Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Tiểu thuyết Cò hồn xả nghĩa 31

Tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa 31.


Phạm Thành

31.

Báo chí đăng tùm lum, tum tùm la về Mynga, không chỉ chuyện chính quyền Mynga dùng lực lượng chuyên chính phá hoại sản xuất của dân, trù úm người ngay thẳng mà còn có phóng sự về mấy mươi năm xây dựng xã hội Cò hồn Xã nghĩa từ cấp thấp rồi lên cấp cao, nhưng dân bây giờ lại đang sắp chết đói cả loạt, và còn đặt vấn đề:
“Phải chăng đảng Mynga học chủ nghĩa Mác- Lenin chưa thuộc?
Phải chăng dân Mynga thực hiện sai?

Phải chăng đến lúc cần đổi mới thế hệ lãnh đạo?”.
Nhờ có bản tính thẳng thắn, trung thực mà cậu Cao Công Thắng được báo chí Mynga ủng hộ rùm beng.
Có rất nhiều nhà báo viết bài khen ngợi cậu.
Cậu được tôn lên như là cán bộ mẫu mực nhất của thời kỳ đổi mới với tình tính thẳng thắn, không tôn thờ chức tước, địa vị, tiền bạc, có hồn văn chương trong người, lại là người đã chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến, rất xứng đáng được đưa vào diện quy hoạch lãnh tụ kế cận cho nước Mynga.
Báo chí Cần làm ngay ủng hộ cậu, nêu sự thật, đã như cơn gió lốc vần vũ trên bầu trời tối tăm ở nước My nga, như điềm báo hiệu sắp có sự thay đổi lớn trong đời sống chính trị, trong đời sống cơm áo của người dân.
Người dân và lớp cán bộ kế tiếp hy vọng, Hò Văn Đản và bộ tham mưu cổ lỗ sĩ hại dân, hại nước lâu nay của ông sẽ bị thay thế, nhường chỗ cho lớp đàn em trẻ khỏe và ham muốn có nhiều tiền của hơn thay thế.
Lãnh tụ Hò Văn Đản và thuộc hạ của ông ta vừa cay cú, vừa lo lắng về những bài báo này.
Nhằm chống lại những nội dung mà báo chí nêu, một mặt, Hò Văn Đản tạm giao chức quyền Chủ tịch nước Mynga cho đồng chí Cao Công Thắng; mặt khác để tỏ lòng coi trọng đám nhà báo vừa xổng chuồng, Hò Văn Đản liền ra quyết định tăng tiền trợ cấp hành nghề cho các nhà báo; sai người đi cửa sau đem lời hứa hẹn tăng chức cho một số đồng chí cán bộ lãnh đạo báo chí và một số đồng chí cán bộ chủ chốt nước Mynga đang ở phe Cần làm ngay.
Còn đối với dư luận, Hò Văn Đản đã tính toán một cách ứng xử phải vừa mềm, vừa cứng như thế nào rồi.
Sau khi biết chắc đám đồng chí lãnh đạo cao cấp, chủ chốt vui vẻ nhận lời ủng hộ, lãnh tụ Hò Văn Đản tổ chức đợt tập huấn chính trị, đối tượng học tập là các nhà báo có bài viết ở mục Những việc cần làm ngay cùng toàn bộ Tổng biên tập các báo, đài trong cả nước.
Lãnh tụ Hò Văn Đản đến dự, phát biểu khai mạc và tham gia thảo luận cùng học viên:
“Các đồng chí! Một đảng, một tổ chức cách mạng không dũng cảm nhận sai lầm và sửa chữa sai lầm là một đảng hỏng, một tổ chức hỏng”.
Nhà báo nghe lãnh tụ Hò Văn Đản nói hay quá, đồng loạt vỗ tay.
Trong lúc các nhà báo đang phấn khởi vỗ tay, lãnh tụ Hò Văn Đản đưa chiếc khăn mùi xoa lên thấm thấm vào mắt.
Lãnh tụ Hò Văn Đản phát biểu tiếp:
“Các đồng chí!
Là cán bộ:
phải gương mẫu;
phải:
cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư,
phải là
đầy tớ,
phải là công bộc trung thành với với dânphục vụ vô điều kiện cho dân,
lấy dân làm mục đích tối thượng cho những suy nghĩ và hành động của mình;
phải biết rèn rũa phẩm chất đạo đức mà tiền nhân đã dạy:
Tiên thiên hạ chi ưu,
Hậu thiên hạ chi lạc  Khổ trước điều thiên hạ khổ, sướng sau điều thiên hạ sướng”.
Các nhà báo nghe phấn khởi quá lại đồng loạt vỗ tay.
Trong khi các nhà báo vỗ tay, lãnh tụ Hò Văn Đản lại đưa khăn mùi xoa lên thấm thấm vào mắt.
“Để cho dân đói, dân thiếu thốn là ta có tội với dân. Tôi nghe nói có nơi đã phải đổi con cho nhau để có cái ăn”.
Lãnh tụ Hò Văn Đản sụt sịt, nghẹn ngào, đưa khăn mùi xoa lên che mũi, rồi bỗng ông ta hắt xì hơi ba cái.
Một đồng chí đảng viên, thuộc hạ của lãnh tụ Hò Văn Đản giơ tay xin phát biểu:
“Thưa các đồng chí đoàn chủ tịch, thưa các đồng chí nhà báo, cụ Đản chẳng biết nghe ai báo cáo mà đưa ra thông tin rùng rợn này. Ở Mynga ta có hiện tượng, đổi nhau bà đẻ nhà này cho nhà kia ăn thôi ạ. Làm gì có đổi trẻ con cho nhau ăn.
Chắc các đồng chí đang có mặt ở đây đều biết, đất nước ta đang bị bọn Đế quốc Mỹ cấm vận nên ta mới phải khó khăn như thế này. Thế nhưng, ta nhất định không chịu thua chúng, khuất phục chúng, vì chúng ta là người cách mạng, mà một đặc điểm quan trọng của người cách mạng là phẩm chất sáng tạo không ngừng, là tinh thầntrong cái khó, phải ló được cái khôn[1].
Nhau bà đẻ, bác sĩ nói rất giầu đạm, chất béo và vi ta min, ạ. Tận dụng nguồn thực phẩm này cũng chỉ là một sáng tạo của tình thần chống lãng phí mà Cụ và đảng ta chỉ thị cho toàn dân, toàn quân học tập và làm theo, thôi, ạ. Tôi nghĩ, nói gì thì nói, ghi vào biên bản thế nào thì ghi, nhưng nhất quyết phải lấy trung thực làm đầu. Tôi nghe nói, chuyện đổi con cho nhau là có, nhưng là ở bên nước láng giềng Quốc Cộng, ở bên ta có truyền thống lá lành đùm lá rách[2],không thể có chuyện đó được”.
Cậu Cao Công Thắng phát biểu rất gay gắt phản đối cả hai loại ý kiến này:
“Các đồng chí, chúng ta không nên chống chế. Không nên làm đẹp báo cáo bằng cách thay chữ, đổi ý, sửa câu, đọc cho thuận mồm, nghe cho sướng tai, mà phải nêu đúng cái đang tồn tại, cái người dân đang sống lay lắt không có cơm ăn, áo mặc, không có ngày mai.
Phải trung thực nêu thực trạng:
Mynga ta có khó khăn không?
Có.
Dân ta có đói ăn không?
Có.
Dân ta có mất niềm tin không?
Có.
Lãnh đạo có gương mẫu không?
Không.
Lãnh đạo có chịu suy nghĩ, vì sao mùa màng ở nước ta năm nào cũng thất bát không?
Không.
Có chuyện lãnh đạo nước ta vì lo dân phát triển tư bản mà phá hoại sản xuất không?
Có.
Báo chí nêu có đúng không?
Đúng.
Dân sắp ngả rạ ra rồi, chúng ta không thể không trung thực.
Cả mấy mươi triệu dân nước Mynga đang thiếu đói trầm trọng.
Dân đói quá rồi, người chết đói cũng lên đến con số hàng vạn rồi. Nhiều câu chuyện có thật, bố mẹ phải quăng con cái đi, vì không kiếm được gì ăn để nuôi chúng nó nữa; những vụ cướp của, giết người man rợ xảy ra liên miên; đã thấy trong quán phở, quán cháo những bát phở, bát cháo dậy mùi thịt người rồi.
Ta cấm báo chí loan những tin này, người chết được ghi trong một danh sách bí mật. Nhưng chẳng gì có thể bí mật mãi được đâu.
Không trung thực, không nhìn nhận đúng sai lầm, tất cả chúng ta cũng sẽ đi tong với dân.
Đánh Pháp ta đã thắng. Đánh Mỹ ta đã thắng. Đánh bành trướng Bắc Kinh, ta đã thắng.
Dân ta anh hùng, dũng cảm hy sinh vì đất nước, vì Tổ quốc như vậy, chẳng lẽ các đồng chí chúng ta lại để dân khốn khổ, khốn nạn như vậy, mãi sao?
Chẳng lẽ chúng ta lại thua trong xây dựng và phát triển kinh tế hay sao?
Tôi xin cảnh báo với các đồng chí rằng, khi Nhật hất cẳng Pháp lên cai trị ở xứ Đông Dương tới năm Ất Dậu – Một chín bốn nhăm, có hàng triệu người dân nước My nga chết đói. Xác chết nằm tràn lan đầu đường, xó chợ, cổng rảnh, luống cày, bốc mùi thối rữa, xộc lên mũi tất cả chúng ta, trong khi đó trong kho của Nhật vẫn còn đầy ắp thóc, gạo, nhưng chúng vẫn làm ngơ, không chịu mở kho lương cứu đói cho dân chúng. Tàn ác hơn nữa, chúng còn dùng ngô, lúa làm nguyên liệu để chạy tàu hoả, tàu thuỷ, ô tô.
Chính những xác người chết la liệt đập vào mắt mà những người còn đang sống lay lắt nhưng không bao giờ muốn chết mà người dân nước Mynga đã vùng lên phá kho thóc của Nhật. Từ đó, phong trào cách mạng mới có đà phát triển mạnh mẽ. Không có sự kiện lịch sử đói kém làm chết người, có lẽ chẳng có một sự thay đổi vĩ đại nào cả. Bài học về thành công của cách mạng tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị, thưa các đồng chí”.
Các nhà báo lại vỗ tay rào rào.
Lãnh tụ Hò Văn Đản đứng lên đưa tay tắt cái mcro cậu Thắng đang nói, rồi ghé miệng vào cái mcro trước mặt, ông ta ngậm ngùi:
“Thưa các đồng chí, tôi thay mặt nhân dân Mynga nhận một số khuyết điểm do chủ quan, nóng vội muốn đưa dân sớm đến xã hộiCò hồn Xã nghĩa làm theo năng lực, hưởng theo nhụ cầu mà mắc khuyết điểm, sai lầm, nhưng bản chất của việc triệt hạ sản xuất của tư nhân như phá lúa trên ruộng của dân như:
phá của ông Hà Độ;
phá lò ấp vịt của gia đình ông Phạm Vương,
bắt người này,
bỏ tù người kia,
cũng chỉ là thực hiện đúng đường lối của đảng Cộng sản Mynga, rất đúng nguyên tắc Mác xít”.
Hò Văn Đản ngừng lời. Không khí buổi khai mạc lớp tập huấn báo chí trầm hẳn xuống. Với phong thái thường tự tin nói trước đám đông, Hò Văn Đản cao giọng hỏi các nhà báo:
“Các đồng chí, có đúng Mynga ta là tụ điểm của tiêu cực không? Có đúng Mynga ta là bãi chiến trường để thử sự thành bại của sự nghiệp đổi mới Cần làm ngay trong nước Mynga ta không?”.
Giới báo chí có người húng hăng ho, rồi có người mạnh bạo cáu lên trước các câu hỏi của Hò Văn Đản:
“Đồng chí Đản nên đi thẳng vào vấn đề. Nhà báo chúng tôi được triệu tập đến đây để nghe các đồng chí nhận khuyết điểm về điều hành chỉ đạo như thế nào? Đồng chí không nên lấy quyền lãnh tụ đặt những câu hỏi ngược với mục đích của lớp tập huấn. Các đồng chí nên lấy tâm thế, mình là người có khuyết điểm để nhận lỗi. Lấy tư thế một người lính, đề nghị đồng chí nên lấy tư thế mình đang như tù binh để giải bày. Đồng chí đang là tù binh”.
Lãnh tụ Hò Văn Đản ngồi ở giữa ghế chủ tịch đoàn đứng phắt dậy, giọng méo đi, gầm lên, cắt ngang phát biểu của lực lượng báo chí:
“Các đồng chí muốn chúng tôi xưng tội như kẻ tội đồ, tù binh của công cuộc Cần làm ngay phải không?
Nhưng thưa các đồng chí nhà báo đáng kính, chúng tôi là tội đồ, tù binh nhưng là người đang lãnh đạo các đồng chí.
Chúng tôi là tội đồ ư?
Nhưng kẻ tội đồ này không có Chúa.
Chúng tôi là tù binh ư?
Nhưng là tù binh có súng ống”.
Tâm thế của chúng tôi là như vậy. Các đồng chí làm báo mà chẳng hiểu các đếch gì cả. Các đồng chí nêu trong đảng mất đoàn kết vì các đảng viên tranh nhau đem bò đi phối giống;
tự do dân chủ của nhân dân bị vi phạm nghiêm trọng;
lãnh đạo tham quyền cố vị, thoái hóa biến chất;
không trọng dụng những người có năng lực, uy tín, có đạo đức, có sức khỏe vào vị trí lãnh đạo chủ chốt của nước;
không thừa nhận khuyết điểm, sai lầm cụ thể nào;
kiên quyết chống lại những sự thật do báo chí nêu ra;
không đưa lớp trẻ thay thế lớp già;
sao lại không chính thức trao chức Chủ tịch nước mà chỉ là quyền cho đồng chí Cao Công Công Thắng;
các đồng chí nêu phe cánh chúng tôi chống lại Những việc cần làm ngay. Tội chúng tôi to đến thế sao?”.
Hò Văn Đản dừng lời, lại đưa khăn mùi xoa lên lau bọp mép bám nhòe nhoẹt trên miệng. Lau xong Hò Văn Đản mỉm cười, giọng hết sức nhẹ nhàng:
“Cho tôi hỏi các đồng chí nhà báo nhé:
Báo chí của các đồng chí là báo chí của ai?
Các đồng chí ăn lương là ăn lương của ai?
Các đồng chí mặc áo là mặc áo của ai?
Báo chí các đồng chí là báo chí cách mạng hay báo chí phản động?
Nhà báo các đồng chí là đảng viên Cộng sản hay là đảng viên Dân chủ, đảng viên Xã hội, hay đảng viên Đế quốc?
Các đồng chí có còn là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ nữa không?”[3].
Lạ hỉ?
Các đồng chí phải trả lời cho tôi những câu hỏi này, ngay bây giờ, tại đây”.
Chả nhà báo nào trả lời được những câu hỏi này. Nhà báo nào nghe Hò Văn Đản hỏi, mặt cũng cúi xuống, tay không mâm mê cái máy ảnh, máy ghi âm thì tay lại xọc vào túi quần, trong đầu như có điều thiêng liêng khốn nạn hiện lên:
“Ừ nhỉ. Mình ăn cơm của đảng, mặc áo của đảng.
Mình là đảng viên Cộng sản phải bảo vệ Cộng sản như bảo vệ con người của mắt mình chứ.
Hò Văn Đản là ai?
Chẳng là lãnh tụ của đất nước ư?
Chẳng là đảng viên ư?
Chẳng là cùng hội cùng thuyền với mình ư?
Cùng hết, sao ngu gì mà diệt nhau”.
Không thấy nhà báo nào ho háy gì, lãnh tụ Hò Văn Đản hò hẹn với các nhà báo:
“Các đồng chí nhà báo. Các đồng chí hãy tự suy nghĩ và trả lời tôi những câu hỏi vừa đặt ra, rồi ta lại gặp mặt nhau, bàn tiếp cho ra nhẽ ở ngay lần tập huấn này”.
Nhà báo Hiên Vũ nghe Hò Văn Đản nói, mặt cứ ngửa ngửa lên, mắt mở to tháo láo, tóc đen mượt phủ xuống cái trán ngắn như rong rêu nhuộm đen phủ lên đầu người làm bằng đất sét.
Rất tự tin, tay nhà báo Hiên Vũ, thay mặt cho cánh báo chí, giọng run run, đáp lễ Hò Văn Đản:
“Tôi xin thay mặt giới báo chí cảm ơn lãnh tụ đã thân chinh đến khải giảng lớp tập huấn báo chí đặc biệt thời đổi mới cho chúng tôi. Những lời đồng chí vừa nói là những lời vàng ngọc, là kim chỉ nam cho suy nghĩ và hành động của bất kỳ một nhà báo nào trong chế độ Xã nghĩa của chúng ta. Tôi nghe đồng chí nói mà như tỉnh ra, mà như đã nuốt lấy từng lời.
Thay mặt cho anh em báo chí, tôi xin cảm ơn đồng chí.
Thay mặt cho anh em báo chí, tôi hứa với đồng chí, lực lượng báo chí sẽ nghiêm túc nghiên cứu, học tập và quán triệt tư tưởng lớn của đồng chí để báo chí xứng đáng hơn nữa với vị trí đầu đội chính sách, tay cầm chủ trương[4] mà đảng và đồng chí đã tin cậy giao phó”.
Hò Văn Đản mỉm cười hài lòng với nội dung đáp lễ của tay nhà báo Hiên Vũ thay mặt cho cánh báo chí phát biểu. Sau đó ông ta tuyên bố bế mạc buổi khai mạc tập huấn báo chí với công cuộc đổi mới.Ông ta rời ghế Chủ tịch đoàn, đi thẳng xuống hành lang giữa hội trường, dọc theo hai hàng ghế trong tiếng vỗ tay vang dội kéo dài của học viên.
Trong tiếng vỗ tay dồn dập đó, Hò Văn Đản vừa đi vừa lẩm bẩm:
“Ta có thể nơi quyền cho tất cả, nhưng dân chủ thì không. Không. Không. Không bao giờ”.
*
Tập huấn báo chí, thực chất là cuộc chấn chỉnh rằn mặt cánh nhà báo đã quá hăng hái với Những việc cần làm ngay. Vì vậy, sau đợt tập huấn, chẳng thấy nhà báo nào viết, báo chí nào đăng bài tiêu cực về Mynga nữa. Mục: Những việc cần làm ngay trên báo Tiếng nói Đồng Bào cũng không còn. Hò Văn Đản vô cùng mãn nguyện.
Nhân một bữa cơm chiêu đãi mừng chiến tích sau cuộc tập huấn, Hò Văn Đản hỏi vui chú đồng chí Khá:
“Liệu chúng nó còn đánh tôi nữa không, chú đồng chí Khá?”.
“Chắc là thôi, bác ạ. Lốc đã đủ mạnh, cờ đã gãy, gió không thổi, chó không sủa nữa đâu, bác ạ”.
Hò Văn Đản nhếch mép cười ma mảnh:
“Uầy. Chưa thôi đâu, rồi chú xem. Cái đám báo chí chó ngộ ấy, đảng mới tháo củi, mở chuồng cho chúng xổng ra có chút tự do mà chúng đã rộn lên, cắn sủa um sùm lên. Xương, xương. Không xương là không xong với chúng nó đâu. Ngày mai chú đi công tác. Chú đến Cục dữ trữ mở kho rồi lấy và đem cấp cho chúng nó một ít xương, chúng mới chịu im mồm hẳn. Lạ hỉ”.
Cái khúc xương mà Hò Văn Đản nói là tiền, là lúa gạo, lợn gà lấy từ kho nước Mynga đem phân phát cho một số đối tượng cán bộ, đồng chí mà ông ta thấy cần phải phân phát.
Cùng với những khúc xương đem trang trải cho báo chí, những câu hỏi giành cho báo chí của Hò Văn Đản cũng được ban Tư tưởng Văn hóa trung ương tập hợp thành văn bản mang tựa đề:
Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân[5],
rồi gửi đến từng chi bộ đảng trong cả nước, làm tài liệu học tập cho từng đồng chí cán bộ, đảng viên.
Trong đó, những Tổng biên tập, những phóng viên hăng hái viết bàiCần làm ngay bị phê phán, kiểm điểm, treo bút, thậm chí có nhà báo buộc phải chuyển nghề.
Hò Văn Đản và đám đồng chí chống lại Cần làm ngay vẫn bình yên, vô sự..

[1] Thành ngữ ngữ Việt Nam., nguyên văn: “Cái khó ló cái khôn”.
[2] Tục ngữ Việt Nam.
[3] Câu nói cửa miệng của cán bộ, đảng viên Cộng sản Việt Nam khi nhắc nhở hay phê bình ai đó.
[4] Vai trò được đảng cộng sản Việt Nam phong cho những người làm công tác tuyên truyền trong xã hội Cộng sản Việt Nam.
[5] Tác phẩm của ông Hồ Chí Minh.

8 nhận xét:

  1. đọc mấy đoạn đầu là không ngửi được cách viết văn bịa chuyện thế này được,kể toàn những cái vớ vẫn như kiểu hâm lên rồi ba hoa tự chuyện,mà mục đích thì toàn nói xấu đảng nói xấu chính quyền,chả có bằng chứng gì cả toàn là nhưng câu chuyện tự nghĩ tự bịa,rồi đâm ra tự sướng ,không có gì mới cả thiết nghĩ cái dan oan xuân việt nam này nên đóng đi,xuân việt nam nghe như mua xuân cách mạng nhưng thực chất là cuộc lật đổ thì đúng hơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chém gió Đảng của nước Việt Nam thì cũng không đến nỗi vào bị tử hình đâu, thứ nhất là ném đá giấu tay - loại tiểu nhân không chấp, thứ hai người việt còn hiền từ với những đứa bố láo lắm, cùng lắm là dậy lại từ đầu thôi, thứ ba là vì không muốn cho nước ngoài thấy con cháu việt nam phản nước nên đành phải giấu cái xấu vào trong, thế nhưng các bác dám chém cả chủ nghĩa Mác thì xác định rồi, đến cả tư bản cũng tôn thờ chủ nghĩa Mác đấy ạ

      Xóa
    2. chẳng còn gì để nói với những đứa con sinh ra trong thời bình mà lại không biết ơn cha ông gì cả, cũng phải thôi, mấy đứa kiểu thằng phạm thành này thì làm sao mà biết được cái gian khổ thời chiến được, nó chưa từng làm gì góp sức xây dựng công trình vĩ đại của dân tộc thì viết bài bôi nhọ nó dễ lắm, không có một khúc mắc nào, văn đểu tuôn ra như nước mà không thấy hối hận hay áy náy gì đâu, thôi kệ đi các bác ạ

      Xóa
  2. Đáng khinh nhất là những kẻ không còn gì để nói không còn gì để nói được nữa lại nghĩ bịa ra những chuyện không có thật dựng chuyện để làm vui mà không biết rằng dù có "phịa" thế nào nữa thì sự thật mãi là sự thật có xuyên tạc thế nào thì cũng không có ai tin đâu. Như câu chuyện trên chẳng hạn. Một trò lố bịch, đừng "cố đấm ăn xôi" nữa không có ích gì đâu? Muốn có tiền ít phải "bịa" chân thật chứ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ôi dào, viết văn đá đểu thì đơn giản lắm, nhất là lại còn dùng văn việt mình viết nữa thì quá bá rồi, đến cả Bác hồ mà đọc thì cũng không giữ được tâm bình tĩnh nữa là, bao năm gây dựng nên một cái đảng vì dân, thanh lọc biết bao thế hệ mà giờ lại nhận được bài bôi nhọ này thì cũng tức thật, kiểu làm thì khó mà phá thì dễ lắm, thế nhưng không sao, hãy xem phim nước ngoài xem xem có tử tế gì trong nội bộ không, nước mình còn mới chỉ được viết văn chế là còn quá trong sạch đấy

      Xóa
    2. nói thế thôi chứ ngoài mấy câu chuyện vô lại được tạo lên từ những cái đầu phá hoại mà không ai đọc được quá mấy dòng ra thì tính ra đứa viết bài này cũng còn biết điều khi không dám nói thẳng tên Đảng cũng như tên các vị lãnh đạo, thế là còn chút tính người rồi, không nên chê tránh quá, đằng nào thì cũng phải giáo dục lại hết bọn này thôi, còn chút tính người thì mới dễ giáo dục được, mất hết thì chỉ có nước trục xuất ra nước ngoài thôi

      Xóa
  3. hazz, các bạn biết rồi đấy, ai cũng có bạn, cả một hội là ít, nhưng trong đấy có người nào tính tốt tính xấu là ta biết hết, không thể che giấu nổi, những đứa bạn xấu nhưng trước mặt ta thì tỏ ra tốt, sau lưng mới bộc lộ cái tỉnh đá đểu, nói xấu các kiểu thì còn khó nhận, chứ cái loại lúc nào cũng bài trò chơi xấu vì ghen ghét nhau thì thôi rồi, ai chả muốn đấm vào mặt nó, nhưng tội gì phải thế chứ, nói có nói thế nói nữa thì mình cứ coi như không nghe thấy, làm nhiều nó sẽ chán thôi, bởi chẳng ai quan tâm

    Trả lờiXóa
  4. Mynga ta có khó khăn không?
    Có. tất nhiên thời nào chẳng khó khăn, nhất là có những đứa gánh nặng cho xã hội.
    Dân ta có đói ăn không?
    Có.thế mà vẫn có đứa ăn no xong viết văn đểu!
    Dân ta có mất niềm tin không?
    Có. có 1 đứa như phạm thành mất niềm tin thì không thể nói dân ta có niềm tin được.
    Lãnh đạo có gương mẫu không?
    Không. nhưng hàng năm vẫn bầu cử đều đều, thế mới lạ.

    Trả lờiXóa