Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Đề nghị truy tố nguyên Cục phó Cục Điện ảnh


 

BẰNG CHỨNG CỦA NỀN GIÁO DỤC XUỐNG DỐC KHÔNG PHANH



 Chỉ Việt nam mới có biển này ?
                                                   
Nguyễn Văn Khải-Ông già Ozon.
                     
                                                    Bài 1:Cơ sở nào đào tạo hai kẻ đó?

  Qua đoạn video,clip của Anh Chí (facebook) ta thấy từ 23h ngày 1-6-2012,cụ Lê Hiền Đức dùng dép đập kính cửa sổ tầng bốn kêu cứu.Trước cổng sau Sở TTTT,trên hè phố dưới trời mưa tầm tã,những người thân của cụ la thét,đòi bảo vệ của Sở này phải mở cổng để họ vào đưa cụ xuống.
Còn xem đài truyền hình Hà Nội,ai cũng có thể thấy rằng cụ Lê Hiền Đức đi lại ngoài hành lang,mở cửa nhiều phòng không được,nói gì đó trong một phòng chỉ có bàn.Sau đó là ngồi trên ghế,gác chân chảy máu đầm đìa lên bàn,và một người mặc sắc phục cảnh sát cầm giấy đứng trước cụ.Đó là lúc 3h sáng ngày 02-6-2012.
Khoảng 15 phút sau, ô tô taxi chở cụ Lê Hiền Đức,một người mặc sắc phục công an,một người mặc áo blue trắng và một người mặc thường phục lao nhanh từ cổng sau của sở TTTT ra.Một xe cảnh sát phóng theo.Những người thân của cụ vội dùng ô tô,xe máy đuổi theo.Ai mà biết chiếc xe kia sẽ chở cụ đi đâu.Bệnh viện bây giờ quá tải.Một bệnh nhân có khi phải có tới hai người nhà chăm sóc thường xuyên.Nếu họ định đưa cụ đi viện thì sao không mời người nhà đi cùng?
Khoảng 3h30 phút tới phòng cấp cứu bệnh viện Hữu Nghị,những người thân của cụ Huyền Đức thấy chiếc xe taxi lúc nãy đi ra và chiếc xe của cảnh sát đã đi theo nó từ lúc nãy cũng biến mất theo vào màn đêm.Bác sĩ và các nhân viên y tế tiếp nhận cụ,nói với người thân của cụ Đức rằng: Cụ bị để lại mà không có bàn giao của người mặc sắc phục cảnh sát và người mặc áo blue trắng.
Hẳn là ở thời kì hiện đại này trên toàn thế giới chưa bao giờ có hiện tượng,một cảnh sát và một nhân viên y tế chở người bị chảy máu đầm đìa tới trước phòng cấp cứu của bệnh viện rồi vội bỏ đi.Hơn nữa trong trường hợp này là bà già 80 tuổi đã được họ lén quay phim,chụp ảnh để tố cáo với thiên hạ rằng bà có tội gây rối công sở;bà lại đòi quyền làm người của mình là:yêu cầu lãnh đạo Sở này và những nhân viên bảo vệ tới cùng bà lập biên bản vì những nhân viên bảo vệ ấy đã khênh bà như khênh  lợn gầy yếu vì bệnh tai xanh và thả bà xuống hành lang như thả lợn chết vào hố tiêu hủy.Thêm vào đó,theo họ bà lại can tội phá hoại tài sản công sở,cụ thể là làm vỡ kính dởm được lắp ở một cửa phòng.
Tại sao cảnh sát lại có thể thả rông tội phạm như vậy nhỉ?
Còn người mặc áo blue,trước khi chở bà ra khỏi sở TTTT,tại sao lại không sơ cứu cho bà,băng bó chỗ chân đang chảy máu?Tại sao lại bỏ đi để mặc cụ già đã nhịn đói qua đêm,không được uống nước của người thân đem tới và đang bị mất máu rất nhiều?
Càng ngày tôi càng thường xuyên phải tới bệnh viện vì người thân,bạn bè càng nhiều tuổi càng phải đến bệnh viện khám hoặc điều trị.Con cháu,thông gia ngày càng đông nên xác suất phải đến bệnh viện cũng càng cao.Tôi lại hay lắp đặt,thử nghiệm các thiết bị y tế,bảo vệ sức khỏe con người nên có khi vài ngày liền phải ở trong bệnh viện.Chưa bao giờ tôi thấy nhân viên y tế hoặc người đi kèm đưa người bị nạn tới phòng cấp cứu lại bỏ mặc họ mà không có bàn giao giấy tờ với nhân viên phòng cấp cứu,hoặc không ở lại hỗ trợ người bị đưa đến. Nếu người mặc sắc phục là công an,người mặc áo blue là nhân viên y tế thì phải đuổi họ ra khỏi hai nghành này.
  Đối với tôi,dù họ là ai thì cũng chỉ đáng gọi là kẻ vô lương tâm và sẽ tìm biết cơ sở nào đã đào tạo ra những kẻ vô lương tâm này để trẻ em Việt Nam không phải bị nhồi sọ những điều ác độc ở đó-Đó là những cơ sở làm nền giáo dục Việt Nam xuống dốc không phanh.
Tôi tự hỏi chi bộ,Đảng bộ của những cở sở mà hai kẻ trên đang nhận lương;đang và sẽ thực hiện nghị quyết trung ương 4 như thế nào? Họ công bố gì sau những đợt học tập theo gương của Bác Hồ?

THỜI CỦA MẸ ĐĨ LÊN NGÔI.

  Quốc hội còn chưa nguội về vụ nữ đại biểu Quốc hội Hoàng Yến được cho thôi, nữ đại biểu Quốc hội Minh Hằng được báo chí tỉnh nhà chỉ đạo là không đưa tin về doanh nghiệp của chị xả thải trộm, cảnh sát môi trường và dân bắt quả tang, rồi khu công nghiệp của chị Hường ế khách thuê ... thì báo chí cả nước lại đắt như tôm tươi về hoa hậu bán dâm cho đại gia viễn thông, đại gia tài chính, đại gia bất động sản !
 Bắt ráo các em, bắt tuốt rồi cho báo chí vào tận trại để ...phỏng vấn.

Hình ảnh Mỹ Xuân trong trại tạm giam. Ảnh Vietnamnet.
  Chưa biết kết án ra sao nhưng cứ cho áo tù mặc rồi chụp ảnh đã, cả báo chí và công an đều thi nhau làm thay việc của tòa án. Chỉ bắt người đẹp, không bắt kẻ xấu - nhà văn Huỳnh Ngọc Chênh có cái tít trên blog rất phù hợp với bối cảnh vụ việc này.

 Tha hết, tha hết các đại gia, cho về nhà rồi gặp riêng để ...điều tra. Chắc Quốc hội cũng đang phải chuẩn bị các nhóm để xin ý kiến cố vấn, có chiến lược để quản các người đẹp và kẻ xấu này. Hazzz, "gái đẹp đè bẹp quốc hội" - một blogger - Tuanddk viết trên blog của mình.
  Kẻ xấu thì cứ xem báo mạng rồi cười khằng khặc : bố khỉ mấy thằng báo lá cải, gái đẹp thế mà nói xấu,  cứ bắt, bắt hết thì lấy đâu ra người để làm đại sứ du lịch, lấy đâu ra người đẹp để tiếp khách Quốc tế mỗi khi có đoàn đến bang giao ?
 Chưa có thời nào mà phe mẹ đĩ nhà mình lại có vị thế lấn át đến như bây giờ, nào tranh cử, nào làm đại sứ du lịch, nào bỏ chồng lấy cựu đại đại gia vợ chết chưa giỗ đầu trong vòng một tháng, nào chơi váy vài chục tỷ khi bà con đồng bào cả chục huyện miền tây Thanh hóa hết sắn khô để ăn rồi. Kệ !
 Cũng không sao cả, thôi thì đại biểu Quốc hội có bầu sai thì bầu lại, có lỗi thì kiểm điểm, báo chí đừng bới bèo ra bọ, các cháu hoa hậu còn trẻ người non dạ, tiền bạc vài chục ngàn các đại gia cho cũng chả sống được cả đời, dư luận hãy ném vào họ bằng những cái gối bông hay đổ nước hoa ngập vào cho chết ngạt cũng được, đừng mất phương hướng.
 Công luận hãy chỉ rõ những thứ nguy cơ đại dịch đang làm mục ruỗng con tàu chính trị , giáo dục kinh tế, văn hóa ...thì mới đáng. Tội phạm leo lên chức cao rồi rút ruột ngân khố, chạy trốn khi bị phát hiện, đại gia viễn thông, bất động sản, tài chính ngân hàng chơi gái giá mấy ngàn đô...họ là ai, tiền từ đâu ? giáo dục bảo kê cho gian dối... đó mới là việc của báo chí, truyền thông.
  Vua nghe vợ thì mất nước, đấy là thời xưa thôi, bây giờ làm gì có Vua, chỉ có các đại gia bị các mẹ đĩ làm khuynh đảo chính trường, khiến ghế gãy cả chân, thân tàn hổ thẹn thanh danh, khiến cho Thánh Thần cũng phải tức giận. Ôi, thời của mẹ đĩ nhà mình !

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Mời xem 113 phường Cát Linh làm nhiệm vụ " Cứu Cụ Hiền Đức "

 Đêm mùng 1 tháng 6, lúc 11 giờ 35, khi bà con, người thân của Cụ Hiền Đức phát hiện ra trên tầng 4, trong cửa kính có Cụ Già đang dùng dép đập vào cửa kính kêu cứu thì mấy người  bốc máy gọi điện cho 113 đến.
 15 phút sau họ đến gồm 4 người : hai cảnh sát 113, hai cảnh sát giao thông. Họ được một công an mặc thường phục đứng trong cổng ghé tai hội ý trong 5 phút rồi họ đi ra , bà con giữ lại yêu cầu giải quyết nhưng họ nói không có quyền hạn, đề nghị cử đại diện về phường giải quyết ! nghe hay không thưa bạn đọc ?


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=vuiTaDE5nu0

 Nếu các bạn xem xong thử nghĩ xem cảnh sát 113 trả lời như vậy thì họ chỉ được làm gì khi có các hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức cá nhân bị nhân dân tố cáo : cơ quan truyền thông giam giữ trái phép một cụ già 82 tuổi từ 3 giờ chiều đến 23 giờ 30, công an không biết làm gì ? hay họ cùng nhóm với đám xã hội trong cơ quan truyền thông 4 T kia ?
Hai an ninh, một áo trắng là Thảo của quận Đống đa có mặt suốt từ khi cụ Đức đến 4T.

Và 113 leo lên xe bỏ về, mặc cho Cụ Đức đang cần cấp cứu trên tầng 4.

 Thế đấy, vậy mà ngay hôm sau họ cắt ghép clip do các nhân viên của họ rình sẵn cụ Đức, chọc tức cụ để quay phim rồi đưa lên bôi xấu cụ. Có cả công an đến đọc biên bản lúc 3 giờ sáng trên tầng 4, lúc cụ bị chảy máu bê bết từ lúc 12 giờ đêm, khi ấy cụ đã gọi cho Luật sư Hà Huy Sơn thông báo cho con cháu và người thân gọi công an, cấp cứu đến cứu cụ.
http://www.youtube.com/watch?v=dYMyKcOnPq0&feature=youtu.be

  Những gì mà sở 4T và các lực lượng an ninh đã làm với Cụ Đức hôm mùng 1 tháng 6 là khó chấp nhận được, rất khốn nạn và bẩn thỉu. Mọi chứng cứ sẽ được đưa dần lên để họ nhận ra những việc làm của họ đều bị Nhân dân giám sát, ghi lại để làm rõ trước công luận.

Bộ trưởng tài nguyên nên xin từ chức thì hay hơn là nói " đau xót"

 Chống tham nhũng: Phải dám hy sinh tính mạng, chức tước
   Phải có những Bao Công quả cảm, công minh, trong sáng vô tư, dám cởi bỏ cả mũ ô sa, lấy cả tính mạng và chức tước của mình để tuyên chiến với tham nhũng.

Trong phiên thảo luận cả ngày 7-6 về tình hình kinh tế-xã hội, phát biểu của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến đã làm nóng rực nghị trường khi ông đề cập đến một vấn đề nhức nhối: Tham nhũng.
Pháp Luật TP.HCM xin lược ghi những lời tâm huyết nhận được rất nhiều đồng thuận của vị đại biểu này.
“Quốc nạn” có nguy cơ hạ “quốc sách”
Theo ông Tiến, tham nhũng hiện có mặt khắp nơi với nhiều mặt nạ, nhiều vỏ bọc khác nhau như thách đố kỷ cương phép nước.
“Giống như buôn lậu, gian lận thương mại… tham nhũng, hối lộ không đi theo con đường chính ngạch mà thường len lỏi theo các con đường tiểu ngạch. Đó là các quý bà, quý cô, quý cậu, quý người thân trong gia đình. Bằng hình thức chuyển dịch tiền và tài sản của chủ sở hữu khác nhau, bằng cách dùng phép thuật nhào nặn, biến hóa các số liệu thu, chi tài chính phi pháp thành hợp pháp. Mỗi khi thanh tra, kiểm toán hỏi thăm là bằng rất nhiều mỹ từ thân thiện lọt tai, quà biếu, quà cảm ơn, mừng sinh nhật, mừng nhà mới, tặng thẻ tín dụng hàng chục nghìn đô, khuyến mại gia đình tour du lịch nước ngoài, thậm chí còn mừng cả căn hộ, ô tô khi lên chức…” - ông Tiến điểm mặt.
Vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH cũng cảnh báo về nguy cơ “quốc nạn” tham nhũng hạ đo ván “quốc sách” khi đưa ra dẫn chứng về thực trạng tham nhũng trong đất đai. Biểu hiện là thực tế hiện nay, các cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục... đang thiếu đất nghiêm trọng nhằm giảm tải cho các nhu cầu bức xúc về văn hóa, xã hội, khám, chữa bệnh… thì lại có đến 365.000 ha đất bỏ hoang hóa, cấp sai đối tượng, chuyển nhượng trái pháp luật, sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, nhiều dự án treo xuyên thế kỷ của trên 10.796 tổ chức, cá nhân, đơn vị trong toàn quốc.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Lê Như Tiến phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN
“Khi đất đai trở thành hàng hóa có giá trị đặc biệt thì những người được giao quyền rất dễ “xúc động” trước những nguồn lợi béo bở đó” - ông Tiến nói.
Các “quả đấm thép” đang “tan chảy”
Đề cập đến những sai phạm của các “quả đấm thép”, các ông lớn, các đại gia của nền kinh tế, ông Tiến bức xúc: Sau PMU 18, Vinashin nay là Vinalines, mỗi doanh nghiệp này đã làm thất thoát, lãng phí, nợ đọng hàng chục nghìn tỉ đồng của Nhà nước, của nhân dân, cử tri thấp thỏm chờ xem tiếp theo còn xuất hiện các Vina nào nữa. Các tổng công ty, tập đoàn nhà nước nắm trong tay vốn chủ sở hữu của Nhà nước lên tới 700.000 tỉ đồng, lớn hơn tổng số thu ngân sách hằng năm của quốc gia song hiệu quả kinh doanh lại không tương xứng với đầu tư của Nhà nước và sự kỳ vọng của nhân dân.
“Việc các “quả đấm thép” đang “tan chảy” khiến chúng ta phải tính đến tái cấu trúc, phải nghĩ đến phương thức đầu tư và cách thức quản trị doanh nghiệp. Phải chăng có nguyên nhân là do Nhà nước quá nuông chiều “các công tử” này, sẵn sàng cung ứng bầu sữa ngân sách, nguồn lực đất đai mà chưa xem xét toàn diện đến năng lực hiện thực và khả năng thực hiện của các doanh nghiệp này. Mỗi khi các doanh nghiệp hoạn nạn Nhà nước dễ dàng mở ngân khố hầu bao quốc gia để giải cứu, ném phao cứu sinh, đến nỗi nhiều doanh nghiệp không mặn mà, hồ hởi cổ phần hóa, chỉ muốn bao cấp dài dài “làm gà công nghiệp” - ông Tiến nêu câu hỏi.
Trọng bệnh thì không thể xoa bóp ngoài da
“Chúng ta cần phải có bộ máy chống tham nhũng tinh thông, tinh nhuệ, thiện chiến, chuyên nghiệp” - ông Tiến khẳng định.
Theo ông Tiến, để chống “quốc nạn” trên cần phải có cơ chế phòng ngừa tham nhũng và cơ chế kiểm soát quyền lực, vì người có quyền thường dễ lạm quyền, lộng quyền, chuyên quyền. “Các vụ PMU 18, Vinashin, Vinalines là những bài học đắt giá, biểu hiện của tham nhũng càng tinh vi phức tạp, chúng ta càng cần phải có bộ máy chống tham nhũng tinh thông, tinh nhuệ, thiện chiến, chuyên nghiệp, phải có những Bao Công quả cảm, công minh, chính đại, trong sáng vô tư, dám cởi bỏ cả mũ ô sa, lấy cả tính mạng của mình và chức tước của mình để tuyên chiến với tham nhũng”- ông Tiến góp ý.
Đề cập đến ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nói với cử tri rằng “phòng, chống tham nhũng lần này Trung ương quyết tâm cao, biện pháp đủ rồi, cắt thuốc trúng rồi song lo là liệu có chịu uống thuốc không và có uống đủ liều không”, ông Tiến cho rằng nếu bắt trúng mạch, cắt đúng thuốc mà không chịu uống thuốc thì việc bắt mạch, cắt thuốc sẽ không còn ý nghĩa, không ai khác yêu cầu cưỡng chế họ phải uống thuốc đó là những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người có thẩm quyền trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. “Đã là trọng bệnh thì phải dùng biệt dược, không thể xoa bóp ngoài da” - ông Tiến nhấn mạnh.
Nhiều cán bộ, đảng viên là “tù binh” của giặc tham nhũng
Đánh giá về tham nhũng và biện pháp phòng, chống tham nhũng cần phải nhắc lại quyết sách của Bác Hồ. Năm 1946, ngay sau khi mới giành được chính quyền, Bác đã ký Sắc lệnh 64 thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, trao quyền cho ban này đình chỉ bắt giam bất cứ nhân viên nào của Chính phủ phạm tội, trước bao nhiêu hội đồng Chính phủ hay tòa án đặc biệt. Với đêm trắng, Bác quyết định phê chuẩn bản án tử hình Đại tá Trần Dụ Châu về tội tham nhũng, Bác coi tham ô, hủ lậu như việc đánh giặc ngoài mặt trận.

Bây giờ tham nhũng không còn tinh vi nữa, không còn e dè nữa, nó đã là giặc tràn vào lãnh thổ, đã bắt làm tù binh một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Do vậy, nhiệm vụ lúc này yêu cầu bức xúc là cần phải có mặt trận lòng dân chống tham nhũng, cần có những quân binh chủng hợp thành đủ mạnh, những vị tướng lĩnh tài năng và ái quốc thì chắc chắn cuộc chiến đấu chống tham nhũng của chúng ta mới giành được thắng lợi.
Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa LÊ NAM
Người trong ngành cũng đau xót vì tham nhũng đất đai
Đúng là hiện nay, chúng tôi là những người trong ngành cũng cảm thấy hết sức đau xót khi nhìn thực trạng khiếu kiện và tham nhũng, tiêu cực nóng bỏng trong lĩnh vực này. Phải nói sai phạm, tiêu cực là khá phổ biến. Trong đó, tham nhũng liên quan chủ yếu đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ví dụ chuyển từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tạo ra kẽ hở. Thay đổi quy hoạch sử dụng đất, chuyện cấp đất cho các dự án… cũng là những phần việc dễ bị lợi dụng. Nhiều dự án mang danh dự án phát triển đô thị nhưng thực ra dự án đô thị đó lại liên quan đến mục đích kinh doanh… Tôi cho rằng tới đây phải sửa quy định liên quan đến những việc này.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường NGUYỄN MINH QUANG
Phát hiện vi phạm hơn 30.000 tỉ đồng ở năm tập đoàn
Những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012, chúng tôi tổ chức thanh tra tại năm đơn vị là: Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn Dầu khí, Vinalines, Tập đoàn Hóa chất và Tập đoàn Viettel… Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm là trên 30.000 tỉ đồng của năm đơn vị trên. Trong đó, vi phạm chủ yếu là đầu tư sai quy định, sai thẩm quyền (không được làm nhưng vẫn làm), báo cáo phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh không đúng, trình độ quản lý doanh nghiệp còn nhiều yếu kém…
Riêng với sai phạm ở Vinalines, qua thanh tra nổi lên ba vi phạm chính là đầu tư dàn trải lớn, mua tàu và hiệu quả khai thác thấp, xây dựng cảng biển và các cơ sở hạ tầng khác. Trong đó, nổi lên vụ vi phạm pháp luật là mua ụ nổi N0 83 43 tuổi, vượt 28 tuổi so với quy định; mua tàu giá rất cao bằng 72% giá mua tàu mới. Do mua tàu cũ nên phải mất nhiều chi phí sửa chữa, riêng chi phí nuôi tàu mỗi tháng mất 1,6 tỉ đồng dù tàu chưa hoạt động…
Tổng Thanh tra Chính phủ HUỲNH PHONG TRANH
Nhóm lợi ích đang ráo riết tác động ở mọi nơi, mọi cửa
Trong các báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội không có báo cáo nào đề cập đến các nhóm lợi ích và tác động của các nhóm này. Sự tồn tại và hiện diện của các nhóm lợi ích trong kinh tế - thị trường là điều bình thường và khách quan. Tuy nhiên, sẽ nguy hiểm hơn nếu các nhóm lợi ích chen chân vào chính sách. Tôi cho rằng các nhóm lợi ích đã và đang ráo riết tác động ở mọi nơi, mọi lúc, ở tất cả các cửa. Vì vậy, tôi xin đề nghị Chính phủ và Quốc hội cần cảnh giác đến tác động của các nhóm lợi ích.
ĐBQH HUỲNH NGỌC ĐÁNG (Bình Dương)
THÀNH VĂN - Phapluat.vn

Chim hoa cá gái một tí cho vui nào !

DANH TÍNH CÁC ĐẠI GIA TRUYỀN THÔNG MUA DÂM  VẪN CHƯA ĐƯỢC ĐĂNG TẢI.

'Hồ sơ' dàn gái gọi nghìn đô của Hoa hậu Mỹ Xuân

Cho đến hôm nay, 6 "chân dài" trong đường dây mại dâm của Hoa hậu tú bà Mỹ Xuân đã bị công an công bố danh tính và 2 nữ ca sĩ đã bị bắt nhưng tên tuổi vẫn còn trong... bóng tối.

Hoa hậu Tú bà Mỹ Xuân
Đứng đầu đường dây này, tất nhiên, là Hoa hậu Nam Mekong 2009 Mỹ Xuân. "Chân dài" này sinh năm 1985, tại Hậu Giang, trong một gia đình nghèo. Nhờ sở chiều cao lý tưởng và thân hình bắt mắt, cao 1,72m, số đo ba vòng là 86-60-90, Mỹ Xuân đã đoạt giải tại cuộc thi Hoa khôi Sóc Trăng 2009 hay còn gọi là Hoa hậu Nam Mekong 2009.

Một trong những hình ảnh kín đáo hiếm hỏi của Hoa hậu Nam Mekong 2009
kiêm tú bà Mỹ Xuân.
Sau khi đoạt vương miện, Mỹ Xuân liên tục tung ra những bộ hình mát mẻ. Đời sống tình ái của "chân dài" này cũng khá phong phú. Trong hơn 3 năm, từ 2009 đến tháng 3/2012, cô kể đã yêu 7 người nhưng chưa mối tình nào kéo dài quá 3 tháng. Trước khi bị bắt, Mỹ Xuân còn khoe vừa có người yêu và đang chuẩn bị chuẩn bị kết hôn với người này.
Từ chiều ngày 2/6, Mỹ Xuân đã bị công an bắt giữ vì bán dâm và tổ chức một đường dây mại dâm gồm toàn các người mẫu, diễn viên, ca sĩ, hot girl với giá từ 1.200 - 2.500 USD/lần.

Á khôi tú bà Thiên Kim

Đứng thứ hai trong đường dây này là "chân dài" Thiên Kim, tên thật là Trần Thị Hoa, sinh năm 1986, quê Hải Dương, hiện sống tại quận Bình Thạnh, TP HCM. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Trần Thị Hoa rời quê hương, vào TP HCM sinh sống và lấy tên là Thiên Kim. 

Nhờ thân hình cao 1,72m và số đo khá chuẩn, "chân dài" này đã đoạt cú đúp tại cuộc thi Miss Shining Beauty 2012 - Người đẹp tỏa sánvới giải Á khôi 3 và Thí sinh có hình thể đẹp nhất. 

Á khôi Miss Shining Beauty 2012 - Người đẹp tỏa sáng kiêm tú bà
Trần Thị Hoa.
Sau chiến thắng này, Trần Thị Hoa được một số tạp chí mời làm người mẫu người mẫu ảnh quen thuộc của một vài tạp chí. Trước đó, "chân dài" này đã vào vai bồ của một tên xã hội đen trong bộ phim Lệnh xóa sổ, xuất hiện vài phút trên hình, nói vài câu. Nhưng như thế cũng đủ cho Trần Thị Hoa nhận mình là người mẫu, diễn viên. 

Với mác này, Trần Thị Hoa đã bán dâm với giá 2.000 USD/lần. Tuy nhiên, Trần Thị Hoa không dừng ở đây, "chân dài" này còn tổ chức một đường dây mại dâm, trong đó có "người mẫu", "diễn viên" Hồng Hà bị công an bắt vào cuối tháng 5. Vì đang mang thai nên Trần Thị Hoa được tại ngoại, đợi xét xử.

Hot girl Jenny Phương, món hàng cao giá nhất đường dây mại dâm

Theo lời khai của Hoa hậu tú bà Mỹ Xuân thì "chân dài" có giá cao nhất trong đường dây này là hotgirl Jenny Phương. Mỗi lần đi khách, hot girl này được trả 2.500 USD. Jenny Phương sinh năm 1993, tên thật là Lê Thị Thúy Hường. Sau khi tốt nghiệp lớp 12 tại trường PTTH Củ Chi, Thúy Hường hành nghề làm người mẫu ảnh. Cô từng tham gia khá nhiều cuộc thi sắc đẹp của cộng đồng mạng như Miss Teen Vietnam, Cuxi Girl.

Đây là một trong những bức ảnh kín đáo nhất của hot girl Jenny Phương
Dù không giành được giải thưởng nào ấn tượng, tuy nhiên sự nổi tiếng của cô hotgirl có nickname Jenny Phương đã có sức lan tỏa khá lớn trong giới trẻ. Với chiều cao khá lý tưởng, 1,68m, hot girl này thường xuyên xuất hiện trong những shoot hình nóng bỏng và rực lửa, đồng thời có những vai phụ trong các clip ca nhạc, phim ảnh.

Chiều ngày 2/6, hot girl này đã bị bắt khi đang bán dâm. Sau đó, cô gọi điện thoại tới một tòa soạn báo than mình hot girl bị bắt trùng tên với cô chứ cô không bán dâm mà đang về quê chịu tang bà. Hot girl cũng lên facebook than thở về việc này. Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng đã công bố tên tuổi, quê quán và địa chỉ thường trú của Jenny Phương thì cô... im lặng.

Hoa khôi Duyên dáng thời trang bán dâm với giá 2.000 USD
Lê Thị Yến Duy không phải là một nhan sắc quá mặn mà, nhưng với cái mác hoa khôi cuộc thi Duyên dáng thời trang năm 2010, cô cũng có thể "đường hoàng" sánh bước cùng các đàn chị tên tuổi trong công cuộc bán mua thân xác. Trong lần đăng quang ấy, câu trả lời ứng xử của cô được đánh giá tốt và giành được nhiều tình cảm của khán giả.

Hoa khôi Lê Thị Yến Duy bán dâm với giá 2.000 USD.
Khi được hỏi về dự định của mình sau khi đoạt giải hoa khôi, Yến Duy đã tâm sự: "Việc học đối với em là quan trọng nhất. Vì vậy, sau cuộc thi này em sẽ tiếp tục hoàn tất việc học của mình. Ước mơ của em vẫn là được truyền tải những nét đẹp của quê hương, người con gái Bến Tre đến với các bạn trong và ngoài nước. Sau khi tốt nghiệp ra trường, em mong được về quê làm việc để đóng góp một phần nhỏ cùng xây dựng quê hương Bến Tre giàu đẹp".

"Chân dài" này sinh năm 1990, tại xã Thành An, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, từng học chuyên ngành du lịch của trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành, TP HCM.

Ngọc Thúy mượn danh nghệ sĩ để nâng giá bán dâm

Tên thật của Ngọc Thúy là Lê Thị Minh Nhài sinh năm 1989, quê ở ấp 4, xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai và hiện ngụ tại số C7B/106/8 đường Phạm Hùng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM.

Ngọc Thúy bán dâm với giá 2.000 USD.
Trước cơ quan chức năng, Nguyễn Thị Minh Nhài nhận mình là người mẫu kiêm diễn viên và cho biết đang hoạt động dưới sự quản lý của công ty thời trang PL và đã đóng vai trong phim Bước chân hoàn vũ. Tuy nhiên, ông Thanh Long, TGĐ công ty Thời trang PL phủ nhận thông tin này. Ông Long cho biết Minh Nhài chỉ là thư ký của một hãng rượu mà ông có cổ phần. Tuy nhiên, sau hai tuần làm việc, cô đã bị cho thôi việc vì không biết xử dụng vi tính và làm các công việc văn phòng.

Còn người đẹp Lê Kiều Như, người đóng vai chính trong bộ phim Bước chân hoàn vũ không biết Minh Nhài hay Ngọc Thúy là ai.

Diễn viên Hồng Hà bán dâm với giá 1.000 - 1.500 USD

Chiều ngày 24/5, Hồng Hà bị bắt khi đang bán dâm tại một khách sạn ở Hà Nội với giá 1.000 - 1.500 USD. Trước công an, Hồng Hà khai rằng cô mới bắt đầu bán dâm được vài tháng và định khi nào có đủ tiền mua nhà, ôtô và một số món hàng hiệu thì sẽ dừng lại.

Diễn viên kiêm người mẫu Hồng Hà.
Hồng Hà cũng đã có người yêu và đang chuẩn bị cho một đám cưới trong tương lai gần. "Chân dài" này đã có một số vai diễn trong các phim: Ai, Giấc mơ biển, Một thời ta đuổi bóng, Pha lê không dễ vỡ của đạo diễn Trương Dũng và Mùa thu đi một nửa của đạo diễn Võ Việt Hùng. Theo đạo diễn Trương Dũng, Hồng Hà diễn tương đối. Vậy nên nhiều người đã tiếc cho cô gái này, bởi nếu không bị xa chân vào con đường bán dâm, có thể cô sẽ có tương lại sáng sủa trong làng điện ảnh Việt và có một cuộc sống hạnh phúc bên người mình yêu.

Trừ Mỹ Xuân và Thiên Kim vì đang mang bầu, các chân dài còn lại trong đường dây này sau khi bị xử phạt hành chính đều được cho về. 

Hai nữ ca sĩ có giá bán dâm trên nghìn đô

Trong đường dây của Hoa hậu tú bà Mỹ Xuân còn có ca sĩ Nh.Th và một số nữ sinh viên trường trung cấp du lịch tham gia vào đường dây bán dâm này, như L.T.H.D (SN 1987). Trong đó ca sĩ Nh.Th có giá bán dâm là 1.200 USD. Cho đến nay, công an vẫn chưa công bố danh tính đầy đủ của nữ ca sĩ này.

Chiều nay, vơ quan điều tra cho biết, "má mì" Mỹ Xuân vừa tiết lộ thêm thông tin về một người đẹp bán dâm, đó là một ca sĩ với nghệ danh K.N.T.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Càng tìm hiểu kỹ, càng tự hào và yêu quý Đảng của mình

10:08 | 03/12/2004
    - Chúng tôi gặp bà trong lần bà đến nộp bài dự thi tìm hiểu “75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Bà là một trong những nữ điệp báo quả cảm của Sở Liêm phóng Hà Nội trong những năm kháng chiến. Tên thật của bà là Phạm Thị Dung Mỹ nhưng những người sống quanh bà nhiều năm vẫn quen gọi bà là Lê Hiền Đức. Đây là bí danh bà dùng trong suốt quá trình kháng chiến và những năm dạy học tại trường Chu Văn An, Hà Nội. Bà đã từng được nhận nhiều Huân, Huy chương của Đảng và Nhà nước trao tặng như Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huy hiệu chiến sĩ diệt dốt, Huy chương ngành tình báo Quân sự, Huy chương vì sự nghiệp giáo dục… 
Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, các anh, chị của bà đều tham gia cách mạng. Người anh thứ 6 của bà làm thư ký cho đồng chí Phạm Văn Đồng. Hai chị gái của bà cũng tham gia vào phong trào học sinh, sinh viên yêu nước từ trước cách mạng, do đó ngay từ nhỏ cô bé Mỹ đã chịu ảnh hưởng của các anh, các chị. Năm 1945, bà tham gia liên lạc cho Mặt trận Việt Minh, từ đó bà có biệt danh là Hiền Đức. Công việc của bà là đi nắm bắt tin tức từ những đồn địch ở khu vực bên cạnh để báo cáo về mặt trận. 
Sau Cách mạng tháng 8, bà đi dạy bình dân học vụ cho những người dân nghèo trong làng Láng. Vừa dạy học, bà tiếp tục bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho mình. Sau đó, người anh trai của bà đã đưa bà vào hoạt động tình báo. Năm 1949, sau chiến dịch Việt Bắc, bà được điều lên chiến khu Việt Bắc làm công tác dịch mật mã tại Nha Công an Trung ương. Nhiệm vụ của bà là dịch tài liệu trong nội thành chuyển đến nên công việc hết sức bí mật. Nhiều tài liệu sau khi dịch xong được chuyển đến cho Bác Hồ xem. Năm 1950, bà chuyển sang dịch mật mã cho Bác Hồ. Làm được 1 năm, theo chính sách đào tạo cán bộ trẻ của Đảng và Nhà nước, bà Hiền Đức được cử đi học tại Trung Quốc. Trở về nước, bà dạy học tại trường Thanh Quan, sau đó chuyển về dạy học tại trường Chu Văn An (Hà Nội) đến lúc nghỉ hưu. 
Giờ đây, tuy đã 73 tuổi nhưng bà vẫn đi dạy học và dịch tiếng nước ngoài. Hàng ngày, bà vẫn thường xuyên học vi tính và tiếng Anh. Bà cho biết: “Tôi sẽ học cho đến khi nào không còn sức mới thôi. Sống trong thời đại này mà không học thì sẽ tụt hậu ngay. Có người bảo tôi là hâm, học bây giờ cũng chẳng làm được gì. Nhưng theo tôi sống thêm một ngày cũng cần phải học”. 
Đối với cuộc thi tìm hiểu “75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam” bà Hiền Đức tâm sự: “Đảng và Nhà nước đã tổ chức rất nhiều cuộc thi nhưng tôi thích nhất cuộc thi này. Bản thân tôi luôn nhận thức sâu sắc rằng đây là cuộc thi có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục nhận thức cho đông đảo nhân dân về lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, để từ đó nâng cao lòng tự hào, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, ý thức trách nhiệm của mọi thế hệ trong việc thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng. Thi là hình thức để mình tìm hiểu kỹ hơn về Đảng, là dịp để mỗi người có thể cởi mở với Đảng vì được nói điều tâm huyết của mình góp phần cho Đảng thêm trong sạch vững mạnh. Tôi tham gia không vì mục đích giải thưởng” 
Để đến với cuộc thi này, bà Đức rất vất vả. Sau khi nghe trên truyền hình tuyên truyền cuộc thi tìm hiểu về Đảng, đặc biệt là khi nghe câu 10 “Nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng, đồng chí vui lòng cho biết điều tâm huyết nhất của mình muốn góp ý với Đảng để Đảng trong sạch vững mạnh?” Bà quyết định mình phải tham gia dự thi. Nhưng do truyền hình phát nhanh bà không thể chép kịp câu hỏi, bà phải gọi 14 cuộc điện thoại đến đài truyền hình mới đến được ban phụ trách câu hỏi để xin họ gửi email cho bà. 
Bà cho biết: “Với tôi, đây là một chiến dịch tìm hiểu. Tôi tìm từng quyển sách, hỏi nhiều người những điều mình chưa hiểu biết hết, viết nháp từng tờ rồi ngồi chép tay tất cả 29 trang giấy với tất cả tâm huyết và tình cảm đối với Đảng và Bác Hồ - Người đã có công sáng lập và lãnh đạo Đảng ta, để thể hiện lòng kính yêu Đảng, niềm tin sắt đá vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”. 
Chúng tôi không có ý đề cao bà, mà chỉ ghi lại câu chuyện mà chúng tôi trao đổi, đó không phải là một bản thành tích mà là cả một tấm lòng của người tri thức cách mạng. Chúng tôi tin tưởng và hi vọng bà còn tiếp tục cống hiến cho Đảng, cho nhân dân. 
Thu Hà - Hiền Hoà - báo ĐCSVN

BBC - Khi truyền thông 'tấn công' cụ già


Bà Lê Hiền Đức trên VTV1
Cả truyền hình trung ương và Hà Nội đều có phóng sự về bà Hiền Đức
Những ngày cuối tháng Năm một người bạn làm truyền thông đặt câu hỏi 'thế nào là truyền hình lá cải' nhân vụ tranh cãi của một số báo Việt Nam xung quanh đề tài này. 
Sang đầu tháng Sáu, một số công dân mạng có vẻ tìm thấy câu trả lời trong phóng sự của Truyền hình Hà Nội và nhất là của Truyền hình Trung ương về bà Lê Hiền Đức, công dân chống tham nhũng có tiếng.
Bà Hiền Đức, người nói tên của bà do cố lãnh đạo Việt Nam Hồ Chí Minh đặt cho, muốn tham gia một cuộc gặp giữa Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội và Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, chủ một blog khiến chính quyền khó chịu.
Tuy nhiên bà không được cho vào tham dự và nói bảo vệ sở đã khiêng bà và 'quăng' xuống đất cũng như 'bẻ chân tay' bà hôm 1/6.
Cụ bà 82 tuổi nói bà sẽ không rời sở cho tới khi người ta khám sức khỏe cho bà sau vụ bà nói là bị 'hành hung'.
Mặc dù vậy bà nói với BBC bà đã yêu cầu được đưa chữa trị khi bị thương ở chân vào buổi tối nhưng phải mất vài tiếng sau người ta mới đưa bà đi.
Các blogger nói họ và con cháu của bà Hiền Đức muốn vào thăm bà trong đêm 1/6 và sáng sớm ngày 2/6 nhưng không được phép trong khi cảnh sát 113 tới nơi nhưng không can thiệp.
Truyền hình trung ương và truyền hình Hà Nội trong khi đó nói bà Hiền Đức có 'hành vi gây rối', làm vỡ cửa kính và có lời lẽ 'vô văn hóa'.
Một nhân viên bảo vệ được Truyền hình Việt Nam phỏng vấn cũng bác bỏ chuyện 'khiêng' hay 'hành hung' bà Hiền Đức.
'Trò mèo truyền thông'
Bình luận về chuyện vào cuộc của truyền hình Việt Nam, người có nick HUSDDUS bình luận trên Bấmmột diễn đàn:
"Đây là loại tin đưa lên bản tin thời sự sao hả? ...bạn giải thích dùm mình cả bài phóng sự này có chỗ nào đáng dể đưa lên Thời sự đài truyền hình Việt Nam phát trên cả nước lúc 19h hàng ngày.
"Giờ thời sự không phải là giờ cho thể loại tin này, và nếu xem từ nhiều nguồn trên mạng thì ngẫm lại đoạn phóng sự có nhiều thứ phải xem xét lại."
Một công dân mạng
"...[N]ếu bà ấy sai đi nữa thì cũng không cần thiết phải đưa lên bản tin Đài truyền hình chính thống của Việt Nam những loại tin như vầy, giờ thời sự không phải là giờ cho thể loại tin này, và nếu xem từ nhiều nguồn trên mạng thì ngẫm lại đoạn phóng sự có nhiều thứ phải xem xét lại.
"VTV làm trò này thật mất mặt."
Trong khi đó người mang nick tranggunbound2 nhận xét:
"Hôm qua có xem vụ bà này trên thời sự Hà Nội. Cách đưa tin của nhà đài cực kỳ ỡm ờ, không hề nêu đầu đuôi câu chuyện, chỉ mô tả bà này như một bà lão khùng điên chuyên gây rối.
"Đúng là trò mèo của giới truyền thông."
Cũng có người có vẻ cho rằng việc chống tiêu cực của bà Hiền Đức đã khiến bà trở thành 'đối tượng' bị nhắm tới của truyền hình và nói "ủng hộ tiêu cực thì sống chống tiêu cực thì chết."
Trên một Bấmblog, có người bình luận còn trích hai câu thơ của Bùi Minh Quốc:
"Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa.
"Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi."
'Chí Phèo ăn vạ'
Nhưng những hình ảnh truyền hình cũng khiến một số công dân mạng bất bình với bà Lê Hiền Đức.
Người có nick matran241091 nhận xét:
Hình ảnh từ phóng sự của VTV
Truyền hình nhà nước cáo buộc bà Lê Hiền Đức đập vỡ cửa kính và tự gây thương tích
"Nói chung là làm gì cũng phải bình tĩnh. Các hành vi phá phách này một phần là do cụ quá tự tin vào ảnh hưởng của mình, ăn vạ chính quyền.
"Thế là không được."
Còn RegNick1NgayDaBiBan viết: "Bà này không biết đúng sai thế nào nhưng hơi bị Chí Phèo. Nghe đâu đến tối đạp cửa kính chảy máu chân xong ngồi đấy ăn vạ."
Trên thực tế không gian mạng cũng chính là nơi bà Lê Hiền Đức bị 'nói xấu' đầu tiên.
Ngay từ hôm 22/5, blogger Beo, tức nhà báo Thu Hồng, đã có Bấmloạt bài 'vạch mặt' bà Đức và dùng từ ngữ lăng mạ về bà và nhạo báng cả chuyện bà từng được cố lãnh tụ khen ngợi.
Tấm vé số
Hai phóng sự trên truyền hình nhà nước và blog của một nhà báo cũng của nhà nước phản ánh sự khủng hoảng về đạo đức nghề nghiệp cũng như chuẩn mực xã hội nói chung ở Việt Nam.
Người làm báo chuyên nghiệp thường giữ cách viết nhất quán cả trên báo viết và trên blog, coi đó như 'thương hiệu' của mình.
"Bà Lê Hiền Đức và ông Nguyễn Xuân Diện lại đang làm những gì mà truyền thông chính thống nhiều lúc không làm - đó là đưa lên không gian công cộng những tiếng nói của những người thấp cổ bé họng."
Trong trường hợp đưa tin về bà Lê Hiền Đức, nhà báo có đạo đức nghề nghiệp cũng sẽ tự hỏi nếu người đó là mẹ hay bà của mình thì liệu mình có dùng từ 'dồ' như blogger Beo để chỉ một bà lão 82 tuổi từng được quốc tế vinh danh hay dùng từ 'ku Nghệ' để chỉ cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập ra nước Việt Nam cộng sản.
Mặt khác, cách đưa tin này đã không tôn trọng quyền được phản hồi của những người xuất hiện trên đài, báo, nhất là người dân bình thường.
Cả truyền hình trung ương và truyền hình Hà Nội đã chọn những chi tiết bất lợi nhất cho bà Đức để đưa vào bản tin nhưng những gì bà nói như bà bị hành hung, đòi được khám sức khỏe, bà chỉ được đưa tới bệnh viện sau khi bị thương nhiều giờ hay con cháu bà không được cho vào thăm đã không được nhắc tới để cân bằng lại.
Mặc dù không quay được cảnh bà Lê Hiền Đức "đập vỡ cửa kính" nhưng các phóng viên truyền hình vẫn khẳng định như thể họ nhìn thấy bà lão hành động như "phim chưởng" theo lời của một công dân mạng.
Trên thực tế, bà Lê Hiền Đức và ông Nguyễn Xuân Diện lại đang làm những gì mà truyền thông chính thống nhiều lúc không làm - đó là đưa lên không gian công cộng những tiếng nói của những người thấp cổ bé họng.
Chỉ có điều ở một chừng mực nào đó chính họ cũng lại là những người thấp cổ bé họng trong một xã hội nơi chuyện được đối xử công bằng nhiều khi chỉ là một tấm vé số.
Blog Beo
Bà Lê Hiền Đức bị tấn công trên cả thế giới blog và truyền hình nhà nước

Dân Văn Giang khiếu nại






 Lãnh đạo Hưng yên sẽ phải trả lời sao với công luận ?

"Blogger Nguyễn Xuân Diện muốn gì ?" - Báo Dầu khí của anh Phong đồng hương Hà tây.

Blogger Nguyễn Xuân Diện muốn gì?

 - Nhiều trang mạng đang "câu view" chuyện Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện có giấy mời của Thanh tra Sở Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Hà Nội đến làm việc liên quan đến các thông tin trên blog của ông này.
Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu ông Diện không lôi kéo bà Lê Hiền Đức – người đã ngoài 80 tuổi cùng đến. Thế rồi tại Sở TT&TT Hà Nội xảy ra vụ gây rối trật tự, phá hoại tài sản vào chiều ngày 01/6 và rạng sáng ngày 02/6 do bà Đức gây ra.
Ông Nguyễn Văn Minh, Chánh thanh tra Sở TT&TT Hà Nội cho biết: Vào chiều ngày 01/6, Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội có mời ông Nguyễn Xuân Diện (blogger Nguyễn Xuân Diện) cán bộ Viện Hán Nôm lên làm việc. Theo chương trình, Thanh tra Sở chỉ mời  ông Diện. Tuy nhiên, khi ông Diện đến, mặc dù không thuộc đối tượng và không liên quan đến nội dung buổi làm việc này, đi cùng với ông Diện vẫn có luật sư Hà Huy Sơn và bà Lê Hiền Đức cũng đòi tham dự. Tất nhiên, Thanh tra Sở TT&T Hà Nội đã mời luật sư Sơn và bà Đức ra ngoài. Là người có hiểu biết, luật sư Sơn chấp hành còn bà Đức thì không. Bà Đức nói, bà muốn tham gia buổi làm việc với tư cách là người chứng kiến, thực hiện quyền giám sát của công dân đối với các cơ quan Nhà nước.
Nghe chuyện này, dư luận không khỏi ngạc nhiên vì việc ông Tiến sĩ Diện đâu phải là người cần trợ giúp pháp lý mà đưa ông Luật sư Hà Huy Sơn và bà Đức đi cùng? Mặc dù bà Lê Hiền Đức xưa nay có giúp đỡ những người dân vùng sâu vùng xa hiểu biết pháp luật… Tuy nhiên, thật vô lối khi ông Diện đưa cả bà già ngoài 80 tuổi đi cùng với mình đến làm việc với Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội. Ông Diện không lẽ ú ớ đến mức phải cậy nhờ bà cụ đáng tuổi bà nội, bà ngoại giúp đỡ pháp lý? Ở tuổi này việc trái tính trái nết rất dễ xảy ra!
Và quả thực việc đó đã xảy ra. Theo ông Minh thì cơ quan này đã phải vận động, thuyết phục rất nhiều thời gian nhưng bà Đức kiên quyết “cố thủ”. Bà ngồi trước cửa phòng Thanh tra và đập cửa, nói năng ầm ĩ, gây rối, làm mất trật tự không cho ai làm việc. Đến 17h, khi đã  hết giờ làm việc, cơ quan tế nhị mời bà Đức ra về nhưng bà không về mà vẫn ngồi lại chửi bới, lăng mạ hết người này đến người khác. Nhiều người đã thuyết phục nhưng bà Đức vẫn không chịu mà còn tiếp tục dùng ghế kéo gây tiếng ồn, rồi đập vỡ cửa kính, đập ổ khóa của phòng làm việc.
Buộc lòng, Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội phải mời Công an quận Đống Đa đến giải quyết. Sau khi tiếp nhận được nội dung sự việc, Công an quận đã cử lực lượng xuống phối hợp cùng với Công an phường Cát Linh thu thập hồ sơ về hành vi gây mất trật tự của bà Phạm Thị Dung Mỹ tức là bà Lê Hiền Đức, sinh năm 1932, hiện trú tại ngõ 56, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Đến 23h, bà vẫn  quậy tưng bừng ở đây như đập cửa kính, sau đó lại dùng chân đạp vào cửa kính tự gây thương tích cho bản thân.
Công an quận Đống Đa cho biết, họ đã mời bà hợp tác lập biên bản tại hiện trường nhưng bà Đức không ký, mời bác sĩ Bệnh viện Đống Đa đến băng bó nhưng bà không chịu. Bà yêu cầu đưa đến Bệnh viện Hữu Nghị nên Công an quận đã phải cử 2 chiến sĩ đi kèm xe taxi đưa bà tới Bệnh viện Hữu Nghị. Theo thông tin từ Bệnh viện Hữu Nghị, vết thương của bà Đức chỉ xây xát nhẹ nhưng bà cố tình làm to chuyện. Hành vi của bà Lê Hiền Đức đã vi phạm Nghị định 73 của Chính phủ vì đã đến trụ sở cơ quan Nhà nước gây rối, cản trở hoạt động, vi phạm Điều 143 Bộ luật Hình sự. Đáng ra, Cơ quan Công an phải bắt giữ bà Đức theo đúng quy định của pháp luật nhưng vì bà tuổi cao, sức yếu lại đang nằm bệnh viện nên khi nào ra viện, công an sẽ mời bà Đức đến quận làm việc và sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Có thể thấy gì qua vụ này? Trước hết, việc Sở TT&TT Hà Nội mời ông Diện đến làm việc ngày 01/6/2012 là việc bình thường theo quy định của pháp luật hiện hành. Thế nhưng ông Diện đã tự ý đưa bà Đức đi cùng và kết cục là chính bà đã gây chuyện ở nơi công sở. Blogger Nguyễn Xuân Diện, được biết đến là người có rất nhiều hành vi bất bình thường với nhiều trang viết gây bất lợi cho công tác thông tin truyền thông hiện nay. Trên trang mạng cũng như trong xã hội, ông này có vẻ thích chơi trội. Trong vụ ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, ông Diện có đứng ra hô hào cứu trợ khẩn cấp. Tuy nhiên, cầm được tiền rồi, ông lần khân mãi không chịu chuyển cho vợ con ông Vươn. Hà cớ làm sao?
Trong vụ Văn Giang, ông Diện cũng dây máu ăn phần và gọi bà con ở đây là “dân oan” (đã có ai bị bắt bớ, xét xử gì đâu mà oan!). Hóa ra, theo một blog, Ecopark khởi động từ năm 2003, năm 2004 được chính thức phê duyệt, đến hết 2008 đã có 80% số hộ nhận đền bù. Dự án bị “treo” gần chục năm vì số 20% “dân oan” kia.
Khi nhà đầu tư xuống thương thảo với dân, “dân oan” mang một đoàn xe máy quay ống pô vào phòng họp và… nổ máy. Đây là trò “phá thối”. Không ít hộ phải giấu kín khi nhận tiền đền bù vì “dân oan” từng đánh bả chết nguyên đàn lợn của một gia đình khi dám thách thức công khai.
Chủ đầu tư đã đích thân gặp gỡ hơn 40 “dân oan” cầm đầu. Đòi hỏi của “dân oan” là thế này: phải nhận đền bù gấp 3 các hộ khác và cam kết sẽ giữ bí mật về số tiền này cho nhà đầu tư.
Chủ đầu tư đưa ra hướng giải quyết: cho dù có giữ bí mật cũng không thể  bất công trong giá đền bù giữa các hộ. Thay vào đó, vì lượng cây xanh yêu cầu trong Ecopark là cực lớn, các “dân oan” sẽ  đóng vai trò nhà cung cấp và chủ đầu tư cam kết sẽ mua giá cao hơn giá thị trường. Trồng cây cảnh là chính nghề của “dân oan” và đất Văn Giang. “Dân oan” chỉ khoái “tiền tươi, thóc thật”, không khoái lao động phổ thông.
Đặc biệt nhất, “lãnh đạo” cầm đầu của số “dân oan” hiện đang bỏ trốn, nguyên là kẻ có tiền án và không có một mét đất nào nằm trong diện tích giải tỏa. Những điều kể trên, Diện biết không? Biết rõ mười mươi là đằng khác, vì Diện nằm trong chính số đó.
Chả trách có blogger đã gọi ông Tiến sĩ này là kẻ thần kinh chính trị cũng không sai! Xem ra ông Nguyễn Xuân Diện, người lôi kéo bà già tám chục đi cùng rồi bỏ mặc bà già này ở lại quậy phá ở cơ quan, thiết nghĩ cũng nên xem xét trách nhiệm liên đới.
Trần Công Dân - báo    Dầu khí.

Công an Cần thơ điều tra nhanh hơn công an Hưng yên.

Công an Cần thơ nói sẽ xử lý hai Mẹ con bà Lài vụ " khỏa thân giữ đất". 


Hơn một tuần xác minh vụ hai mẹ con khỏa thân để giữ đất ở Cần Thơ, chính quyền địa phương quyết định không bồi thường thêm cho gia đình bà Lài.
Tin liên quan
Đó là khẳng định của ông Mai Hồng Châu, Chủ tịch UBND quận Cái Răng (Cần Thơ) tại buổi họp báo vào sáng nay, ngày 6/6. Theo ông Châu, giá đất mà Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng số 8 (CIC8) bồi thường cho gần 3.007m2 đất “lâu năm khác” (trồng cây lâu năm) của gia đình bà Phạm Thị Lài (ở phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng) cao hơn gấp 3 lần giá quy định của Nhà nước nên rất thỏa đáng, không thể bồi thường cao hơn 1,25 tỷ đồng.
Can Tho yeu cau cong an xu ly nghiem 2 me con khoa than giu dat
Bà Lài khỏa thân 3 lần để giữ đất bị UBND quận Cái Răng kết luận là trái với thuần phong mỹ tục, cần phải xử lý nghiêm.
Với vai trò trưởng đoàn xác minh vụ mẹ con khỏa thân vào ngày 22/5 để cản trở CIC8 ép cọc thi công dự án khu đô thị mới Hưng Phú, Phó Chủ tịch UBND quận Cái Răng Lê Thanh Tâm cho biết tháng 2/2002 UBND tỉnh Cần Thơ (cũ) quy hoạch đất cho CIC8 xây dựng khu dân cư tại lô 49 của khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ. Sau đó, cơ quan chức năng ban hành quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường thiệt hại liên quan đến dự án. Trong đó hộ ông Hồ Văn Tư (chồng bà Lài) được bồi thường, hỗ trợ gần 400 triệu triệu đồng kèm chính sách tái định cư 270 m2.
Cho rằng giá bồi thường không hợp lý nên ông Tư khiếu nại nhưng Chánh Thanh tra tỉnh Cần Thơ bác đơn. Đến năm 2006, Bộ Tài nguyên - Môi trường tiếp tục bác đơn ông Tư và Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đồng ý với UBND TP Cần Thơ về phương án đền bù tại lô 49.
Tháng 8/2010, CIC8 có phương án bồi thường mới cho ông Tư để hộ này có điều kiện chọn lựa bằng cách nhận trên 1,25 tỷ đồng (giá đất 400.000 đồng/m2). Sau đó, chủ đầu tư cùng Trung tâm phát triển quỹ đất quận Cái Răng tổ chức đối thoại, yêu cầu ông Tư nhận tiền nhưng gia đình này không đồng ý nên bị UBND quận Cái Răng cưỡng chế thu hồi đất và gửi tiền bồi thường cho ông Tư vào ngân hàng.
Can Tho yeu cau cong an xu ly nghiem 2 me con khoa than giu dat
Đến giờ vợ chồng bà Lài vẫn khẳng định giá đất bồi thường không hợp lý.
Để đảm bảo thi công, CIC8 cho rào khu đất đã được cưỡng chế. Thế nhưng ngày 22/8 không chỉ bà Lài mà con gái bà là Hồ Nguyên Thủy chạy theo sau xe để vào khu đất bị thu hồi. Khi CIC8 nổ máy thi công ép cọc thì bị mẹ con bà Lài cản trở, lột quần áo, ném cát vào mặt bảo vệ nên bị lực lượng này lôi ra ngoài.
Để xảy ra hình ảnh phản cảm này, Giám đốc CIC8 tại Cần Thơ là ông Trần Nhân Cử đã gửi bảng tự kiểm, nhận sai sót vì để xảy ra chuyện ngoài ý muốn. Theo ông Cử, do bà Lài với con gái ném cát, dùng vật nhọn tấn công nên bảo vệ chỉ có nhiệm vụ duy nhất là kéo người không có nhiệm vụ ra khỏi công trường mà không nghĩ rằng đó là hành động gây phản cảm nên sẽ kiểm điểm, xử lý những bảo vệ này.
Theo ông Lê Thanh Tâm, hành động khỏa thân để chống của mẹ con bà Lài là có sự chuẩn bị trước rồi để con trai ghi hình nhằm gây áp lực với chính quyền, yêu cầu chủ đầu tư tăng giá bồi thường. Thiếu sót của CIC8 là thi công không báo cho UBND quận Cái Răng biết mà để lực lượng bảo vệ xử lý không khéo léo, bị dư luận phản ứng mạnh mẽ là điều không hay.
Vì vậy, ông Tâm đề nghị Công an quận Cái Răng tiếp tục làm rõ hành vi, động cơ của cả hai phía là gia đình ông Tư và nhóm bảo vệ để xử lý nghiêm theo pháp luật. Còn yêu sách của gia đình ông Tư thì quận kiên quyết không đồng ý.
Vietbao.vn