Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Thượng tá công an Hà nội gậy tai nạn xong còn doạ dân !

Gây tai nạn, xưng là thượng tá công an đe dọa 
TPO - Sau vụ va chạm giữa ô tô và xe máy khiến cụ già ngồi sau bị thương, một người đàn ông ngồi trên ô tô bước xuống tự xưng thượng tá công an dọa nạt mọi người.
Hiện trường vụ tai nạn
Hiện trường vụ tai nạn.
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 15h30 tại km9 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội theo hướng Ngã Tư Sở về Hà Đông.
Theo nhiều nhân chứng, vào thời điểm trên, chiếc ô tô Kia Spride mang BKS 33H-7589 đã đâm vào xe gắn máy mang BKS 29 -620XE đi cùng chiều.
Vụ va chạm khiến cụ già ngồi sau xe gắn máy là Hà Văn Quang, 79 tuổi, trú tại Vĩnh Hồ, Thái Thịnh (Đống Đa) bị thương, phải đưa đi viện cấp cứu.
Chiếc mũ ngành Công an trong xe ô tô gây tai nạn
Chiếc mũ kê pi trong xe ô tô gây tai nạn.
Tại hiện trường, chiếc xe gắn máy nằm đổ nghiêng giữa đường, cách ô tô hơn 1m.
Trên xe ô tô lúc đấy có 4 người. Sau khi sự việc xảy ra, một người đàn ông mặc thường phục bước xuống với thái độ bất hợp tác. Hành vi này khiến người dân chứng kiến vô cùng bức xúc. Thậm chí, người này còn rút thẻ đỏ tự xưng là Thượng tá Công an dọa dẫm, thách thức mọi người.
Người đàn ông tự xưng là công an
Người đàn ông tự xưng là công an.
Anh Hà Minh Tuấn, con trai nạn nhân bức xúc cho biết: “Nếu đúng là một cán bộ nhà nước mà lại có thái độ vô văn hóa như thế thì không thể chấp nhận được.”
Sau khi sự việc xảy ra, lực lượng CSGT khu vực rất lâu mới có mặt để phân luồng giao thông, giải quyết vụ việc. Do xảy ra vào giờ cao điểm nên giao thông qua khu vực này bị ùn tắc cục bộ.

Tuấn Nguyễn - TP online

Vụ án Luật sư Lê Quốc Quân " trốn thuế"





Trà Mi kính chào quý vị và các bạn đến với Tạp chí Thanh Niên VOA phát thanh trên trang nhà voatiengviet.com trong chương trình 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần (giờ VN).
 
Thượng tuần tháng này công luận trong và ngoài nước đặc biệt chú ý đến vụ án của luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, người bị bắt đã nửa năm nay với tội danh “trốn thuế”.
 
Giám đốc công ty nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường Giải pháp Việt được nhiều người biết đến như một luật sư bênh vực người nghèo, một nhà tranh đấu cho nhân quyền, cổ xúy dân chủ-đa đảng và phản đối Trung Quốc xâm lấn Biển Đông.
 
Chỉ vài giờ trước khi phiên xử ông dự kiến diễn ra vào sáng 9/7, Việt Nam loan báo hoãn vì Thẩm phán “bị cảm đột xuất phải đưa đi cấp cứu” khơi dậy những tranh cãi và ngờ vực về vụ truy tố ông giữa lúc sự ủng hộ của những người quan tâm và giới bảo vệ nhân quyền dành cho ông càng dâng cao, trong số này có 3 khách mời tham gia cuộc thảo luận trên Tạp chí Thanh Niên hôm nay gồm Thomas Việt và Thành Nguyễn từ Sài Gòn cùng Lê Anh Hùng ở Quảng Trị.
 

Bấm vào để nghe toàn bô cuộc thảo luận về vụ án của luật sư Lê Quốc Quân


Đó là ý kiến của ba blogger tham luận trong chương trình. Ý kiến của quý vị và các bạn như thế nào? Xin mời chia sẻ với chúng tôi trong mục Ý kiến bên dưới bài.
 
Tạp chí Thanh Niên xin chân thành cảm ơn quý vị và hẹn tái ngộ trong chủ đề thảo luận tuần sau trong buổi phát thanh trực tuyến lúc 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật trên trang web voatiengviet.com.

Quan chức xứ lừa lên chức nhờ cái gì ?

Lên chức nhờ… bằng dỏm

Thứ Sáu, 12/07/2013 22:27

Nhiều khuất tất trong việc bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Miền Nam

Ông Phạm Văn Tú, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Giao thông Vận tải (GTVT) Miền Nam (đường Nguyễn Văn Linh, TP Cần Thơ; trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ GTVT), có hành vi sử dụng bằng dỏm. Cụ thể là bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) do Đại học IMPAC - Mỹ cấp tháng 4-2008. Trước đó, việc bổ nhiệm của ông Tú cũng có nhiều dấu hiệu bất minh.

Trường Trung cấp GTVT Miền Nam. Ảnh nhỏ: Bằng MBA của ông Phạm Văn Tú do Đại học IMPAC cấp. Ảnh: BẢO SƠN
Bằng MBA không được công nhận
Mới đây, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT có văn bản khẳng định: "Hiện nay, bộ chưa phê duyệt bất kỳ chương trình liên kết đào tạo từ xa nào của Đại học IMPAC. Do đó, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chưa đủ cơ sở để công nhận văn bằng của ông Phạm Văn Tú".
Về vấn đề này, ông Phạm Văn Tú cho rằng bằng của ông được công nhận vì từ năm 2005-2010, Đại học IMPAC được ĐHQG Hà Nội cấp giấy phép liên kết hợp tác với Trung tâm Phát triển Hệ thống (thuộc ĐHQG Hà Nội) tổ chức giảng dạy và phát bằng MBA tại Việt Nam. Bằng MBA này là một trong những căn cứ để xem xét, bổ nhiệm ông Tú giữ chức vụ phó hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Miền Nam vào năm 2009.
Theo Quyết định 77/2007 của Bộ 
GD-ĐT (quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp): "Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam".
Như vậy, thẩm quyền cấp phép liên kết đào tạo phải do Bộ GD-ĐT chứ không thuộc ĐHQG Hà Nội. Ngoài ra, việc công nhận văn bằng thạc sĩ là thuộc thẩm quyền của cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.
Tiền hậu bất nhất
Đáng lưu ý, từ năm 2009, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (lúc đó là Cục Đường bộ) đã phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình bổ nhiệm ông Phạm Văn Tú lên chức trưởng phòng đào tạo, rồi được giới thiệu làm phó hiệu trưởng, song vẫn ký quyết định bổ nhiệm ông này.
Cụ thể, cha ruột của ông Tú là ông Phạm Đình Sự, nguyên hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Miền Nam giai đoạn 2004-2009, sau khi lên làm hiệu trưởng đã có nhiều việc làm sai quy định để đưa ông Tú lên chức phó hiệu trưởng.
Ngày 21-7-2009, ông Mai Văn Đức, Cục trưởng Cục Đường bộ, đã ký quyết định về việc kiểm tra, xác minh nội dung đơn tố cáo tại Trường Trung cấp GTVT Miền Nam, trong đó khẳng định "việc bổ nhiệm cán bộ chưa đúng quy trình, chưa đảm bảo công khai, dân chủ". Cụ thể, "trường hợp bổ nhiệm ông Tú từ chức danh quyền trưởng phòng đào tạo giữ chức trưởng phòng đào tạo không được thông qua cuộc họp để có sự thống nhất của đại diện các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể".
Thế nhưng, quyết định kết luận sai phạm nêu trên còn chưa ráo mực thì không đầy 1 tuần sau, ngày 27-7-2009, cũng chính ông Mai Văn Đức đã đặt bút ký quyết định bổ nhiệm ông Phạm Văn Tú vào chức phó hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Miền Nam.
Cha bổ nhiệm con
Kết luận của Cục Đường bộ về việc kiểm tra, xác minh đơn tố cáo tại Trường Trung cấp GTVT Miền Nam nêu rõ: "Trường hợp nhà trường có văn bản gửi Cục Đường bộ về việc giới thiệu ông Phạm Văn Tú vào chức danh phó hiệu trưởng có nêu là căn cứ vào kết quả thống nhất 100% tại cuộc họp ngày 25-5-2009 của ban giám hiệu, ban chấp hành Đảng bộ, ban chấp hành Công đoàn nhưng lại không đưa ra được văn bản hoặc biên bản ghi nhận nội dung cuộc họp".
Điều này đồng nghĩa với việc cả hai lần bổ nhiệm và đề nghị bổ nhiệm con trai là Phạm Văn Tú, ông Phạm Đình Sự đều tự ý làm mà không thông qua ban giám hiệu nhà trường cũng như các tổ chức liên quan theo đúng quy trình.

Trần Hơn - Bảo Sơn

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Tin nóng - Công an giả côn đồ đánh ngất dân oan Hải phòng.

  Mạng xã hội vừa đưa tin : một dân oan Hải Phòng bị đám côn đồ được công an tại đây chỉ đạo đánh ngất !
  Hãy xem vườn hoa Mai Xuân Thường tràn ngập các gương mặt côn đồ tụ tập giữa ban ngày, tụ tập ngay cạnh xe cảnh sát, trước mặt dân oan khiếu kiẹn quanh năm tại đây : 
Công an HN đóng gải cô hồn.

Đánh dân oan Hải Phòng


Côn đồ tụ tập với dân phòng và cảnh sát ?



Nhìn công an ăn cơm dân mà tác phong có giống đám thảo khấu hay không ?


 Thảo khấu có xe biển xanh hỗ trợ






Thảo khấu  côn đồ mà rỗi hơi ban ngày ra đây ngồi chầu hẫu làm gì, ngay canh xe và cảnh sát Hà nội ?.

Lũ côn đồ tụ tập vài chục tên tại vườn hoa này cả ngày, chắc chúng không có việc làm ?


Quan chức Hà giang tham nhũng tiền dân về xây nhà sàn khủng

  Sự giàu sang của một số cán bộ ở một tỉnh miền núi nghèo nơi cực Bắc của Tổ quốc – đang phát lộ với hình thức “tậu dựng” nhà sàn bằng các loại gỗ quý hiếm, có lẽ để phòng khi rời chốn "quan trường" có nơi trở về “vui thú điền viên”. Liệu có mấy ai trong số họ đã “minh bạch kê khai tài sản”?.
Nhà của Giàng seo phử - chủ tịch uỷ ban dân tộc miền núi tr



Cơn mưa rừng ào ào chạy qua ngọn núi Cao Bành để lại một vùng mênh mông quanh thung lũng là 196 nóc nhà sàn cũ kỷ của người Tày, nhấp nhô trong không gian xen từng nương lúa đang chín vàng, uốn bông câu.
Theo hướng tay của trưởng thôn họ Đàm chỉ, chúng tôi được chiêm ngưỡng căn nhà sàn thứ 197 của thôn Lâm Đồng (xã Phương Thiện, huyện Vị Xuyên) đẹp nổi bật trên nền chiều mùa hạ, bởi màu vàng au của gỗ và ngói mới. “Đó là căn nhà sàn của “bác Chủ tịch” đang sở hữu, được làm bằng toàn gỗ quý, dựng xong trong năm 2011”, trưởng thôn họ Đàm nói.
Làm bằng gỗ gì? – đồng nghiệp tôi hỏi.
Trưởng thôn liệt kê:
Nghiến này, trai này… Trong nhà sàn còn có cả loại gỗ quý toát ra mùi thơm lạ, khiến thạch sùng, các loại dán và côn trùng chẳng dám bò vào nhà.
"Ục" xong bi thuốc lào, trưởng thôn đưa cái điếu về phía tôi, rồi so sánh: “Căn nhà sàn của vợ chồng mình trị giá khoảng 80 triệu đồng, bán đi may ra chỉ mua được hai cây cột nhà của bác B. thôi”. Câu chuyện đang lõm bõm bên cửa sổ nhà sàn của trưởng thôn họ Đàm thì thấy chiếc ô tô Camry BKS 80A… (màu xanh) chở Chủ tịch B về thăm nhà.
Để đặt lịch công tác, bạn tôi và tôi nhiều lần gọi điện thoại vào số di động của Chủ tịch B. Chuông reo, buông nhiều khúc nhạc trên căn nhà sàn trị giá nhiều tỷ đồng, nhưng có lẽ vì “số lạ” nên chẳng được bác Chủ tịch B trả lời.
Căn nhà sàn hiện đại dựng bằng gỗ quý hiếm, ông B. vẫn thường về nghỉ cuối tuần
Căn nhà sàn hiện đại dựng bằng gỗ quý hiếm, ông B. vẫn thường về nghỉ cuối tuần
Bỏ lại thôn Lâm Đồng dưới chân núi Cao Bành của xã Phương Thiện đang ôm bức tranh loang lổ như tấm da báo trải rộng vào miền sơn cước, chúng tôi tìm về ngoại ô phường Quang Trung, thành phố Hà Giang. Tại tổ 8, căn nhà sàn của ông V (một quan chức cao cấp của tỉnh) cũng không kém phần lộng lẫy. Nó như cung điện nguy nga tọa trên một không gian thoáng đãng, lạ thường. Cháu gọi ông V bằng cậu, có tên là Thắng tiếp đón chúng tôi rất cởi mở.
Ngừng việc lau bậc cầu thang, Thắng lần lượt giới thiệu và đưa chúng tôi đi thăm quan cấu trúc căn nhà sàn. Dừng lại bên khẩu súng kíp của người Mông treo trên đầu con hươu rừng - từng ăn đạn ria của gã thợ săn nào đó - trên bức vách bằng gỗ quý cạnh gian chính để chụp ảnh lưu niệm, Thắng bảo: “Cả tòa nhà sàn này được cậu V làm từ năm 2008, có 32 cột to toàn là gỗ quý hiếm, tọa trên lô đất hơn 1.000 m2, có tổng diện tích sàn khoảng 230 m2. Gia đình cậu V đang sinh sống ở trong trung tâm thành phố Hà Giang, vợ chồng em ở nhờ, trông hộ căn nhà sàn độc đáo này. Khi nào cậu V về hưu, gia đình em trả nhà, rồi kéo nhau về quê cao nguyên đá Đồng Văn sinh sống”.
Căn nhà sàn của ông V. trị giá nhiều tỷ đồng đang được các cháu trông coi
Căn nhà sàn của ông V. trị giá nhiều tỷ đồng đang được các cháu trông coi
Theo như lời của bà con, ông V là người dân tộc H'Mông. Người H'Mông có nhà ở theo lối kiến trúc nhà trình tường hoặc dựng nhà na ná theo nhà 5 gian của người Kinh ở dưới xuôi, nhưng ông V lại rất thích dựng nhà sàn theo kiểu của người Tày vùng Tây Bắc.
Thời điểm ông V dựng nhà sàn, cả năm trời, có tới mấy chục thợ mộc giỏi nghề ở dưới xuôi được ông V mời lên đẽo đục, tạc các họa tiết, bài trí trang điểm hoa văn ở vì, kèo, đòn dông… bằng các loại gỗ quý hiếm cho căn nhà sàn của mình. Tiếng đục, tiếng đe lách cách hỗn độn kéo dài nhiều đêm ngày như ở ngoài một công trường tầm cỡ của địa phương…
Ở thành phố Hà Giang hiện có rất nhiều "quan chức" đã và đang “đua nhau săn lùng” gỗ quý hiếm để dựng nhà sàn. Trong đó, có nhà sàn của một ông Giám đốc Sở rất bề thế, giá trị của nó “đè bẹp” các ngôi nhà sàn khác của người dân trong xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang.
Còn nhà sàn của một vị "quan chức" huyện Vị Xuyên cùng vợ cũng là một quan chức tỉnh thì lại dựng rất to và theo lối kiến trúc cách tân, tọa lạc trong không gian rộng và vô cùng thoáng đãng (có chung tường rào với một Trường Phổ thông Trung học) lọt giữa Tổ 18, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang.
Căn nhà sàn của ông P ở Vị Xuyên bằng gỗ quý hiếm to đồ sộ, tọa lạc ở giữa tổ 18 phường Minh Khai,  TP.Hà Giang
Căn nhà sàn của ông P ở Vị Xuyên bằng gỗ quý hiếm to đồ sộ, tọa lạc ở giữa tổ 18 phường Minh Khai, TP.Hà Giang.
Theo quan sát của chúng tôi, các loại nhà sàn của các "quan" đương chức đầu tỉnh Hà Giang đều có đặc điểm điển hình, đó là vừa to vừa rộng, có ao, hồ, giả sơn hoặc non bộ, tổng thể có trị giá nhiều tỷ đồng. Các loại nhà sàn này đều được đặt trong một không gian thoáng đãng, được thiết kế hài hòa, dựng công phu toàn bằng các loại gỗ quý hiếm, trong đó có gỗ nghiến và trai có xuất xứ tại các cánh rừng của cao nguyên Hà Giang thuộc nhóm 2A, không được phép khai thác.
Trong số "quan chức" có nhà sàn, có một số trong số họ vừa có nhà cao tầng hiện đại ở trung tâm thành phố Hà Giang vừa có nhà sàn vùng ngoại ô, cho người nhà ở nhờ hoặc có người trông nom hộ, chủ nhà chỉ về nghỉ cuối tuần.
Khác biệt với các "quan" đang đương chức, một "quan chức" cấp cao tại tỉnh này đã “hạ cánh an toàn” lại có phong cách “vui thú điền viên” độc đáo hơn. Tới thăm khu điền viên của vị này, chúng tôi không thể không giật mình về một quần thể không gian kiến trúc Đông – Tây kết hợp hài hòa, cận nhân tình.
Qua cổng chào parapol, bên trái là tòa biệt thự của ông đang xây theo kiến trúc Tây phương, trước nhà có giả sơn non bộ; đi đoạn là đến hồ rộng vài trăm mét vuông. Bên phải hồ có suối. Suối có thành vách và uốn lượn vòng vèo. Cuối hồ là vườn cây. Cây xanh trông thật kỳ quái và cổ kính. Đi đến cầu nhỏ, dừng nghe tiếng nước róc rách dưới cầu. Bên cầu có cái giếng nước giả cổ. Đứng bên giếng nhìn thấy một nhóm thợ (người Nam Định) đang đục đẽo hoa văn trang trí cho tòa nhà 5 gian làm bằng nhiều loại gỗ, trong đó có gỗ quý hiếm, dựng theo kiến trúc của người Việt vùng duyên hải Thái Bình.
Cận cảnh một góc nhà gỗ của một  vị quan chức về hưu.
Cận cảnh một góc nhà gỗ của một vị quan chức về hưu.
Ngôi nhà gỗ của nhân vật này có thế tựa lưng vào núi, nhìn ra hồ rộng, tức là có thế phong thủy “tả thanh long, hữu bạch hổ; tiền chu tước, hậu huyền vũ”. Theo cánh thợ gỗ Nam Định cắt nghĩa thì, ngồi trong ngôi nhà gỗ này nhìn qua hồ rộng là thấy căn biệt thự, như thế là có hàm ý “lấy cái cũ để soi vào cái mới” mà ngẫm sự tình...
Đồng nghiệp đi cùng ghé tai thảo luận với tôi về tài sản là những căn nhà sàn toàn là gỗ quý hiếm của những "quan chức" này liệu họ có phải “minh bạch kê khai tài sản” không nhỉ?... Tôi chợt nghĩ đến câu chuyện của Trưởng thôn họ Đàm nói ở chân núi Cao Bành: “Cả thôn Lâm Đồng có 196 nóc nhà sàn cũ kỹ, trong đó có 30% số nhà khi mưa về đã bị dột từ nóc”.
Cao nguyên đá Hà Giang – Hà Nội, tháng 6/2012.
Phóng sự của: Lê Trọng Hùng

Trà Vinh - một ổ hủ hoá, tham nhũng, nát như tương bần.

Mang cả ảnh lãnh tụ ra đầu chợ nhưng tham nhũng cả ổ, kiểm điểm 16 tên kể cả chủ tịch tỉnh.
TP - Trưởng đoàn Thanh tra Lê Thành Ôi đã ký báo cáo kết quả thanh tra toàn diện quá trình hoạt động trong hai năm (2011-2012) của Ban Quản lý Khu kinh tế Trà Vinh, trong đó, kiến nghị kiểm điểm, xử lý 16 người.

Trụ sở Ban Quản lý Khu kinh tế Trà Vinh. ẢNH: SÁU NGHỆ
Trụ sở Ban Quản lý Khu kinh tế Trà Vinh. ẢNH: SÁU NGHỆ.
Về công tác kế toán - toàn bộ sổ sách kế toán không đóng dấu giáp lai theo quy định. Không thực hiện việc ghi sổ, theo dõi các khoản thu-chi tạm ứng đúng quy định. Không lập báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp, báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định”. Từ đó, việc quản lý và sử dụng kinh phí trong 2 năm “chưa đảm bảo nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước với tổng số tiền 2.054.397.467 đồng”.
Thanh tra phát hiện tràn lan chi khống, từ tiếp khách đến công tác phí, từ ăn nhậu đến quà cáp. Có chuyến công tác được doanh nghiệp đài thọ nhưng Ban Quản lý Khu kinh tế cũng kê khống thanh toán hơn 10 triệu đồng để “thuê ca nô đưa Bộ KH&ĐT đi Sóc Trăng” và “mua tôm khô, nước mắm rươi đi Bình Dương”.
Công tác quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, thanh tra 7 công trình phát hiện sai phạm từ tư vấn thiết kế đến thi công và giám sát thi công, dẫn tới chất lượng thấp, thất thoát ngân sách lớn. Một hệ thống thoát nước thải, thuê tư vấn thiết kế là Cty Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam (trụ sở tại Hà Nội) lập ra bộ hồ sơ thiết kế không phù hợp với hiện trạng mặt bằng, khi thi công phát sinh thêm gần 20% khối lượng. Một hệ thống thoát nước mưa, chưa hoàn thành đã nghiệm thu, đưa vào sử dụng thì không thoát được nước.
Nhà máy xử lý nước thải tập trung, công suất 2.000 m3 ngày đêm, ở Khu Công nghiệp Long Đức, đã thanh toán gần 12 tỷ đồng, hoàn thành hơn 2 năm nhưng chưa thể vận hành. Nguyên do ông Trưởng ban Lê Tấn Lực “chỉ định Cty CP Kiến trúc và Xây dựng Việt Mỹ Hưng làm tư vấn khảo sát, thiết kế kỹ thuật thi công, lập tổng dự toán” khi Cty này mới thành lập được 4 tháng nên không đủ năng lực.
Ông Lực lại chỉ định thầu tư vấn giám sát cho Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM là đơn vị không có chức năng lẫn cán bộ giám sát. Kết quả, chọn công nghệ lạc hậu, thi công kém chất lượng, Đoàn thanh tra thuê Cty Giám định Vinacontrol giám định 63 thiết bị xử lý nước thải, kết quả là nhiều thiết bị không đạt yêu cầu...
KIẾN NGHỊ KIỂM ĐIỂM, XỬ LÝ
Thanh tra kiến nghị “nghiêm khắc kiểm điểm và có hình thức xử lý” đối với tập thể Ban lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế và nhiều cá nhân. Đó là ông Dương Văn Kẻn, nguyên Trưởng ban (nay là GĐ Sở Công thương Trà Vinh), có trách nhiệm chính về nhiều thiếu sót ở hạng mục rà phá bom mìn Khu công nghiệp Cầu Quan và duyệt chi sai gần 500 triệu đồng.
Ông Trưởng ban Lê Tấn Lực, có trách nhiệm chính về nhiều sai sót của nhiều công trình xây dựng cơ bản, “chưa gương mẫu trong việc quản lý sử dụng tài sản của Nhà nước”, duyệt chi sai hơn 80 triệu đồng và liên đới chịu trách nhiệm trong việc chi sai gần 1 tỷ đồng. Phó ban Lê Văn Khâm chi sai gần 1 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Thụ, GĐ Cty Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Long Đức, chịu trách nhiệm về nhiều công trình chất lượng kém, thanh toán sai hơn 400 triệu đồng.
“Kiểm điểm rút kinh nghiệm” với ông: Tống Minh Viễn, nguyên Trưởng ban (Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa bị miễn nhiệm ngày 10/7, hiện là Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy); ông Phạm Tiết Khoa, Phó Trưởng ban và một số người khác.
Về ông Chủ tịch UBND tỉnh Trần Khiêu và Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phong, trước đây dự thảo báo cáo thanh tra kiến nghị kiểm điểm vì cho sử dụng sai nguồn vốn để thực hiện hạng mục rà phá bom mìn.
Nay báo cáo thanh tra cho rằng: “Đây cũng là hạng mục đặc thù trong xây dựng cơ bản mà chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm nên để xảy ra các vi phạm về thủ tục và hồ sơ theo quy định. Do đó, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ Quốc phòng, Bộ KH&ĐT, Kho bạc Nhà nước Trung ương cho ý kiến”.
SÁU NGHỆ

Hơn 1.000 công nhân đình công ở Sài Gòn

 "Khi đi làm thì được 11.000 đồng/giờ nhưng khi nghỉ thì bị trừ từ 17.000 -19.000 đồng/giờ. Hoặc lấy giờ tăng ca bù vào giờ nghỉ, nhiều công nhân tăng ca không đủ để trừ vào số giờ nghỉ thì bị âm tiền". 

Công nhân công ty Thuận Phương ngừng việc ngày 10/7.
Ngày 10/7, hơn 1.000 công nhân của 2 doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM (1 xưởng sản xuất thuộc công ty TNHH may thêu Thuận Phương - D15/8 Đinh Đức Thiện, huyện Bình Chánh và công ty TNHH Hoàng Ngọc Trúc - 223 An Dương Vương, quận Tân Bình) đồng loạt ngừng việc. Nguyên nhân của 2 vụ ngừng việc đều liên quan đến tiền lương.
Tính lương… ỡm ờ
Một số công nhân công ty Hoàng Ngọc Trúc cho biết, từ tháng 3/2013, khi công nhân có việc cần nghỉ thì công ty trừ lương nhưng tiền lương đó lại tính theo lương tăng ca.
“Khi đi làm thì được 11.000 đồng/giờ nhưng khi nghỉ thì bị trừ từ 17.000 -19.000 đồng/giờ. Hoặc lấy giờ tăng ca bù vào giờ nghỉ, nhiều công nhân tăng ca không đủ để trừ vào số giờ nghỉ thì bị âm tiền. Chị thấy ai đi làm mà bị nợ tiền, nợ giờ làm chưa?”, anh L, công nhân công ty Hoàng Ngọc Trúc, bức xúc.
Chị N.T.V.,- công nhân công ty Hoàng Ngọc Trúc cho biết: “Em bị đau ruột thừa, phải mổ, nằm viện bao nhiêu ngày thì trừ bấy nhiêu ngày lương. Ông nội của anh T mất, anh về chịu tang cũng bị trừ lương. Ở đây nghỉ 1 ngày là trừ 1/2 tiền chuyên cần (tiền chuyên cần 300.000 đồng/tháng). Nghỉ 2 ngày là trừ hết chuyên cần. Nghỉ 3 ngày/tháng là hạ bậc lương. Thu nhập mỗi tháng cứ bị trừ đầu trừ đuôi, không còn bao nhiêu cả, làm thêm ngày chủ nhật vẫn tính lương như ngày thường”.
Hơn 1.000 công nhân tại xưởng may thêu công ty Thuận Phương ngừng việc sáng 10/7 cũng vì cách tính lương “không minh bạch” của công ty.
Các công nhân trình bày, mỗi tháng công nhân phải tăng ca từ 50 đến 60 giờ và phải làm ít nhất 2 ngày chủ nhật, chưa kể thứ 7 cũng phải tăng ca. Ngày 9/7, khi công ty phát phiếu lương thì công nhân mới “té ngửa” vì tháng này làm liên tục, sản lượng cao hơn tháng trước nhưng lương thì lại giảm.
Đối chiếu với phiếu lương tháng 6, chị O. cho biết, tháng vừa rồi chị tăng ca 54 giờ, làm thêm 2 ngày chủ nhật nhưng trong phiếu lương chỉ ghi chị tăng có 24 giờ, 2 ngày chủ nhật cũng biến mất, lương lại thấp. Khi thắc mắc thì chỉ được giải thích chung chung, thiếu thuyết phục.
"Công ty nói là tháng này trích lương đóng 6 tháng BHYT cuối năm nhưng tiền có bao nhiêu đâu, trong khi công ty đã cho mượn 300.000 đồng thì lương không thể giảm nhiều như vậy, cầm bảng lương mà chỉ muốn khóc” - chị O. bần thần.
Nhiều sai phạm
Tại công ty Hoàng Ngọc Trúc, nhiều công nhân cho biết, doanh nghiệp này có khoảng 300 công nhân nhưng hơn 200 công nhân không được ký hợp đồng, không có BHXH. “Nhiều người làm việc hơn 2 năm, đề nghị công ty ký hợp đồng nhưng công ty không ký, BHXH, BHYT không đóng.
Lúc mới vào, công ty hứa sẽ hỗ trợ 300.000 đồng tiền chuyên cần nhưng sau đó khi làm đủ định mức công ty chỉ trả 150.000 đồng. Tháng sau làm không đủ định mức, công ty truy thu luôn số tiền này. Đến nay thì hết tiền chuyên cần . Công ty nói tăng ca là tăng ca, không làm thì trừ lương bất kể ngày nghỉ”, một nữ công nhânlàm việc 2 năm ở công ty Hoàng Ngọc Trúc cho biết.
"Ở đây, nghỉ ngày chủ nhật cũng phải xin phép, nghỉ làm 3 ngày chủ nhật thì bị lập biên bản. Công ty liên tục tăng sản lượng, hôm nay sản lượng 500, công nhân hoàn thành thì ngày mai tăng lên 600, cứ như vậy mà tăng. Công nhân không làm kịp thì tăng ca, tăng ca vẫn không hoàn thành thì phải làm ngày chủ nhật và không được tính tiền tăng ca hay tiền làm chủ nhật. Tiền lương của công nhân thì phải rõ ràng”,công nhân công ty Thuận Phương bức xúc.
Đến chiều, phía công ty Thuận Phương đã tập hợp công nhân lại để giải thích nhưng vô hiệu, công nhân nghỉ việc buổi chiều và ra về.
Theo Lao Động

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Thư giãn cuối tuần: NHỮNG SẢN PHẨM CỦA ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ VIỆT NAM




Đọc trên Facebook của Quehuong Keugoi , thấy tổng kết chỉ trong hai năm 2012 và 2013 có đến 68 sản phẩm rút ra từ các đề xuất, quyết định hoặc các nghị định đỉnh cao trí tuệ như sau:

NHỮNG QUYẾT ĐỊNH , ĐỀ XUẤT , PHÁT NGÔN của những đầu óc ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ 
chỉ vẻn vẹn từ năm 2012 đến nay mà đã:

2012

1. Đóng thuế đẻ.(2012)
2. Dạy tiếng Tàu trong trường tiểu học (2012)
3. Cấm doanh nghiệp vốn đầu tư từ Đài Loan treo cờ Đài Loan tại VN dưới mọi hình thức (công văn 2186/UBND-VX) (2012)
4. CMND ghi tên cha mẹ trong đó.(2012)
5. Thịt làm ra phải bán trong vòng 8 tiếng.(2012)
6. Cấm buôn vàng miếng, và sẽ cấm đến vàng trang sức.(2012)
7. Người chết phải chôn sau 48 tiếng. (2012)
8. Làm đập thủy điện tại Nam cát Tiên.
9. Xe phải “chính chủ” (2012)
10. Chó mèo phải “chính chủ”.(2012)
11. Dừng dự án, chia nhỏ căn hộ để cứu bất động sản (2012)
12. Chó mèo chết phải đăng ký “báo tử”.(2012)
13. Phải đăng ký tên thật khi lên internet.(2012)
14. Thu phí nhạc số (2012)
 
 
2013
 

1. Cấm uống rượu trong quá Karaoke (không cấm bia)
2. Đám cưới không quá 300 người
3. Đám ma không quá 7 vòng hoa
4. Xác chết quàn không được để trong nắp kính. 

(Sau đó chừng 1 tháng lại cho đi viếng mang vòng hoa, rắc vàng mã….)
5. Đóng thuế xe bảo trì đường bộ.
6. Niêm phong lồng gà chính chủ.
7. Dán tem rau, thịt, cá.
8. Cấm chửi nhau trên facebook, nhấn “like” sai bị phạt.
9. Con bất hiếu cha mẹ bị phạt 20tr.
10. Làm hàng giả bị phạt tối đa 100tr.
11. Bán hàng rong phải có giấy khám sức khỏe và chứng nhận tập huấn an toàn thực phẩm.
12. Cấm mua bán nhà đất, ô tô bằng tiền mặt.
13. Chỉ được đăng ký xe ở nơi thường trú.
14. Cấm nghe nhạc Asia hải ngoại.
15. Cấm trẻ dưới 5 tuổi học trường có vốn đầu tư nước ngoài. Trường nước ngoài tại VN chỉ được nhận 10% hs VN (tiểu học & THCS), 20% hs VN (trường phổ thông theo chương trình nước ngoài)
16. Có quota mới được nhập xe hơi.
17. Phạt tới 20 triệu nếu tiết lộ giới tính thai nhi
18. Xài điện quá ít cũng bị phạt.
19. Thu phí đọc thơ online
20. VFF ra ban tư vấn đạo đức
21. Giới tính công dân Quỳnh Trâm sẽ do thủ tướng quyết định
22. Không mua vàng dưới 1 lượng
23. Trúng tuyển đại học vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự.
24. Đánh thuế vàng
25. Trẻ dưới 10 tuổi và thương bệnh binh phải mua vé qua phà
26. Đi nước ngoài 2 năm bị xóa tên trong hộ khẩu
27. Bộ giáo dục cấm phát tán thông tin tiêu cực
28. Xe khách được gắn sao để phân định chất lượng.
29. Đánh thuế tiền tiết kiệm
30. Chửi cảnh sát bị phạt 5 triệu.
31. Phạt người đội mũ bảo hiểm dỏm (mại dâm thì bắt người bán, mũ bảo hiểm thì bắt người mua)
32. Đấu thầu bán vàng để giảm giá
33. Thông tư 08/2013 BTC cấm ký chứng từ bằng bút mực đen (!)
34. CA được phép bắn người cản trờ thi hành công vụ
35. Ngoại tình bị phạt 1 triệu đồng.
36. Xe máy 2 bánh phải có iấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
37. Phạt tiền giáo viên không đạt chuẩn.
38. “Quyền công dân có thể bị giới han..” (dự thảo hiến pháp 2013)
39. “Khiếu kiện nhiều lần phải đặt cọc”
40. Dự thảo luật thi đua khen thưởng bổ sung hàng loạt các danh hiệu mới: nhà khoa học nhân dân, nhà khoa học ưu tú, và đặc biệt, danh hiệu “DANH NHÂN”.
41. Chở trẻ đi xe máy phải kèm giấy khai sinh
42. Trang bị iPad cho cảnh sát giao thông
43. Nói xúc phạm người sinh con 1 bề (toàn trai hay toàn gái) bị phạt 1 triệu đồng
44. Nhà ở thương mại được giảm diện tích xuống 25m2
45. Phải xin tạm vắng trước khi đăng ký tạm trú
46. Phạt ngoại tình tăng 5 triệu.
47. Phạt rồi bỏ phạt kết hôn đồng giớ
48. Phạt tội mạo danh người khác trên facebook
49. Luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền (PGS.TS Nguyễn Hữu Tri)
50. Đề nghị “còn trinh tiết mới được thi hoa hậu”.
51. Đề xuất cấm bán rượu bia sau 22h.
52. Học sinh muốn học thêm phải làm đơn
53. Trẻ sơ sinh phải có mã số thuế.
54. Tết 2014 được đốt pháo không nổ (?)
55. Muốn chống tiêu cực thi cử phải đăng ký trước.
56. Phạt tiền nếu không mặc quần áo lót nơi đông người.
57. Nói tục nơi công cộng phạt 200 ngàn đồng.
58. Cấm xây nhà nhại kiến trúc cổ điển Pháp.
59. Thay đổi lời quốc ca.
60. Dán tem đồ uống, kể cả bia.
61. Chào mừng ngày báo chí cách mạng VN 21-6, BV đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) cho phóng viên và vợ phòng viên khám phụ khoa miễn phí.
62. Doanh nghiệp có 10 lạo động trở lên phải tổ chức hội nghị lao động hàng năm.
63. Ưu tiên 2 điểm thi đại học cho bà mẹ VN anh hùng (hoạt động CM từ trước 1-1-1945) (ngày 10-7-2013)
64. Phụ nữ 33 tuổi trờ lên không được phép mang thai
65. Chống chì chiết vợ bị phạt.
66. Chồng kiểm soát tiền vợ sẽ bị phạt.
67. Trang bị Ipad cho đại biểu HĐND tại Sóc Trăng.
68. Có con ngoài giá thú phải xin phép lãnh đạo. (bà phó phòng quậy ở Trà Vinh) 

Âm binh, giặc giã nổi lên khắp nơi !

UBND xã Cần Kiệm cưỡng chế đất trái pháp luật


(Dân trí) - Chưa hết oan ức vì quyết định thu hồi Giấy chứng nhận QSDĐ của UBND huyện Thạch Thất, gia đình ông Kiều Quang Đoàn lại thêm phần bức xúc vì UBND xã Cần Kiệm cưỡng chế đất ngày 20/6/2013 khi chưa có quyết định của cơ quan chức năng.
 >>  Mất đất oan ức vì quyết định khuất tất của UBND huyện Thạch Thất

 
Nhận được đơn khiếu nại của ông Kiều Quang Đoàn, ngày 4/7/2013, báoDân trí có bài viết “Mất đất oan ức vì quyết định khuất tất của UBND huyện Thạch Thất”. Bài báo được đông đảo bạn đọc quan tâm, nhiều điều khuất tất được vạch trần nhưng điều kỳ lạ cho đến nay, UBND huyện Thạch Thất và UBND xã Cần Kiệm vẫn “bặt vô âm tín” chưa có bất kỳ thông báo gì tới gia đình ông Đoàn.
Nhận được quyết định thu hồi đất, ông Kiều Quang Đoàn đã gửi đơn đến UBND huyện đề nghị xem xét lại vụ việc theo Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi bổ sung năm 2003, cùng các Nghị định và Thông tư của nhà nước. Tuy nhiên, UBND huyện Thạch Thất vẫn “bỏ ngoài tai”.
Trong khi đó, hồ sơ thửa đất mà ông Đoàn đang sử dùng đều thể hiện rõ ông Đoàn là chủ sở hữu hợp pháp. Năm 1991, ông Kiều Văn Can (bố ông Kiều Quang Đoàn) và hơn 30 hộ gia đình khác tại thôn Yên Lạc, xã Cần Kiệm được chính quyền địa phương bán cho mỗi hộ gia đình 1 suất đất giãn dân làm đất ở.
Theo văn bản gia đình cung cấp, hộ gia đình ông Kiều Quang Đoàn được giao thửa đất số 32B tờ bản đồ số 04. Phía Đông giáp đường liên xóm; phía Tây giáp đất ông Xuyền; phía Nam giáp đất ông Tám; phía Bắc giáp đất canh tác của Hợp tác xã.
Ngày 28/7/2008, thửa đất nhà ông Kiều Quang Đoàn được ông Trần Đức Nguyên - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất ký cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Từ khi được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ đến năm 2010, gia đình ông Đoàn vẫn sử dụng ổn định, tuân thủ đầy đủ quy định về thuế của nhà nước.
Vụ việc này bắt đầu phát sinh khi gia đình liền kề là ông Xuyền mượn lối đi nhà ông Đoàn để di chuyển vật liệu xây dựng nhà, nhưng sau khi hoàn thành ông Xuyền đã không trả lại mà tự ý xẻ rãnh, bó cổng trên phần đất đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho gia đình ông Kiều Quang Đoàn. Vì vậy. gia đình ông Đoàn đến UBND xã Cần Kiệm trình báo.
Kỳ lạ, trong cuộc vận động gia đình ông Kiều Quang Đoàn tự giải tỏa, ông Kiều Văn Lượng - Chủ tịch UBND xã Cần Kiệm lại phải “nhờ” và “xin” gia đình ông Đoàn thực hiện.
Nỗi bức xúc của gia đình lên tới đỉnh điểm, khi UBND xã Cần Kiệm đã huy động hơn 100 cán bộ dân phòng và các lực lượng tham gia cưỡng chế đất của gia đình ông Kiều Quang Đoàn khi chưa có quyết định của cơ quan chức năng. Lực lượng cưỡng chế phá hàng rào, cùng các loại hoa màu trên mảnh đất nhà ông Đoàn đã, đang khai thác sử dụng ổn định hơn 20 năm nay.
Khi UBND xã Cần Kiệm cưỡng chế, gia đình ông Đoàn yêu cầu được xem quyết định cưỡng chế đất của cơ quan chức năng, nhưng UBND xã không đưa ra được bất kỳ quyết định nào.
Trước những hành động thiếu căn cứ pháp lý, thiếu trách nhiệm, xâm phạm quyền và lợi ích công dân của UBND xã Cần Kiệm, ông Đoàn tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến Dân trí. Tại đây, đã có lần ông Đoàn chia sẻ về vụ việc của gia đình trong nước mắt.
Ông Đoàn chia sẻ: “Gia đình tôi rất bức xúc bởi vì bao nhiêu mồ hôi công sức dồn tiền dồn của vào mua được mảnh đất để xây dựng nhà ở, đến bây giờ chính quyền lại dùng quyền lực hủy Giấy chứng nhận QSDĐ để thu hồi phần đất của gia đình”.
Vụ việc trên đã kéo dài gần 3 năm từ cuối năm 2010 đến nay, đã khiến cả gia đình ông Đoàn phải rơi vào cảnh lo lắng, bất an trước nỗi lo mất trắng miếng đất của gia đình.
 
Trước sự việc trên, Báo Dân trí đề nghị UBND TP. Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất khẩn trương vào cuộc làm sáng tỏ vụ việc trên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình ông Kiều Quang Đoàn; đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm các cán bộ xã Cần Kiệm mắc sai phạm dẫn đến vụ cưỡng chế trái pháp luật trên.
Vũ Văn Tiến

Mù chữ làm chính sách

  Gần đây, hàng loạt các qui định mới ra, ra cấp tập, ra liên tiếp làm dân chúng hết đi từ ngạc nhiên này đến kinh hoàng khác.
 Tạm tính cái gây tranh cãi đến cả bộ tư pháp và bộ công an là chuyện chúng minh nhân dân phải có tên cha mẹ, bên bộ công an nhất quyết giải thích là phải có. Ai mà không hiểu một số cá nhân cơ hội của bộ này dù có đủ các loại bằng tiến sỹ giáo sư ( đi mua), cũng đọc được chữ đấy nhưng việc chơi sỏ một  số cán bộ cấp cao - không có lý lịch, cha mẹ rõ ràng - để hạ nhục, hạ điểm đối thủ.
 
Ngay sau khi bộ công an đòi cho tên cha mẹ vào CMND thì báo này báo kia đăng ảnh mộ bố của Thủ tướng - có hẳn hoi trong nghĩa trang liệt sỹ Kiên giang.

  Sau khi mua sắm mất vài ngàn tỷ máy móc vật tư về làm CMND có tên cha mẹ thì lại bỗng dưng hoãn, lại họp và quyết định bỏ, ai làm lại nếu không muốn có tên cha mẹ thì thôi.
 Mấy ngày gần đây, các bộ ngành lại liên tiếp thi nhau đề xuất các qui định, nào là cộng điểm thì đại học cho Bà Mẹ Việt nam anh hùng nếu họ đi thì, nào là cấm phụ nữ sinh đẻ khi trên tuổi 33 ( không biết con số này từ đâu ra ?), chì chiết vợ hay chồng, quản lý tiền bạc của chồng hay vợ...cũng bị phạt tiền triệu.
  Dân chúng liên tiếp ngớ người, có người chết đứng vì mới cưới vợ hôm qua, vợ thì đã hơn ba mươi ba tuổi, giờ tính sao ? người khác thì đi mua máy ghi âm để ghi lại bằng chứng bị vợ chì chiết, kẻ thì lục tìm hồ sơ của bà nội để động viên bà đăng ký đi thi đại học hòng cầm được tấm bằng đại học ngoài đống bằng Tổ quốc ghi công, Bà Mẹ Việt nam anh hùng đang treo đầy trên vách liếp.
 Nhìn những gì đang diễn ra thì người bảo : bọn quan chức, công chức ăn hại không có việc làm nên bị dở hơi, cố vẽ ra cho có vẻ đang làm việc. Kẻ có góc nhìn khác thì cho rằng : đám quan chức mua công chức, mua bằng giả nên không có tí kiến thức nào, lại được ngồi vào ghế ra chính sách nên cứ ban hành bừa, sai thì sửa cho có việc.
  Kẻ có tầm nhìn xa thì phán : đấy là từ chỗ tay trưởng ban tuyên giáo chỉ đạo cả, Biển đông đang nóng từng ngày, giặc tàu tràn sang ăn cướp của ngư dân, đánh ngư dân chết ngất chạy bán sống bán chết về nhà. Cảnh sát biển và hải quân núp cả trong đất liền rồi, bộ ngoại giao thông báo bị mất điện dài ngày...chả nhẽ cứ để dân chúng dùng mạng xã hội la làng chửi rủa các cơ quan có trách nhiệm với việc này việc kia sao. Và thế là  gần một ngàn dư luận viên từ báo chí, an ninh mạng, tuyên giáo các cơ quan được lệnh thi nhau tung ra các chiêu định hướng dư luận, làm cho cả làng cả nước nháo nhác lên. Các qui định được ban hành dưới dạng " đề xuất", " kiến nghị" tung ra đầy ắp mặt báo. 
   Chỉ khổ cho trưởng ban tuyên giáo bị dân chúng chửi rủa là ngu, là não phẳng, là mua bằng, là mù  luật, là vi hiến...nhưng biết đâu là nỗi khổ nhục của tay trưởng ban tuyên giáo đã được bù bằng rượu ngoại, đô la để ngồi rung đùi chỉ đạo đám dư luận viên phải ngày đêm cố nghĩ ra qui định thật sốc để dân chúng hoảng loạn, không còn đầu óc đâu nghĩ đến chuyện giặc giã trên biển đảo, kinh tế suy sụp, văn hoá đạo đức suy đồi từ trên xuống dưới...
  Nói " mù chữ làm chính sách " cũng chưa hẳn đúng, " cơm chúa múa tối ngày" cũng chưa đủ, " cái máy in chính sách " cũng chưa hẳn, vậy là gì mới đúng ?