thoát Trung thì gặp trở ngại gì? Chính cái chủ nghĩa Cộng sản, đảng Cộng sản là yếu tố cản trở cái việc thoát Trung hiện nay, vì thế trước mắt không thể thoát Trung mà lại không tấn công vào cái yếu tố Cộng sản được, vẫn còn thể chế Cộng sản này mà muốn thoát Trung thì khó, cực kỳ khó. Ví dụ đơn giản thế này, muốn biểu tình chống Trung Quốc thôi, một việc quá nhỏ trong chuyện thoát Trung, mà cũng bị cấm. Nhân ngày kỷ niệm cuộc đàn áp Thiên An Môn, báo chí cũng muốn đưa một cái tin về sự kiện cách đây 25 năm rồi, ôn lại lịch sử Trung Quốc thôi, cũng phải rút bài xuống. Những việc nhỏ như thế cũng không làm được huống chi là một việc quá to lớn như việc thoát Trung? Tôi đồng ý thế này, thoát Trung là một vấn đề lớn kéo dài và liên quan rất nhiều, còn thoát Cộng chỉ liên quan đến một giai đoạn ngắn hơn, nhưng cái ngắn hơn này lại đang là trở ngại như cái núi Thái sơn nó chặn cái đường thoát Trung, cho nên không thể thoát Trung mà lại không cần thoát Cộng! Tôi mới đọc bài của ông Ngô Nhân Dụng, tôi rất thích là sau khi đã giải thích nhiều ở phần trên rồi ông ấy mới kết luận rằng: vậy thời phải thanh toán chủ nghĩa cộng sản mới thoát Trung được. Tôi rất đồng ý với kết luận rất rõ ràng đó.

TQT: Thưa tiến sĩ Hà Sĩ Phu, ông đã khẳng định là “muốn thoát Trung trước hết phải thoát Cộng, vậy làm thế nào để thoát được Cộng?

HSP: Hiện nay đây mới là bài toán khó nhất đấy, nói thoát Trung thì rất dễ nhưng nói đến chuyện thoát Cộng thì lại rất rắc rối, ý kiến lại phân tán rất ghê. Trong cuộc hội thảo vừa rồi không phải là không có người nghĩ đến cái điều là muốn thoát Trung thì phải thoát Cộng bởi vì Cộng chính là một cái núi Thái sơn nó chặn đứng quá trình thoát Trung, không thể tiến hành cái gì hết. Nhưng mà nói hết sự thật ấy ra bây giờ là rất khó. Chuyện đấu tranh dân chủ trong nước chính là chuyện thoát Cộng đấy. Đấu tranh để giành lấy độc lập dân tộc, giành chính quyền thì đó là chống ngoại xâm, còn thoát Cộng chính là chống nội xâm. Đây là quan hệ giữa chống nội xâm và chống ngoại xâm.

Trước đây, khi Trung Quốc nó chưa thò cái nanh vuốt quá lộ liễu ra thì vấn đề dân chủ trong nước là rất khó, khộng biết làm thế nào, không biết phất cái lá cờ gì để tiến hành việc dân chủ trong nước được. Vì vừa thò ra cái tư tưởng phê phán Đảng, đòi thanh toán cái độc tài Đảng trị, thì bị đàn áp dễ như không. Thế nhưng bây giờ rất hay, Trung Cộng nó chơi những trò vỗ mặt mình, thế nên nhà nước này cũng không thể im tiếng như trước được nữa cho nên cũng phải đồng thuận với nhân dân lên án Trung Cộng. Thêm một lá cờ chống ngoại xâm thì cái chống nội xâm mới phát triển lên được. Cho nên cái anh Tàu nó lại giúp mình, mặc dù nó chơi đểu thế. Nó làm cho mình cũng dễ đấu tranh cho cái dân chủ. Tóm lại là thế này: quan hệ giữa thoát Cộng và thoát Trung chính là quan hệ giữa chống nội xâm và chống ngoại xâm đấy.

Thế thì làm cái gì trước và sẽ làm như thế nào? Tôi nghĩ hai cái đó nó nhịp nhàng, tức là không thể nói làm cái này xong rồi mới làm cái kia được. Tôi biết nhiều anh em ở hải ngoại cho rằng phải thanh toán xong cộng sản trong nước thì mới tính đến chuyện chống Tàu được, nhưng như vậy thì làm không nổi đâu. Vì thứ nhất không biết bao giờ mới thanh toán được cái nội xâm, nội gián, trong khi chưa chống được cái nội xâm ấy thì ngoại xâm đã tấn công ta rồi , trong nước chưa có dân chủ thì lãnh thổ Tổ quốc đã mất rồi! Thế thì không thể nói cái nào trước cái nào sau được đâu mà hai cái phải đồng thời, nhịp nhàng và  tùy theo tình hình. Nếu Trung Quốc gây hấn thêm nữa, thì ngay cả Trường sa cũng đang bị đe dọa, lúc nào cũng có thể bên miệng hố chiến tranh. Theo ý kiến của anh Ngô Nhân Dụng cũng không cần phải lo âu quá mà cũng đừng có ảo tưởng quá. Nhưng tôi nghĩ cũng phải nhịp nhàng mà tùy theo tình hình, không thể nói dứt khoát phải thoát Cộng trước hay thoát Trung trước, hai việc đó phải làm đồng thời nhịp nhàng và tùy theo tình hình.

TQT: Trong cuộc chống Trung Quốc xâm lược hiện nay nổi lên một nhân vật là ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông có nhiều tuyên bố mạnh mẽ về vấn đề chống Trung Quốc xâm lược. Ông nói tình hữu nghị không thể viển vông, ông còn nhắm vấn đề phải kiện Trung Quốc ra quốc tế. Nhưng cũng có một vị cách mạng lão thành là cụ Nguyễn Trọng Vĩnh nói không hiểu được lời ấy nói thật hay giả, tiến sĩ Hà Sĩ Phu nghĩ thế nào?

HSP: Cái này cũng không mới gì: Bác Tấn Dũng thì cũng nói nhiều điều hay rồi nhưng mà đúng là nói xong lại chưa làm được cái đó, dù rất có cảm tình với thủ tướng thì cũng không thể bênh vực vì ông ấy nói mà không làm gì cả. Tôi nghĩ thế này, trong tình hình hiện nay cả giới lãnh đạo họ quá kém về mọi mặt, kém về dân chủ đã đành rồi mà còn kém cả vấn đề chống ngoại xâm. Họ rất là nhu nhược, rất là hèn. Thế thì ai nói ra điều gì tốt một tý ta vẫn phải túm lấy những câu đó để ta động viên đã. Tất nhiên phải phân biệt lời nói với con người. Lời nói đó hay thì ta cũng ghi nhận, động viên, rồi ta yêu cầu là nói rồi thì phải làm. Thái độ hơi cực đoan là xổ toẹt, tức là bất cứ câu nói nào hay dở cũng xổ toẹt hết. Đã đành xổ toẹt cũng có cơ sở bởi ông này nói hay nhiều quá nhưng chẳng làm gì. Có khi ông cũng nhằm giành ghế trong Đại hội Đảng sắp tới thôi. Thế nhưng cũng cứ động viên để gợi mở một khả năng khác, có khi vì đang bị cả một cái hệ thống o ép nên ông ấy cũng bó tay chưa làm được? Dù sao nói ra một lời tốt cũng hơn là hèn mạt hoặc im lặng không nói gì hết. Thế nhưng mình cũng không thể nhẹ dạ để bị lừa hết cái nọ đến cái kia. Cho nên phải nói như cụ Vĩnh (Nguyễn Trọng Vĩnh), nói thẳng cũng rất cần thiết. Cụ phê bình ông Nguyễn Tấn Dũng nói dối, phê bình luôn cả ông Phùng Quang Thanh với tư cách một ông tướng cha dạy một ông tướng con, tôi thấy những thái độ như thế là đều có ích cả.

TQT: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì bảo là kiên quyết chống, Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Thế nhưng đại tướng Phùng Quang Thanh thì bảo cái việc giàn khoan chỉ là việc nhỏ thôi chứ tình hữu nghị Trung Quốc – Việt Nam vẫn rất là đẹp đẽ. Vẫn là 16 chữ vàng, Vậy có phải là trống đánh xuôi kèn thổi ngược không?

HSP: Thì đúng quá,ở cái hội nghị Shangrila rất lạ là thủ tướng thì coi như là quan văn nhưng vẫn nói mạnh, thế còn quan võ thì rất kém phải nói là cái câu của ông Phùng Quang Thanh kém, kém nhất! Thứ nhất là muốn xem có kiện hay không lại phải chờ xem thái độ của họ thế nào đã, thứ hai là vẫn còn ôm cái 16 chữ vàng là cái mà cả thiên hạ họ chửi hết cỡ rồi , nên thái độ ông Phùng Quang Thanh này là không chấp nhận được.

Tôi xin mở ngoặc nói thêm thế này, anh có đọc bài của ông Phạm Đình Trọng, là người đồng đội với ông Phùng Quang Thanh trước đây? Trong một trận đánh ông Phạm Đình Trọng mô tả Phùng Quang Thanh cũng là một chiến sỹ dũng cảm cho nên mới được lên chức, tức là người cũng yêu nước và dũng cảm, vốn không phải là người hèn, tôi thấy chuyện ấy rất hay. Cái hèn, cái tồi tệ của một người vốn hèn vốn tồi tệ thì thực ra không có gì đáng quan tâm. Nhưng cái hèn, cái tồi tệ của người trước đây vốn không hèn không tồi tệ mới nói lên rằng cái hèn cái tồi tệ này không phải là của cá nhân nữa mà của cả một hệ thống , đã nằm ở trong cơ chế đó thì cũng phải tồi tệ thôi. Cái tồi tệ của cơ chế đã đến mức độ làm cho những người vốn tử tế cũng không tử tế được nữa, trước đây không hèn giờ cũng không thể không hèn, chứng tỏ cái hèn mạt tồi tệ không còn là của cá nhân nữa mà nó là của cái hệ thống. Tướng Phùng Quang Thanh nếu không phải nằm trong cái hệ thống này, cái Bộ Chính trị này, chắc ông ấy cũng không đến nỗi hèn như thế.

TQT: Tiến sĩ Hà Sĩ Phu vừa nói vấn đề cải cách cơ chế thì thông điệp đầu năm 2014 của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rất mạnh vấn đề cải cách cơ chế nhưng mà gần 6 tháng của năm 2014 đã trôi qua tiến sĩ thấy vấn đề cải cách cơ chế như thế nào?

HSP: Nghe cái vấn đề cải cách cơ chế của ổng thì cũng nhiều người bàn đấy. Có phải là cải cách cái “thể chế chính trị” không hay là cải cách thể chế một cách chung chung? Mà cải cách thể chế chính trị thật tức là phải cải cách hệ thống, là hệ thống Cộng Sản, hệ thống Mác Lê nin! Cải cách hệ thống thật sự thì phải bỏ cái chủ nghĩa Mác Lê nin, bỏ được CS thì thành một nước dân chủ văn minh như các nước bình thường! Nhưng tôi nghĩ nói như thế thì ông Nguyễn Tấn Dũng cũng chưa thể làm được, không thể làm được, vì muốn làm được thì dũng khí cá nhân rồi phải có tổ chức, mà bao quanh thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện nay chả có một lực lượng nào có thể tin cậy được, hoặc cùng là một cánh tham nhũng, cũng phi dân chủ đàn áp biểu tình. Còn có một cánh không nhỏ Đảng viên có tiến bộ, người ta gọi là cánh “cải lương”, cũng hy vọng vào ông ấy, nay cũng mất lòng tín với ông Dũng rồi nên không có lực lượng nào đáng tin cậy đứng đằng sau thủ tướng cả, vậy thì cá nhân thủ tướng dẫu có những thiện ý cũng không có cái bối cảnh để mà triển khai.

Nhưng quan trọng nhất là bên cạnh vẫn có một thằng Tàu rất to, ta công nhận là Tàu hiện nay cũng không phải là mạnh đâu, nó cũng đang có rất nhiều khó khăn nội bộ, nhưng sức mạnh của nó vẫn đủ để kiềm chế VN, bởi VN hiện nay đang nằm trong tay nó rồi mọi thứ nằm trong ống tay áo của nó rồi! Dù đồng ý rằng TRUNG QUỐC không hề mạnh như chúng ta tưởng nhưng trong tình trạng yếu nó vẫn đủ sức kiềm chế VN! Ví dụ ông Dũng đòi cải cách thể chế mà bỏ cái CNCS này đi để khỏi có tình trạng hai đảng làm việc với nhau để quyết định số phận đất nước thì Tàu nó sẽ hủy ngay cái “chỗ” (nhân vật) đó. Nếu ông Dũng muốn thành Pu tin, bỏ cái Trung Cộng đi mà đi với nhân dân thì mới có một Pu tin thật, mới thoát Trung hoàn toàn, nhưng ở VN trong những điều kiện cụ thể hiện nay thì làm sao làm được như vậy? Thế nên những câu “cải cách thể chế” của ông Dũng cũng không ra ngoài cái quy luật chung (của ông) là chỉ nói thế chứ không làm được.

TQT: Như vậy thủ tướng có thể thoát Trung được không để nhân dân đứng sau thủ tướng thưa tiến sĩ?

HSP: thì tôi vừa nói rồi, nếu quả thật thủ tướng mà muốn thoát Trung thật, không có ôm ấp một cái hữu nghị viển vông, nhân dân sẽ đứng sau ông ngay. Nhưng mà ông cũng chỉ nói thế chứ làm thì không làm, ví dụ ông nói là chống Tàu thì tại sao những người biểu tình yêu nước thôi ông lại bắt, ông lại không cho biểu tình diễu hành? Hiện ông là thủ tướng ông điều khiển chứ ai nữa, dù tổng bí thư thì đang nắm bí thư tổng quân ủy, thì thôi ông Dũng chưa tác động được vào mạng quân đội, nhưng ông vẫn đang điều hành chính phủ…, nhưng vừa nói xong thì ông làm ngược lại, thế thì có ai tin nữa? Mặc dù chúng ta rất là rộng lòng, sẵn sàng chờ đón những thay đổi nên ai nói lời nói tốt thì ta cũng muốn động viên ngay, thế nhưng một lần bất tín vạn sự bất tin, bất quá tam thì đâu có tin được? Đến cụ Vĩnh cũng là người rất rộng lòng nhưng cũng không thể tin nổi.

TQT: Xin chân thành cảm ơn tiến sỹ Hà Sĩ Phu đã có những ý kiến rất thẳng thắn và quan tâm đến tình hình đất nước.