Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Quốc hội đã bị tiếm quyền - còn phải hỏi.

Quốc hội đã bị tiếm quyền?

Cập nhật: 14:06 GMT - thứ năm, 4 tháng 9, 2014
Quốc hội quy định trong Hiến pháp 1992 rằng mình là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp
Hiến pháp 2013 có hai điểm thụt lùi cho thấy trong một thời gian dài Quốc hội đã yếu kém để cho Chính phủ lấn quyền. Và nay người ta sửa đổi hiến pháp cho phù hợp với thực tế, một cách để hợp thức việc làm sai trước đó.

Ai được quyền lập pháp?

Hiến pháp 2013 sửa bỏ đi nội dung Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, thay vào đó viết rằng Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp.
Lý giải đưa ra là việc lập hiến có cả sự tham gia của người dân cho nên nói chỉ duy nhất Quốc hội thực hiện quyền lập hiến là không đúng do vậy bỏ đi từ duy nhất.
Nhưng đó là bao biện nhằm che dấu đi thực tế rằng cái quy định quốc hội là cơ quan duy nhất được quyền lập pháp kia đã bị xâm phạm một cách thô bạo suốt 20 năm qua.
Thật khó hiểu là quốc hội đã tự mâu thuẫn trong một vấn đề lớn, lớn nhất xét ở góc độ vai trò chức năng của quốc hội bởi đó là vấn đề lập pháp.
Một mặt Quốc hội quy định trong Hiến pháp 1992 rằng mình là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
Mặt khác, cũng chính Quốc hội ban hành ra Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật quy định một loạt chủ thể được quyền quy định luật.
"20 năm qua có không biết bao nhiêu nghị định thông tư ra đời và ngần đó lần đã có sự vi hiến."
Từ đó dẫn đến cơ quan hành pháp cũng thực hiện quyền lập pháp, 20 năm qua có không biết bao nhiêu nghị định thông tư ra đời và ngần đó lần đã có sự vi hiến.
Nay để phù hợp với thực tế hiến pháp đã bỏ đi nội dung Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền lập pháp.
Không chỉ vậy Hiến pháp còn bổ sung quy định tại Điều 100 rằng: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình.
Tức là hiến định quyền ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ.
Cũng tức là bẻ quẹo đi cả những nguyên lý cứng nhất về tổ chức bộ máy nhà nước.

Nước ngoài quy định thế nào?

Để rõ hơn vấn đề này có thể đối chiếu với quy định của hiến pháp hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc.
Hiến pháp Hàn Quốc quy định rằng quyền lập pháp được trao cho Quốc hội giống như Hiến pháp Việt Nam 2013. Song Hiến pháp Nhật Bản xác quyết rõ hơn khi viết rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, giống như Hiến pháp Việt Nam 1992.
Hiến pháp hai nước đều cho phép chính phủ được ban hành văn bản để thi hành luật, tên gọi có thể là sắc lệnh hay nghị định. Nhưng các văn bản này có giá trị pháp lý yếu hơn luật và đều có thể bị phán quyết chế tài bởi một cơ quan tòa án về tính hợp hiến và hợp pháp.
"Đúng ra Hiến pháp cần giữ nguyên quy định quyền lập pháp chỉ duy nhất thuộc về quốc hội, chấm dứt tình trạng cơ quan hành pháp được quyền lập pháp. Nhưng rồi Hiến pháp lại chỉnh theo hướng cho phép cơ quan hành pháp được ban hành văn bản pháp luật để hợp thức những việc làm vi hiến trước đây."
Trong khi đó ở Việt Nam, nghị định và thông tư được xếp cùng chủng loại là văn bản quy phạm pháp luật giống như Hiến pháp và luật, cùng có hiệu lực bắt buộc thi hành và không được khiếu nại hay khởi kiện.
Ở Việt Nam chưa có tòa án hiến pháp đã đành, nhưng tòa án hành chính hiện cũng không có thẩm quyền xử lý những nghị định thông tư có nội dung trái luật.
Như thế là khác nhau về bản chất giữa các văn bản do cơ quan hành pháp Hàn Quốc và Nhật Bản ban hành so với Việt Nam.
Thực chất thì văn bản của cơ quan hành pháp Việt Nam có tính chất pháp lý đúng như luật không có gì khác.
Thực tế có những văn bản của chính phủ có nội dung trái luật nhưng người dân và doanh nghiệp không được khiếu nại hay khởi kiện bồi thường.
Đứng trước vấn đề như thế, đúng ra Hiến pháp cần giữ nguyên quy định quyền lập pháp chỉ duy nhất thuộc về quốc hội, chấm dứt tình trạng cơ quan hành pháp được quyền lập pháp.
Nhưng rồi Hiến pháp lại chỉnh theo hướng cho phép cơ quan hành pháp được ban hành văn bản pháp luật để hợp thức những việc làm vi hiến trước đây.
Điều đó cho thấy Quốc hội đã lệch lạc về vai trò chức năng, đã thối lui và chối bỏ trách nhiệm trên trận tuyến của mình.

Ai được quyết định ngân sách?

Vấn đề chi tiêu ngân sách Hiến pháp Hàn Quốc quy định rằng Quốc hội nắm quyền quyết định về ngân sách quốc gia. Hàng năm cơ quan hành pháp soạn thảo dự luật ngân sách quốc gia bao gồm các khoản chi tiêu, đệ trình lên Quốc hội trong thời hạn 90 ngày trước ngày bắt đầu năm tài chính mới. Quốc hội có trách nhiệm phê chuẩn dự luật ngân sách trong thời hạn 30 ngày trước ngày bắt đầu năm tài chính mới.
"Hiến pháp Nhật Bản cũng quy định Chính phủ lập dự toán ngân sách trình quốc hội quyết định, và không thể rõ ràng hơn hiến pháp nước này đã quy định: không một khoản tiền nào được chi cho dù Chính phủ có yêu cầu trừ khi được Quốc hội cho phép."
Hiến pháp Nhật Bản cũng quy định Chính phủ lập dự toán ngân sách trình quốc hội quyết định, và không thể rõ ràng hơn hiến pháp nước này đã quy định: không một khoản tiền nào được chi cho dù Chính phủ có yêu cầu trừ khi được Quốc hội cho phép.
Cũng cần hiểu rằng sự cho phép ở đây có thể trước hoặc sau khi đã chi. Thực tế trong hoạt động của chính phủ thì ngoài các khoản chi cố định hàng năm đã lập dự toán như chi như trả lương cho bộ máy, viện trợ nước ngoài… thì vẫn có những việc đột xuất cần chi tiêu mà trước đó không có trong dự định.
Trong trường hợp đó hiến pháp Nhật Bản và Hàn Quốc đều quy định về một quỹ dự trữ để chi tiêu cho những trường hợp đột xuất. Chính phủ được tự quyết việc chi tiêu và tính đúng đắn hợp lý của nó sẽ được quốc hội xem xét đánh giá ở lần họp gần nhất.
Từng khoản chi tiêu sẽ phải báo cáo giải trình, nếu việc chi tiêu không hợp lý thì chính phủ sẽ bị mất tín nhiệm, bị điều tra hoặc bỏ phiếu bất tín nhiệm buộc phải từ chức.
Đó là những biện pháp để đảm bảo rằng việc chi tiêu của chính phủ có giới hạn và không ngoài những mục đích chính đáng.

Ở Việt Nam thì sao?

Hiến pháp Việt Nam xưa nay cũng quy định Chính phủ lập dự toán ngân sách quốc gia trình Quốc hội quyết định, và các khoản chi ngoài dự toán cũng đều phải giải trình báo cáo.
"Khi Chính phủ được quyết việc chi tiêu và việc nào cũng có thể đưa ra được lý do bao biện cho nên chính phủ trở thành nơi phân phát bổng lộc ngân sách quốc gia khiến cho khắp các tổ chức doanh nghiệp hội đoàn bu bám vào đó."
Nhưng do thành phần đại biểu Quốc hội gồm nhiều người bên hành pháp kiêm nhiệm cho nên tuy nói Quốc hội quyết định nhưng ảnh hưởng của Chính phủ là quá lớn.
Liên tục nhiều năm Chính phủ chi vượt quá dự toán ngân sách, vượt quá cả con số vượt quá đã lường tính. Ví như bội chi ngân sách năm 2013 là 5,3% GDP tính ra khoảng gần 200.000 tỷ đồng vượt quá con số bội chi đã dự định chỉ là 4,8% GDP.
Đại biểu Quốc hội đã không mạnh mẽ trong yêu cầu giải trình và đánh giá tính hợp lý chính đáng của các khoản chi, không đeo bám giám sát để thấy được kết quả cuối cùng của việc chi tiêu ngân sách.
Vai trò giám sát yếu ớt dẫn đến tình trạng thất thoát tham nhũng lãng phí.
Và khi Chính phủ được quyết việc chi tiêu và việc nào cũng có thể đưa ra được lý do bao biện cho nên chính phủ trở thành nơi phân phát bổng lộc ngân sách quốc gia khiến cho khắp các tổ chức doanh nghiệp hội đoàn bu bám vào đó.

Chính sách tài chính tiền tệ?

Xét kỹ thì thấy Hiến pháp Việt Nam có một vấn đề đặc thù mà không thấy hiến pháp Hàn Quốc hay Nhật Bản nói đến, đó là ‘chính sách tài chính tiền tệ quốc gia’.
Hiến pháp 1992 quy định Quốc hội nắm quyền quyết định chính sách tài chính tiền tệ quốc gia còn Chính phủ giữ vai trò thực hiện. Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức Chính phủ cũng đều quy định như thế.
Nhưng Hiến pháp 2013 đã biến tấu khi viết rằng Quốc hội quyết định chính sách “cơ bản” về tài chính tiền tệ quốc gia, thêm vào hai từ “cơ bản” và không thấy nói gì đến ai được quyết định cái “không cơ bản” còn lại.
Cơ quan nào đã có ý gì khi đưa vào từ “cơ bản” này?
Hiến pháp 1992 quy định Quốc hội nắm quyền quyết định chính sách tài chính tiền tệ quốc gia nhưng Ngân hàng Nhà nước trên thực tế là cơ quan ra các quyết định này
Để biết được thì hãy hỏi bao nhiêu năm qua Quốc hội có nắm quyền quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không? Các vấn đề như điều chỉnh lãi xuất tiền gửi ngân hàng, phát hành trái phiếu chính phủ có phải là chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không, lâu nay ai quyết định?
Khoản tài chính 30 nghìn tỷ cứu trợ thị trường bất động sản có phải là chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không và ai quyết định?
Việc cho phép độc quyền sản xuất vàng miếng SJC hay cấm nhập khẩu vàng miếng có phải là quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không?
Nếu có thì Ngân hàng Nhà nước đã tự ý quyết định chính sách này thay vì Quốc hội.
Có lẽ đã mơ hồ nhận ra vấn đề bị tiếm quyền cho nên Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, đoàn thành phố Hà Nội đã đặt câu hỏi liệu Ngân hàng Nhà nước có vi phạm Hiến pháp và pháp luật?
Hay việc Chính phủ bảo lãnh khoản vay 750 triệu USD cho tập đoàn Vinashin có phải là một quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không?
Nếu câu trả lời là có thì rõ ràng lâu nay Quốc hội đã buông lơi thẩm quyền mà Hiến pháp đã trao cho và Chính phủ đã vượt quá thẩm quyền theo Hiến pháp và pháp luật.

Vấn đề của thị trường?

Hiến pháp Nhật Bản, Hàn Quốc không có nội dung về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia phải chăng bên đó họ cho rằng nó thuộc thẩm quyền của thị trường?
Nhưng ở Việt Nam yếu tố thị trường còn chưa được tôn trọng và Chính phủ lại có cái quyền quản lý điều hành nền kinh tế cho nên nhiều vấn đề thay vì thuộc quyền của thị trường thì nó lại bị Chính phủ điều chỉnh.
Ngân hàng Nhà nước thay vì là một thiết chế độc lập vận hành theo nguyên lý trường, sử dụng các thông số dữ liệu của thị trường mà sự thành công của nền kinh tế là thước đo hiệu quả cuối cùng, thì nó lại là công cụ trong thay Chính phủ để tác động vào nền kinh tế.
Các ngân hàng thương mại lại chịu sự chi phối về chính sách của Ngân hàng Nhà nước cho nên giới ngân hàng nói chung chịu sự chi phối theo đường lối của Chính phủ.
Không chỉ thế, ở Việt Nam còn có một công cụ kinh tế tài chính rất mạnh là các doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ nắm quyền, các kế hoạch sản xuất kinh doanh hay việc bổ nhiệm nhân sự đều do Chính phủ quyết định.
Từ đó dẫn đến Chính phủ trở thành một trung tâm quyền lực kinh tế lớn mạnh mà đến Đảng hiện nay cũng không kiểm soát nổi.
Nhưng trong đà hoạt động không bị kiểm soát và như trên đã phân tích, một số chính sách của Chính phủ xem ra đã vượt quá thẩm quyền được quy định theo Hiến pháp và pháp luật về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, tức là có dấu hiệu của việc cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, một luật sư từ Hà Nội.

23 nhận xét:

  1. Quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất, nơi đó ý chí của nhân dân được thể hiện và đó là nơi để lập hiến và lập pháp, việc hiến pháp 2013 sửa đổi như thế tôi nghĩ cũng không có gì là sai cả, quốc hội thì có quyền lập pháp và cơ quan này thực hiện quyền đấy thì có gì phải bàn đâu nhỉ,và tác giả cũng đừng lấy vấn đề đó ra để xuyên tạc sang các vấn đề khác nữa, làm như thế chẳng khác gì vu khống cả

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nghĩ chẳng có chuyện Quốc hội tiếm quyền gì ở đây, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của người dân thì việc gì họ phải tiếm quyền này nọ nữa, còn việc sửa đổi hiến pháp tôi nghĩ hoàn toàn đúng, tác giả đừng có giải thích đôi ba dòng theo ý tác giả rồi cho đó là sai, nó không phải thế, mỗi câu chữ trong hiến pháp đều là tri thức cả đấy không đùa đâu

      Xóa
    2. nông dân mất đất? việc thu hồi đất của chính quyền nhà nước là việc cần thiết cho phát triển đất nước! có thể mỗi người dân sẽ phải chịu một chút thiệt thoi vì nước ta còn nghèo, đâu có thể đền bù đất bằng giá mà mọi người bán đất được, tuy nhiên việc ấy sẽ giúp cho nước ta có thêm mặt bằng để xây dựng những khu công nghiệp, những nhà máy giúp tăng cơ hội việc làm cho người dân, phát triển đất nước! mọi người nên nghĩ theo chiều hướng tích cực ấy thay vì cứ nghe những lời xúi giục, kích động của bọn phản động để rồi có những hành động vi phạm pháp luật, gây mất trật tự công cộng, gây áp lực cho chính quyền địa phương! và cũng xin nói với mấy thằng phản động rằng mưu mô gì rồi cũng sẽ có ngày bị lộ thôi

      Xóa
    3. đúng rồi nhân dân không có gì mà lo sợ chuyện đất đai cả,nếu nhà nước có thu hồi thì cũng có chính sách cấp đất hoặc có những chính sách bồi thường hợp lí cho nhân dân, nếu mà chúng ta không tin tưởng cơ quan chức năng hay chính quyền thì đó là nguyên nhân mà bọn phản động có thể lợi dụng sự mất lòng tin đó để đánh vào nhân dân

      Xóa
    4. Quả thực ở đây có một sự so sánh hết sức khập khiễng các bạn à. Việt NAm ta có điều kiện hoàn cảnh lịch sử riêng chính trị xã hội hết sức khác so với các nước khác trên thế giới thì làm gì có việc có thể so sánh một cách khập khiễng được như thế chứ. CÓ thê rnois những hành động thay đổi điều chỉnh của quốc hội đều có nguyên nhân lý do của nó cả các bạn à, đó là chuyện từ thực tế mà thôi

      Xóa
    5. Cuốc hội cao tới đâu chỉ cho xem với bọn này cũng chỉ là một lũ mọt ăn hại,hỏi thằng Hùng hói thì rõ

      Xóa
  2. Quốc hội chẳng cần gì tiếm quyền gì ở đây cả, vì quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất rồi, còn chuyện mà tác giả bảo hiến pháp 2013 sửa như thế là sai thì tôi nghĩ tác giả đừng nên xuyên tạc như thế nữa vì thực tế mỗi câu chữ trong hiến pháp đều có sự thảo luận hẳn hoi, đều phải có sự xem xét kỹ lưỡng hêt ngay cả một dâu chấm câu cũng thế, nên tác giả hãy dẹp ngay cái luận điệu vớ vẩn của mình đi

    Trả lờiXóa
  3. Có thể nói tác giả đã có cách nhìn nhận sai lầm thiện cận về vấn đề này rồi các bạn à. Không thể quy chụp các vấn đề ở các nươc skhacs vào tình hình thực tiễn ở đất nước VIệt NAM ta như thế được đâu. Những quy định tại Hiến PHáp năm 2013 là hoàn toàn đúng đắn phù hợp với thực tiễn VIệt NAm. Việc quốc hội đưa ra quy định quốc hội không phải là cơ quan duy nhất trong lập pháp chắc hẳn là có nguyên nhân của nó các bạn à

    Trả lờiXóa
  4. Tôi thấy tác giả phân tích vấn đề rất chủ quan theo ý mình, việc hiến pháp và lập pháp là quyền của quốc hội thì có gì cần phải bàn nữa nhỉ đó là hoàn toàn đúng rồi, còn những vấn đề khác như tiền tệ, tài chính thì nhà nước và quốc hội đưa ra những chính sách thì cũng có gì là sai đâu, đó là hướng lái nền kinh tế để giúp kinh tế đi lên, tránh lũng đoạn, khủng hoảng chứ có vấn đề gì mà tác giả xuyên tạc dữ nhỉ

    Trả lờiXóa
  5. trang dân oan là trang tiêu biểu cho những lời lẽ xuyên tạc nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam nhiều nhất trên các blog. Nông dân mất đất,dân oan, công an đàn áp rồi Đảng bán nước, quốc hội bán nước,... chỉ là cái cớ để chúng dựng chuyện chống đối đất nước, thực sự là những hành vi của chúng càng làm cho cả dân tộc Việt Nam càng căm phẫn chúng mà thôi, chúng đang thể hiện một bộ mặt phản quốc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. trang dân oan là trang tiêu biểu cho những lời lẽ xuyên tạc nhà nước Xạo Hết Chỗ Nói,bọn chó trung thành với Tàu đã và đang làm cho nhân dân VN căm phẫn chỉ chờ ngày tiêu diệt bọn chúng

      Xóa
    2. Vâng,thế bọn chó chúng mày thì sao??bọn chó mày trung thành với thằng nào?thằng tàu hay thằng ngụy?Tao đ** cần biết chúng mày là ai nhưng tao cảm thấy nhục nhã cho bố mẹ đã đẻ ra cái đứa như mày,đó là sự sỉ nhục của cả dòng họ khi có một thằng được sinh ra lại phản bội lại đất nước của mình.

      Xóa
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Quốc hội nước ta tiếm quyền như thế nào vậy tác gia rnhir. Có thể nói từ trước đến nay quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VIệt NAm luôn thực hiện tốt sứ mệnh vai trò của mình với chức năng là cơ quan quyền lực cao nhất. Quốc hội với vai trò to lớn ấy đã có những đóng góp hết sức to lớn đối với đất nước nhân dân ta. Trong đợt thay đổi Hiến pháp năm 2013 nhận thức được những vấn để của thực tiễn nên quốc hội có nhứng ự điều chỉnh nhất định mà thôi

    Trả lờiXóa
  8. Ngô Ngọc Trai luật sự cái gì như cái ông này chứ. Một luật sư đội lốt hay sao chứ. CÓ thê rnois những bài viết do cái bọn BBC đăng chúng ta hoàn toàn khó có thể tin được, đa phân những thong tin mà chúng đăng đều có mục đích chống phá cách mạng đất nước ta các bạn à. Việc tác giả sử dụng các số liệu tài liệu của các nước trên thế giới để áp vào đất nước VIệt NAm ta là điều khó có thể chấp nhận được các bạn à

    Trả lờiXóa
  9. dư lộn viên ăn theo lũ chó trung thành với Tàu khựa không chấp nhận phải không?đọc cho kỹ bài báo rồi hãy viết không thì người ta cười cho lũ chó nó đã ngu lũ chó dại ở dưới còn ngu hơn à quên chó dại làm sao mà không ngu hơn được đã gọi là chó dại mà"Cuốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp nhưng ngày nay chỉ là Cuốc hội thực hiện quyền lập hiến và lập pháp,đọc đi để thấy lũ chó trunh thành với Tàu chơi chữ Vậy thì có phải bị tiếm quyền không?hả Dư lợn viên

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy tại sao lũ rận chúng mày toàn đăng những thông tin vớ vẩn vậy???Toàn thông tin không chính xác,các người lấy đâu ra thông tin để nói là quốc hội bị tiếm quyền???bằng những cái đã nêu trên sao?chưa đủ,chưa chính xác,nên đừng lấy việc viết bài để làm số lượng.nó như là một trò hài ấy.

      Xóa
  10. Ngô NGọc Trai là một luật sư đã biến chất thường xuyên có những bài viết lên BBC có ý chống phá chính quyền ta các bạn à. Chúng ta cần biết rằng quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất là cơ quan chịu trách nhiệm ban hành pháp luật. Việc quốc hội ta có những chính sách mới là nhằm phù hợp với tình hình của thực tiễn mà thôi các bạn à. CHúng ta cần đấu trnah với những luận điệu lợi dụng vấn đề đó để phá hoại đất nước

    Trả lờiXóa
  11. Dù nói thế nào đi chăng nữa thì người VIệt NAm chúng ta luôn hiểu được rằng vai trò của quốc hội là rất to lướn tỏng việc lãnh đạo đát nước đưa ra những chính sách, những quy định của pháp nhằm đưa đất nước ngày càng phát triển và phù hợp. Việt NAm chúng ta cần phản bác đấu tranh với các luận điệu bôi xấu phá hoại của các đối tượng hại nước hại dân về quóc hội cơ quan quyền lực cao nhất của ta đấy các bạn à

    Trả lờiXóa
  12. Ngô NGọc TRai rồi lại BBC sao? Hài khi nghe những cái tên này xuất hiện liệu chúng ta có thể tin được vào những thông tin mà chúng đưa ra được không các bạn nhỉ. Nếu nhắc đến cái gọi là BBC một cong cụ mà các nước thù địch sử dụng để chống phá các nươc khác như VIệt NAm ta. VIệt NAm là một nước thuộc trọng điểm chống phá của chúng như vậy thì làm sao chúng ta có thể tin tưởng được những viết kiểu như thế này các bạn à

    Trả lờiXóa
  13. Thật là phát biểu ngông cuồng, ngu xuẩn của những con rận bán nước, các ngươi nói mà không biết suy nghĩ sao hả rận, tất cả nhân dân việt nam ta ai ai cũng biết quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, là nơi mà tiếng nói của nhân dân được thể hiện qua các đại biểu đại diện cho mình, là nói mà mọi chủ trương chính sách như hiến pháp, hành pháp được thông qua, và là cơ quan được nhân dân ta tin tưởng mang đến lợi ích cho nhân dân, vậy mà lại có những con rận mang những lời lẽ chống phá, xuyên tạc trắng trợn về quốc hội để chống phá nhà nước ta, đúng thật là không thể nào chấp nhân được những con rận bán nước này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhân dân VN biết chứ biết bọn chúng chỉ ngủ gà và gật mà thôi và làm theo mệnh lệnh của chó Bắc kinh,ngay cả thằng Trọng lú cũng gật huống chi thằng Hùng hói

      Xóa
  14. theo định trong Hiến pháp 1992 thì Quốc Hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp nhưng với Hiến pháp mới 2013 thì chúng ta đã đưa việc lập hiến có cả sự tham gia của người dân cho nên nói chỉ duy nhất Quốc hội thực hiện quyền lập hiến là không đúng do vậy bỏ đi từ duy nhất để cho thấy tầm quan trọng của dân quyền, tự do nước ta chứ chả có sự xâm phạm nào ở đây cả. Quốc hội vẫn là cơ quan quyền lực cuối cùng thông quan văn bản pháp luật và người dân, cơ quan ban ngành khác được quyền đóng góp ý kiến, tiếng nói cũng như giúp pháp luật ngày càng chặt chẽ, công bằng hơn

    Trả lờiXóa