Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Tướng tá công an, phụ trách một tổng cục mà còn nát như này bảo sao...

  Bạn đọc xem ông tướng tá công an, lòng vòng chạy lên tận  Tổng cục VII đây :
 Mời các bạn dư luận viên của ban tuyên dáo lao vào bảo vệ đại tá công an, phó tổng cục VII nhanh, kẻo bọn phản động Người cao tuổi sẽ tung tiếp loạt bài còn ghê gớm hơn nữa .


 Bài I - Trở lại thiên phóng sự “Ma thuật của một Đại tá Công an”: Những khuất tất của tướng Trần Văn Vệ vẫn chưa bị xử lí?
  
 Trong các tháng 9 và 11 năm 2010, Báo Người cao tuổi đăng loạt bài với tiêu đề "Ma thuật của một Đại tá Công an" phản ánh những khuất tất của ông Trần Văn Vệ, cựu Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, nay là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Về quản lí hành chính và trật tự xã hội (Tổng cục VII), Bộ Công an.
    Mặc dù những sai phạm đã rõ, nhưng ông Trần Văn Vệ không bị bất kì hình thức xử lí nào, ngược lại còn được phong hàm Thiếu tướng, lại có cơ hội thường xuyên xuất hiện trên các kênh truyền hình như để khẳng định vị thế "ông tướng" "dạy đời" nhân dân, tiếp tục ngạo mạn thách đố dư luận xã hội. Nhiều ý kiến bạn đọc, đặc biệt là các bậc lão thành có thư, gọi điện, trực tiếp tới Báo Người cao tuổi phản ánh, bày tỏ chính kiến trước hiện tượng không bình thường của tướng Vệ và yêu cầu Báo cần tiếp tục làm rõ, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ uy tín của ngành Công an cách mạng.
Với trách nhiệm xã hội của một tờ Báo được đông đảo bạn đọc tin cậy, quý trọng Báo Người cao tuổi tiếp tục điều tra, nhằm làm rõ những "ma thuật" của tướng Trần Văn Vệ vốn đã từng được một thế lực "vô hình" khuất lấp, bao đỡ. Việc xử lí hay không theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" còn tùy thuộc vào trách nhiệm của Bộ Công an và các cơ quan có thẩm quyền...
Lại từ vụ án “tranh đất với”... khách hàng
Nguồn cội việc di dời Trụ sở Công an tỉnh Thái Bình ra khu vực bãi tha ma Kỳ Bá - Trần Lãm, TP Thái Bình để nâng cơ hội và giá trị bán đất tại Khu đô thị Trần Lãm của em trai ông Trần Văn Vệ là Trần Văn Kỳ đứng danh làm chủ đầu tư, người dân ở Thái Bình ai cũng rõ. Không biết ở cõi âm đã có “phiên tòa” nào chưa, còn trên cõi nhân gian đã có 1 phiên tòa được mở công khai ngày 15/8/2012 tại TP Thái Bình đưa chủ dự án này ra xét xử về hành vi bội ước, lạm dụng ảnh hưởng quyền lực của mình xâm hại quyền lợi chính đáng của công dân. Từ đó, những khuất tất của anh em ông Trần Văn Vệ tiếp tục hé lộ.
Trá hình chia lô bán nền đất kiếm lời bất chính
Trường hợp của gia đình ông Nguyễn Xuân Nhự và bà Phạm Bích Đào, trú tại 202, phố Lý Thường Kiệt, TP Thái Bình là một trong những nạn nhân bị lừa gạt trong quá trình giao dịch mua bán nhà ở tại Khu đô thị Trần Lãm. Theo ông bà, việc khởi kiện ra Tòa mới chỉ phản ánh một phần sự thật về những hành vi thô bạo, xảo trá của anh em ông Vệ - Kỳ. Trong thực tế, Khu đô thị Trần Lãm này chính thức là của ông Trần Văn Vệ dưới vỏ bọc Công ty CP Đầu tư Hạ tầng và Công trình Kiến trúc Hà Nội (HATECO) mà em trai ông là Trần Văn Kỳ trực tiếp quản lí điều hành. Khi hỏi bất kì người dân nào ở TP Thái Bình về Khu đô thị này thì đều được trả lời là dự án của ông Vệ. Sự ra đời của Công ty HATECO là sự phù phép, đứng tên ban đầu góp cổ phần đều là "đệ" của gia đình ông Vệ. Với ảnh hưởng quyền lực của mình và sức mạnh của đồng tiền, anh em ông Vệ từng làm được những chuyện tày trời không ai có thể làm được là giữ được nguyên giá đất của tỉnh giao chỉ 400.000 đồng/m2 mặc cho tại thời điểm đó Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn định mức giá lên 850.000 đồng/m2 đất cho các khu đô thị? Năm 2004 thành lập Công ty HATECO, ông Trần Văn Kỳ là cổ đông sáng lập trong khi đó ông đang là Trưởng phòng Quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam (ViettinBank) chưa cổ phần hóa. Mãi đến tháng 9/2009, vì hành vi thuê nhà báo viết bài vu khống, làm đơn thư mạo danh, nặc danh, nhắn tin khủng bố Tổng Giám đốc Ngân hàng Cổ phần Công thương Việt Nam, ông Trần Văn Kỳ bị Cơ quan Công an phát hiện, lẽ ra phải khởi tố, nhưng nhờ ông anh Trần Văn Vệ can thiệp kịp thời nên ông Kỳ thoát nạn. Sau đó, ông Trần Văn Kỳ cùng 5 - 6 con em của gia đình ông Vệ đều bị đuổi khỏi ViettinBank. Đến lúc này, ông Kỳ mới công khai đứng tên đại diện trước pháp luật của Công ty HATECO. Sự uẩn khuất "kì diệu" đó khó có một cơ quan chức năng nào phát hiện ngay được, nhưng việc làm mờ ám của anh em ông Vệ thì ai cũng biết. Chỉ tiếc rằng người dân "thấp cổ, bé họng" chẳng kêu thấu được trời, đó là lời kêu than của hầu hết khách hàng khi tìm gặp trình bày với phóng viên Báo Người cao tuổi.
Đây là nền móng Khu đô thị chất lượng cao Trần Lãm, TP Thái Bình mà Công ty
HATECO thi công cho khách hàng Phạm Thị Nhuận đầu quý I/2013.
Với chiêu lừa ngoạn mục "Hợp đồng đăng kí mua bán nhà xây thô", nhưng tại thời điểm này (2013), anh em ông Vệ đã xây thô và bàn giao được căn nhà thô nào cho khách hàng? Trong thực tế, bản chất thật là "chia lô, bán đất" kiếm lời, với thuật ngữ "đăng kí" trong thủ tục mua bán, anh em ông Vệ sẵn sàng chối bỏ tất cả khách hàng, thậm chí chiếm đoạt mà không liên lụy đến pháp luật. Gia đình ông Nhự, bà Đào có trình độ hiểu biết pháp luật mới dám khởi kiện Công ty HATECO ra Tòa, tuy rằng HĐXX án dân sự sơ thẩm TAND thành phố Thái Bình ngày 15/8/2012 đã tuyên xử cho vợ chồng ông thắng kiện HATECO, nhưng đồng tiền "ma thuật" của anh em ông Vệ đủ điều kiện "đổi trắng thay đen" trong vụ án này. Để tránh tình trạng "vừa mất con chó, lại mất bó rơm" mà gần 20 khách hàng, nạn nhân của việc mua bán nhà tại Khu đô thị Trần Lãm chỉ còn cách tới Báo Người cao tuổi kêu cứu.
Qua tài liệu của các gia đình cung cấp mới vỡ lở hành vi chiếm đoạt công khai của anh em ông Trần Văn Vệ. Ngoài giá mua sử dụng đất được thỏa thuận ấn định, khởi điểm năm 2006 là 3 triệu đồng/m2, lũy tiến đến nay đã trên 10 triệu đồng/m2 , anh em ông Vệ còn buộc khách hàng phải nộp thêm nhiều khoản phí bất hợp lí lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi căn hộ. Trong khi đó hầu hết khách hàng phải tự thiết kế, tự thi công? Trắng trợn hơn khi khách hàng không chấp nhận những đòi hỏi vô lí đó, anh em ông Vệ sẵn sàng tuyên bố hủy hợp đồng để bán lại cho người khác với giá trị cao gấp nhiều lần, mà vụ kiện của ông Nhự, bà Đào là một minh chứng.
Trường hợp bà Phạm Thị Nhuận, trú tại 49, đường Lê Đại Hành, TP Thái Bình lại bộc lộ một mánh 
Ông Trần Văn Vệ.
khóe gian giảo khác của anh em ông Vệ, bởi bà Nhuận cứ nằng nặc đòi Công ty HATECO giao nhà xây dựng thô theo đúng hợp đồng đã kí. Ngày 1/7/2013 anh em ông Vệ ra thông báo số 11, yêu cầu bà Nhuận phải nộp thêm 1.019.457.000 đồng nữa với chiêu lừa "khuyến mại" không thu các loại phí là 70.623.637 đồng, nhưng bà Nhuận phải chấp nhận nộp thêm 149.691.148 đồng để có được căn hộ xây thô. Bất chấp chưa được sự đồng ý của bà Nhuận, ngày 17/1/2013, Công ty HATECO ngang nhiên thuê lao động tự do tự ý thi công móng nhà, buộc bà Nhuận phải có đơn tố cáo gửi các ngành chức năng. Tại báo cáo số 04/BC-TTr kết quả xác minh đơn của Thanh tra Sở Xây dựng Thái Bình, xác định móng căn nhà nêu trên chưa theo đúng thiết kế kĩ thuật, cố tình rút bớt vật liệu gia cố, các chỉ số kĩ thuật chưa bảo đảm. Trường hợp của gia đình ông Phạm Văn Đáp, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng tương tự. Có nghĩa là khách hàng nào cam phận phải tiến cúng trên 70 triệu đồng các loại phí cho anh em ông Vệ thì được yên thân, nếu giở giói ra thì phải mất thêm gấp 2 số tiền đó mà chất lượng công trình lại không bảo đảm.
Chỉ sơ sơ tính các loại phí ngoại lệ ngoài giá sử dụng đất theo thỏa thuận, anh em ông Vệ đã nghiễm nhiên "ngồi chơi, xơi nước" mà vẫn thụ hưởng hàng chục tỉ đồng. Đó là chưa nói đến thủ đoạn không xây thô cho 650 căn hộ liền kề và biệt thự mà chỉ chia lô bán nền với tổng diện tích 64.731m2 theo giá 400.000 đồng/m2 lên giá bình quân đất thực bán cho khách hàng 6 triệu đồng/m2, sau khi trừ chi phí xây dựng hạ tầng, quản lí phí, thuế các loại thì anh em ông Vệ còn bỏ túi trót lọt hàng trăm tỉ đồng. Chỉ tính sơ bộ bình quân mỗi căn hộ thu về 1 tỉ đồng thì doanh số của công ty HATECO đã lên tới 650 tỉ đồng, song ngành Thuế thu chẳng đáng là bao?
Nếu cộng cả tiền mánh khóe bán cả diện tích dành cho Nhà Văn hóa, công viên cây xanh hơn 1.000m2, 62 lô biệt thự chia thành lô liền kề để bán, lừa thu các loại phí và sinh lợi từ 4.559,9m2 đất mới được UBND tỉnh cấp tại khu liền kề theo quyết định số 2693/QĐ-UBND ngày 13/11/2009, anh em ông Vệ đã thụ hưởng từ dự án này như thế nào? Tỉnh Thái Bình vô tình đã làm giàu cho gia đình ông Trần Văn Vệ.
Từ những khuất tất này, nhiều cử tri lên tiếng và tại các kì họp HĐND tỉnh đã đưa ra chất vấn. Năm 2008 Thanh tra Nhà nước tỉnh Thái Bình có kế hoạch thanh tra toàn diện tại Công ty HATECO, nhưng quyết định thanh tra kí chưa ráo mực thì đã bị "xếp vào ngăn kéo", bởi có sự can thiệp của ông Trần Văn Vệ. Do vậy, các số liệu nêu trên chỉ là những con số tạm tính.
Có hay không HATECO trốn thuế, không hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước?
Căn cứ vào quyết định số 05/2005/QĐ-UB, ngày 18/1/2005 của UBND tỉnh Thái Bình về việc cấp phép đầu tư cho dự án thì tiến độ phải thực hiện trong 3 năm (2005 - 2007), gồm 2 giai đoạn. Từ tháng 1 đến tháng 8/2005 là giai đoạn phát triển hạ tầng kĩ thuật (HTKT) và từ 2005 - 2007 là giai đoạn khai thác đất đô thị đã có HTKT. Thế nhưng đến tận thời điểm này (7/2013) HTKT vẫn chưa hoàn thành. Tại công văn số 38/CV- QLĐT ngày 29/5/2012, Phòng Quản lí Đô thị UBND thành phố Thái Bình nêu rõ: "Đến nay HATECO chưa thực hiện bàn giao hệ thống HTKT Khu đô thị chất lượng cao Trần Lãm cho UBND thành phố Thái Bình theo quy định, do các hạng mục công trình chưa xây dựng hoàn thành đầy đủ điều kiện. Hiện tại, nhà đầu tư mới chỉ thực hiện bàn giao một số hạng mục công trình điện, cấp nước cho các chuyên ngành để khai thác. Các hạng mục khác như giao thông, cây xanh, thoát nước… chưa hoàn tất để bàn giao cho địa phương". Vậy là, Công ty HATECO đến nay vẫn chưa tuân thủ nghiêm tiến độ thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh Thái Bình, vi phạm nghiêm trọng Luật Nhà ở (2005) và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn "Khi chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở, chủ đầu tư phải xây dựng đồng bộ HTKT theo nội dung dự án đã được phê duyệt, sau đó mới tiến hành xây dựng nhà ở. Chỉ được xây dựng nhà ở sau khi đã có cơ sở hạ tầng kĩ thuật..". Công ty HATECO chẳng những chưa hoàn thiện HTKT theo quy định mà với mưu đồ chủ yếu là lạm dụng quyền năng chi phối của tướng Trần Văn Vệ để nhanh chóng "chia lô, bán đất" vơ tiền của dân, còn "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Thành thử Dự án Khu đô thị chất lượng cao Trần Lãm quảng cáo ầm ĩ một thời nay chỉ là một mớ hỗn độn, nham nhở về kiến trúc, manh mún, mạnh ai người nấy làm, phá vỡ quy hoạch đô thị để lại hệ lụy khôn lường cho TP Thái Bình đang vươn tới đô thị loại II.
Trong khi anh em ông Vệ bỏ vào hầu bao hàng trăm tỉ đồng thì Công ty HATECO đã đóng góp cho tỉnh và Nhà nước được là bao? Theo biên bản thanh tra ngày 5/2/2013 của Phòng Thanh tra I Cục Thuế tỉnh Thái Bình cho thấy chỉ kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế trong phạm vi 2 năm (2009 - 2010), trên cơ sở sổ sách kế toán, hóa đơn tại thời điểm thanh tra, Cục Thuế tỉnh đã phát hiện Công ty HATECO khai báo thiếu trung thực. Tổng doanh thu 2 năm 111.878.583.592 đồng nhưng chỉ báo cáo có 27.391.508.912 đồng, chênh lệch 84.482.074.660 đồng. Tổng doanh thu chịu thuế TNDN là 55.139.902.958 đồng, nhưng Công ty HATECO lại báo cáo lỗ 12.654.426.388 đồng, biển lận thuế TNDN 10.883.716.422 đồng buộc Cục Thuế tỉnh phải ra quyết định truy thu nộp vào Kho bạc Nhà nước.
Đó mới chỉ là con số thanh tra thuế bước đầu trong 2 năm 2009 - 2010, còn các năm 2006, 2007, 2008 và 2011, 2012 thì sai phạm này còn lớn đến đâu? Từ thực tế trên bộc lộ rõ những mánh khóe của anh em ông Vệ đã từng cầm giữ những khoản tiền lớn "đăng kí mua nhà" của nhiều khách hàng mà Công ty HATECO chưa xuất hóa đơn GTGT. Mặt khác cố tình chậm trả tiền sử dụng đất cho tỉnh và thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước với số tiền không nhỏ
Điều tra của Nguyễn Trọng Thắng

http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=7&ID=10111

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét