Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Bô - xit đang là miếng xương của TKV và khựa.


Hình ảnh thê thảm của “con đường bô-xít”

 - Quốc lộ 20- tuyến đường độc đạo nối vùng Đông Nam Bộ với Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên, dự kiến sẽ được nâng cấp để vận chuyển bô-xít đang trong tình trạng vô cùng thê thảm.

Quốc lộ 20- tuyến huyết mạch nối Đông Nam Bộ với Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên qua hơn 30 năm khai thác đã bị hư hỏng nặng khi khi hàng ngàn “ổ gà” xuất hiện dày đặc, mặt đường trồi nhựa, 2 bên sạt lở…
Do nhu cầu vận chuyển bôxít từ nhà máy bôxít Tân Rai, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng nên dự án cải tạo quốc lộ 20 đã được Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải thực hiện.
Theo đó, tuyến Quốc lộ 20 dài 227 km, có điểm đầu tại ngã ba Dầu Giây (Thống Nhất, Đồng Nai), điểm cuối giao quốc lộ 27 thuộc thị trấn Đran (Đơn Dương, Lâm Đồng). 
Tình trạng sạt lở trên Quốc lộ 20 tại địa bàn huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Mùi vị của chế độ tiếp tục được lan tỏa.

Giữa đêm, nhà Bùi Hằng bị tưới xăng dọa đốt

  - Liên tục những ngày gần đây, nhà chị Bùi Thị Minh Hằng tại 106 Lê Hồng Phong (Vũng Tàu) thường xuyên bị những kẻ lạ mặt khủng bố, quấy phá giữa đêm. Đặc biệt, vào dịp quốc khánh 2/9, cường độ các cuộc tấn công ngày càng táo tợn và liều lĩnh hơn. Được biết, đây cũng là thời điểm mà lực lượng an ninh gia tăng theo dõi, chốt chặn chung quanh nhà Bùi Hằng cả ngày cũng như đêm.

Bạn và đồng hương của Tướng Nhanh đây.


  Ngày Báo chí VN: Gặp lại ký giả chống tham nhũng bị tạt acid hơn 20 năm trước

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Thủ đô của Dân oan ?


 NÔNG DÂN VĂN GIANG VÀ DƯƠNG NỘI LẠI ĐẾN 46 TRÀNG THI
   Sáng hôm nay 4-9-2012 hàng trăm bà con nông dân Văn Giang đến Văn phòng tiếp dân của Mặt Trận Tổ Quốc VN tại số 46 Tràng Thi mục đích để cám ơn MTTQ VN.
 
Trong thời gian qua MTTQ VN đã tiếp nhận đơn thư khiếu nại của bà con và đứng về phía lẽ phải để phản biện báo cáo của Thanh tra Chính phủ có nhiều điểm chưa hợp lý, bảo vệ cái sai trong các hoạt động của dự án Ecopark. Do bị nhiều ban ngành cũng đã không đồng tình với báo cáo của Thanh tra Chính phủ về dự án Ecopark tại Văn Giang nên Thanh tra Chính phủ phải làm lại báo cáo thanh tra trên.

   Cũng trong sáng nay bà con ở Dương Nội, bị thu đất trong các dự án khu đô thị mới trên phường Dương Nội cũng đến 46 Tràng Thi tiếp tục gửi đơn thu khiêu nại, kêu cứu về các sai phạm của dự án trong quá trình cưỡng chế thu hồi đất.









Nông dân Trung quốc nổ bom tại cơ quan chính quyền.



 Bom của nông dân lại nổ

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Đó là quả Bom của nông dân Khúc Hoa Cường (Qu Huaqiang)  đã cho nổ tung ngay trong ủy ban chính quyền Tp Đằng Gia, Vinh Thành, Sơn Đông TQ để tự kết liễu đời mình và làm 6 người khác bị thương khi đang có mặt ở nơi đây vào hôm nay ngày 3/9/2012 (AFP). 
Khúc Hoa Cường là một dân oan đã đội đơn đi khiếu kiện nhiều năm và hoàn toàn tuyệt vọng.

“Hiến pháp không phải để ban ơn cho nhân dân”



  Cần phải nhận thức đúng về Hiến pháp theo nghĩa Hiến pháp không phải là thứ ban ơn của Nhà nước dành cho công dân, không phải Nhà nước cho thế nào được thế nấy.

Trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) hiện nay, người ta nhắc rất nhiều đến Hiến pháp 1946 và tư duy xây dựng luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cách thức thiết kế, thể hiện các quyền con người, quyền công dân trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã chứa đựng những tư tưởng tiến bộ mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Pháp Luật TP.HCM đã trao đổi với PGS-TS Nguyễn Như Phát, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), xung quanh vấn đề này.
Phóng viên: Những giá trị tiến bộ của Hiến pháp 1946 về quyền công dân là gì, thưa ông?
PGS-TS Nguyễn Như Phát (ảnh): Dưới thời Chủ tịch Hồ Chí Minh, do bối cảnh chính trị xã hội lúc bấy giờ, những người soạn thảo Hiến pháp 1946 là những người có tài, thức thời và không bị chi phối bởi tư tưởng giai cấp hoặc chính trị quá nhiều. Do đó, bản Hiến pháp đầu tiên này có những giá trị rất cấp tiến, tư duy mạch lạc, thể hiện tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa lập hiến hiện đại. Theo đó, Hiến pháp là “văn bản ủy quyền” của nhân dân cho Nhà nước, trao cho Nhà nước hệ thống quyền lực cụ thể của nhân dân, ấn định việc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực và các nguyên tắc, phương pháp thực thi quyền lực Nhà nước cũng như ghi nhận và xác lập trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo thực thi các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Tinh thần của Hiến pháp 1946 như vậy nên ngay cả việc sắp xếp các chương thì quyền con người, quyền công dân cũng nằm ở chương hai trong khi trong Hiến pháp hiện hành là chương năm. Sắp tới, bản Hiến pháp sửa đổi chắc sẽ có sự thay đổi và quay về cách sắp xếp của bản Hiến pháp ban đầu.
Mặt khác, Hiến pháp vẫn là văn bản quy phạm pháp luật và phải có giá trị thi hành. Điều đó có nghĩa là quyền của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp có giá trị áp dụng trực tiếp, không có nhu cầu cần phải cụ thể hóa. Những quyền của công dân trong Hiến pháp 1946 thể hiện rõ nhất điều đó chứ không kèm thêm câu “theo quy định của pháp luật” như từ Hiến pháp 1980 trở đi.
Trên thực tế thì quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp thường cần đến luật quy định cụ thể. Muốn điều chỉnh những quyền này của công dân thì Nhà nước phải có luật nhưng không phải là cắt xén tinh thần của Hiến pháp. Luật đó chỉ mang tính chất trình tự thủ tục và dĩ nhiên, ở một xã hội văn minh thì quyền đó phải được thực hiện trong một khuôn khổ và trình tự nhất định. Tuy vậy, việc hạn chế quyền của công dân có thể được thể hiện theo quy định của luật (chứ không phải của mọi pháp luật) và phù hợp với Hiến pháp chứ không phải hạn chế vì lợi ích Nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, phát biểu trong phiên họp lần thứ tư năm 2012. Ảnh: TTXVN

Nhục hình của cộng sản ?


4 công an xã tung đòn hiểm đánh chết dân như thế nào?

(Dân Việt) - Hoàng Ngọc Tuyên và Nguyễn Trọng Kiên dùng dùi cui cao su đánh liên tiếp vào hai đùi ông Thuận. Ông Tuyên còn chỉ đạo Kiên dùng hai chiếc bút bi kẹp vào các ngón tay của ông Thuận rồi bóp mạnh...

Sau khi mời ông Nguyễn Mậu Thuận (SN 1958, trú tại thôn Đoài, xã Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội) lên trụ sở làm việc, phó công an xã Kim Nỗ và một số công an viên đã còng tay chân và đánh ông Thuận đến tử vong.
Mâu thuẫn họ hàng
Ngày 3.9, trao đổi với Dân Việt, trung tá Trần Hải Quân – Trưởng Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) cho biết, chưa khởi tố bị can trong vụ công an xã đánh chết ông Nguyễn Mậu Thuận. Trước đó, ngày 1.9, Công an huyện Đông Anh đã ra quyết định khởi tố vụ án cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người để điều tra.
Cơ quan công an cũng đã tạm giữ 4 đối tượng gồm: Hoàng Ngọc Tuyên (SN 1980) - Phó Công an xã Kim Nỗ và 3 công an viên là Nguyễn Trọng Kiên (SN 1991), Đoàn Văn Tuyến (SN 1983) và Hoàng Ngọc Thức (SN 1988).
Anh Nguyễn Mậu Công - con trai nạn nhân kể lại sự việc với báo chí.