Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Gặp Nguyễn Thế Thảo mà hỏi - quan Ứng Hoà là bố Thảo ?


TIN NÓNG: HƠN 200 HỘ KINH DOANH TẠI CHỢ VÂN ĐÌNH, HUYỆN ỨNG HÒA – HÀ NỘI ĐANG KÊU CỨU KHẨN CẤP.

Thứ hai, 24.12.2012 09:57
   Văn phòng Luật sư Vì Dân khẩn thiết mong Thành ủy, Đoàn Đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Công an TP. Hà Nội làm rõ để cứu lấy dân.  
 5h sáng nay (24/12/2012), lực lượng của huyện Ứng Hòa – Hà Nội triển khai vây chợ Vân Đình không cho các hộ kinh doanh buôn bán và người dân đến mua hàng. Tình hình hiện đang diễn ra vô cùng phức tạp nơi đó, công cụ hỗ trợ hơi cay đã được sử dụng xịt vào mặt dân, có người bị đánh đang đi cấp cứu bệnh viện, người bị bắt,...
Năm hết, tết đến, ngày noel, triển khai lực lượng tiến hành ngoài giờ hành chính,... nhằm dẹp bỏ một chợ truyền thống, có ý nghĩa lịch sử để ép buộc các hộ dân phải thuê nơi bán hàng và dân phải vào mua hàng tại khu chợ do một doanh nghiệp (bản chất là tư nhân) cách chợ cũ gần 2km. Nhà nước mất nguồn thu, các hộ dân mất tiền thuê điểm bán, làm giàu cho một nhóm người trong doanh nghiệp.
Đường lối của Đảng rất đúng, Nhà nước ta đề ra chính sách rất mạnh mẽ; nhưng thực tế lại diễn ra trái ngược (mà đây là một trong vô vàn dẫn chứng). Dân khiếu nại – không trả lời, Báo chí phản ánh, Luật sư Kiến nghị - không cần để ý. Qua đây là tấm gương phản chiếu “Quyền lực cá nhân được trao”, “Lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm” thực sự mạnh mẽ thế nào! Quyền lợi Nhà nước và nhân dân, pháp luật có thể bị chà đạp bởi “lũ sâu” này mà như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói: “Một con sâu đã nguy hiểm huống gì một bầy”.
  
  ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VÌ DÂN
-------------***-------------
Số:42 /VPLSVD
V/v: Giải quyết gấp khiếu nại và phản ứng mạnh mẽ của gần 200 hộ kinh doanh tại chợ Vân Đình - Ứng Hòa.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------***-----------------
                 Hà Nội, ngày 03  tháng 12  năm 2012

Kính gửi:    - Ông Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị,
                       Bí thư thành ủy Hà Nội;
- Bà Ngô Doãn Thanh - Phó bí thư thành ủy,
  Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội;
- Ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội;
- Ông Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an TP. Hà Nội.                   

Văn phòng Luật sư Vì Dân, nhận tư vấn pháp luật cho gần 200 hộ dân đang kinh doanh ổn định tại chợ truyền thống Vân Đình, Ứng Hòa – Hà Nội. Ngày 15/11/2012, Văn phòng Luật sư Vì Dân cử luật sư trực tiếp đến khảo sát tình hình thực tế, nắm ý nguyện của các hộ kinh doanh, làm việc với các cán bộ có thẩm quyền của UBND Thị trấn Ứng Hòa, đăng ký làm việc với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa (đáng tiếc là từ đó đến nay chúng tôi chưa được UBND huyện Ứng Hòa trả lời và bố trí làm việc).

Ngày 1/12/2012, UBND huyện Ứng Hòa đã triển khai lực lượng (có cả công an) để tiến hành cưỡng chế, ép buộc nhân dân, cắt điện,... buộc phải chuyển địa điểm kinh doanh từ chợ truyền thống về Trung tâm thương mại do Công ty CP đầu tư và xây dựng Hòa Nam (vốn tư nhân, không có vốn của Nhà nước), được xây dựng mới cách chợ truyền thống gần 2km, nằm ở phía cánh đồng, gần bãi tha ma. Việc cưỡng chế này, đã gây bất bình, phản ứng mạnh mẽ của hầu hết các hộ kinh doanh tại chợ truyền thống và nhân dân Thị trấn. Sự phản ứng này, đã gây lên sự xô xát, mất trật tự, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân, làm mất niềm tin của nhân dân với chính quyền địa phương. Nếu không được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật thì có thể trở thành một diểm nóng về trật tự xã hội trên địa bàn.
Chính vì vậy, Văn phòng Luật sư Vì Dân thấy có trách nhiệm phải báo cáo và kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền, nhằm ổn định tình hình giải quyết công việc thấu tình đạt lý, hợp lòng dân. Qua khảo sát thực địa, căn cứ hồ sơ tài liệu, nguyện vọng của dân và theo quy định của pháp luật; chúng tôi xin có ý kiến như sau xin các Cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh làm rõ để có quyết định chuẩn xác về vụ việc này:
Thứ nhất:  Chợ truyền thống tại thị trấn Ứng Hòa, không chỉ là ý nghĩa truyền thống, đầu mối, trung tâm giao lưu mua bán hàng hóa phục vụ đời sống của nhân dân, mà còn là di tích lịch sử ghi nhận tại đây ngày 04/8/1965, máy bay Mỹ ném bom làm hàng trăm đồng bào ta đang họp chợ bị chết (có bia đặt tại đó). Với tình hình đời sống kinh tế thực tại ở tại địa phương thì điều kiện kinh doanh, diện tích, vị trí là hoàn toàn đáp ứng với thực tại, không ảnh hưởng môi trường, phòng cháy chữa cháy, giao thông,... đồng thời rất phù hợp với điều kiện đi lại, giao lưu mua bán hàng hóa của nhân dân địa phương. Hiện tại, khu chợ này đang do nhà nước quản lý, thu tiền thuế, tiền thuê địa điểm về cho ngân sách nhà nước; do đó không cần thiết ép buộc nhân dân phải bỏ tiền ra thuê địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, làm mất một nguồn thu lớn ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến việc đi lại, mua bán của nhân dân.
Thứ hai:  Việc giao cho Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hòa Nam (thực chất là doanh nghiệp tư nhân), xây dựng Trung tâm thương mại, cách chợ cũ gần 2km, ở phía cánh đồng, không phù hợp với việc đi lại mua bán của nhân dân. Các gian hàng xây dựng không phù hợp, người kinh doanh phải trả với giá 92.000 đồng/1m2/1 tháng (khu tầng 1) là vô cùng bất hợp lý với điều kiện kinh tế kinh doanh nhỏ của các hộ kinh doanh hiện tại, mặc nhiên đẩy giá cả tăng lên làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Doanh nghiệp được hưởng lợi, còn nhà nước và nhân dân thì bị thiệt hại và thất thu.
Thứ ba:  Việc xây dựng Trung tâm thương mại của Công ty CP đầu tư và xây dựng Hòa Nam có thông qua đấu thầu hay không? Dự án có được công khai lấy ý kiến của nhân dân hay không? Theo quy định tại Nghị định số: 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003, Nghị định số: 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính Phủ và Quyết định số: 12/2011/QĐ-UBND ngày 09/03/2011 của UBND TP. Hà Nội,... cũng cần được làm sáng tỏ. Không thể vì lợi ích một doanh nghiệp mà giải tán một chợ truyền thống, đang phù hợp với tình hình và hợp lòng dân, vừa có ý nghĩa lịch sử,... để bắt ép các hộ kinh doanh phải bỏ tiền ra thuê địa điểm kinh doanh của một doanh nghiệp mang tính chất tư nhân.
Thứ tư:  Việc xây dựng Trung tâm thương mại này, chúng tôi đã đến thực tế: vị trí nằm ở cánh đồng, lấy đất lúa hai vụ cấp cho doanh nghiệp, xung quanh trung tâm thương mại này đã có rất nhiều quan chức địa phương đã được cấp đất, xây nhà ở; vì vậy dư luận của nhân dân cho rằng: “Trường học của các cháu thì xây trên bãi tha ma, khu vực trường học hiện phía dưới vẫn còn mồ mả, cổng trường thì bị dốc từ bờ đê đi xuống các cháu phải gánh chịu. Trong khi đó, đất lúa hai vụ bằng  phẳng thì cấp cho Công ty làm Trung tâm thương mại; xung quanh cấp đất cho cán bộ làm nhà; việc cưỡng ép, di dời các hộ kinh doanh ra Trung tâm là biện pháp tìm kiếm khách hàng, làm giàu cho doanh nghiệp; đồng thời làm tăng giá trị nhà đất của cán bộ được phân; thất thoát tài sản của nhà nước, gây vô cùng trở ngại cho các hộ kinh doanh và việc mua bán hàng hóa của nhân dân”.
Thứ năm:  Tại địa phương này, có rất nhiều dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng mà báo chí đã phản ánh (như Báo pháp luật – Cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, số 322 ngày 17/11/2012 đã phản ánh), nhiều công trình bị rút ruột, không đúng thiết kế, trong đó có Trung tâm thương mại này. Chúng tôi cùng với nhà báo đã làm việc với ông Trịnh Minh Mẫn (Chủ tịch thị trấn Ứng Hòa), cho thấy thái độ thiếu hợp tác, không có văn hóa, thậm chí có những lời nói ngỗ ngược đổ lỗi và đùn đẩy lên cấp trên như: “Muốn hỏi gì về hỏi ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch thành phố”; đồng thời tại địa phương xuất hiện một bức thư nặc danh, nêu nhiều bằng chứng xác thực về dấu hiệu tư lợi, tham nhũng của ông Trịnh Minh Mẫn; nhưng mọi sai phạm đó không được ai quan tâm giải quyết, người dân thì bị đe dọa. Tại đây, những việc sai phạm như Chủ tịch thị trấn vượt quyền để thu hồi đất, giao đất nhưng lại sử dụng không đúng mục đích (ví dụ Thông báo số 27 ngày 28/12/2009 của UBND Thị trấn Vân Đình, Thông báo về việc thu hồi đất ao cổng trường THCS thị trấn Vân Đình, do ông Trịnh Minh Mẫn ký, ở thời điểm đó là Phó chủ tịch thị trấn; việc nhà nước và nhân dân bỏ tiền xây dựng Nhà văn hóa thôn Vân Đình, nhưng nhân dân lại không được sử dụng, mà cho một tư nhân thuê Nhà văn hóa này để kinh doanh; ... Tất cả những vấn đề trên cần được Cơ quan có thẩm quyền xác minh làm rõ, để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, đưa lại niềm tin yêu cho nhân dân với đảng bộ và chính quyền địa phương.
Thứ sáu:  Chúng tôi kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố: Chấp thuận sự tồn tại chợ truyền thống và có giá trị lịch sử là chợ Vân Đình, để nhân dân thuận lợi trong việc mua bán hàng hóa, ổn định cho các hộ kinh doanh. Tùy theo sự phát triển của kinh tế xã hội nếu xây dựng chợ thì cần xây dựng tại vị trí này, theo mô hình: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đã được quy định trong Nghị định số 02/2003/NĐ-CP để nhà nước vẫn quản lý được đất đai, có nguồn thu cho ngân sách, nêu cao vai trò quản lý tập thể của các hộ kinh doanh, giữ được chứng tích lịch sử, hợp lòng dân và đúng định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đã đề xướng.
Việc Công ty CP đầu tư và xây dựng Hòa Nam, xây dựng Trung tâm thương mại thì cần làm rõ đã đúng quy định pháp luật hay chưa? Có tham nhũng hay không? ... Trung tâm thương mại của Công ty phải tự tìm kiếm khách hàng để hoạt động sản xuất kinh doanh; không thể dùng biện pháp thông qua chính quyền địa phương bắt ép các hộ kinh doanh tại chợ truyền thống Vân Đình phải ký hợp đồng kinh doanh mua bán tại Trung tâm thương mại của Công ty, gây nên sự phản ứng mạnh mẽ của các hộ kinh doanh và nhân dân địa phương là không thể chấp nhận được. Cho phép cùng tồn tại chợ truyền thống và Trung tâm thương mại để cạnh tranh lành mạnh, ai thích mua thích bán ở đâu là tùy nhà kinh doanh và người dân; không cần thiết can thiệp từ phía Nhà nước.
Trên đây, là một số ý kiến của Văn phòng Luật sư Vì Dân, kính mong các Cơ quan có thẩm quyền kịp thời xác minh để xử lý đúng pháp luật, phòng tránh việc nhân dân phản ứng mang tính chất tập thể, mất trật tự, khiếu nại nhiều lên các Cơ quan Trung ương làm mất nhiều thời gian xét khiếu nại - tố cáo, thì Văn phòng Luật sư Vì Dân xin miễn chịu trách nhiệm.
Xin cảm ơn và gửi lời chào trân trọng./.
Nơi nhận:                                          
- Như trên;
- Ban phòng chống tham nhũng TƯ;
- Ông Nguyễn Huy Tưởng – Phó CT TP. HN;
- Bộ Công thương;
- A84, A88 TCI, C48 – BCA;
- Sở Công thương Hà Nội;
- Sở Kế hoạch và đầu tư HN;
- Sở Tài chính vật giá HN;
- Bí thư huyện ủy H. Ứng Hòa;
- Chủ tịch UBND H. Ứng Hòa;
- Trưởng Công an H. Ứng Hòa;
- Viện trưởng VKSND H. Ứng Hòa;
- Đại diện các hộ dân kinh doanh;
- Lưu.

Trưởng văn phòng




Tiến sỹ, luật sư: Trần Đình Triển

(Quá khứ căm thù, hiện tại chợ bị phá bỏ, cưỡng chế đẩy dân vào kinh doanh chợ của Công ty "tư nhân" thì sao?)

Chợ tiền tỷ bỏ hoang vì người dân lạnh nhạt

Cập nhật 11/12/2012 09:03 (GMT+7)
Khu chợ mới xây xong, khang trang, rộng rãi lại chịu cảnh hoang vắng, biến thành bãi chăn bò, trái ngược với cảnh sống động, tập nập nơi chợ cũ chật chội. Nghịch lý này đang “nóng” lên từng ngày ở Vân Đình (Ứng Hòa, Hà Nội) vì “lệnh cưỡng chế” đối với bà con tiểu thương.
Khu chợ tiền tỷ bỏ hoang trong khi người dân vẫn quyết bám trụ chợ cũ
Khu chợ tiền tỷ bỏ hoang trong khi người dân vẫn quyết bám trụ chợ cũ
Gần 200  hộ tiểu thương tại chợ Cầu, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội đã lên tiếng phản đối vì cho rằng UBND huyện Ứng Hòa “ép” họ phải vào chợ mới nhằm thu tiền cho thuê ki - ốt, trong khi bà con vẫn buôn bán ổn định ở chợ truyền thống hàng chục năm qua.
Theo công văn số 26/TB-UBND của UBND thị trấn Vân Đình thì kể từ ngày 25/11/2012, các hộ tiểu thương tại chợ Cầu phải tự giác chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh, giao trả mặt bằng cho UBND thị trấn Vân Đình quản lý; nhưng trước đó, kể từ 20/11, UBND thị trấn sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tiến hành cắt điện và tháo dỡ toàn bộ ki ốt.
Ngày 2/12, sau khi chợ Cầu bị ngành điện lực cắt điện vào lúc 5h, hàng trăm hộ dân buôn bán trong chợ đã tập trung phản đối chính quyền địa phương. Nhiều người dâng biểu ngữ đòi không giải tán chợ Cầu, khiến cho đoạn đường đi qua chợ tắc nghẽn giao thông.
Tại sao khu chợ mới xây xong, khang trang, rộng rãi lại chịu cảnh hoang vắng, biến thành bãi chăn bò, trong khi ngôi chợ  cũ chật chội, tồi tàn vẫn được các hộ tiểu thương tín nhiệm và nhất quyết “bám trụ”?. Theo tìm hiểu của phóng viên, nguyên nhân không chỉ vì chợ mới cách xa đường lớn, không thuận tiện cho việc buôn bán như chợ cũ. Sở dĩ nhiều người dân chưa đồng thuận, vì cho rằng, phía sau động thái cưỡng chế của chính quyền, còn nhiều điều “khuất tất”.
Nghi vấn “sân sau”
“Họ (UBND huyện Ứng Hòa - PV) giao cho một công ty tư nhân (Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hòa Nam/PV) xây mới chợ trung tâm thị trấn Vân Đình, cách chợ cũ tới gần 2km đã đành,  vấn đề là người kinh doanh phải trả với giá 92.000 đồng/1m2/1 tháng nếu muốn thuê ki - ốt, cái giá quá “cắt cổ” so với điều kiện kinh doanh nhỏ của chúng tôi”, một tiểu thương phân trần.
“Công ty Hòa Nam với chúng tôi đều bình đẳng trước pháp luật, sao chính quyền phải cưỡng chế, ép chúng tôi phải thuê mặt bằng của họ và phải thuê với giá cao. Như vậy thì chỉ có doanh nghiệp hưởng lợi, còn người bán và người mua đều bị thiệt. Không công bằng làm sao chúng tôi nghe được”, một tiểu thưởng khác nói.
Điều tra của phóng viên cho thấy, Công ty Hòa Nam – đơn vị mà các tiểu thương đề cập – là một nhà thầu “quen thuộc” tại huyện Ứng Hòa. Doanh nghiệp này được biết đến khi trúng thầu nhiều công trình lớn tại địa phương này.
Đóng góp nhiều cho địa phương, tuy nhiên công ty này cũng bị nghi vấn là một doanh nghiệp “sân sau”. Từ năm 2010, Báo PLVN đã có bài phản ánh về hàng loạt công trình tại Ứng Hòa bị “rút ruột” và đặt dấu hỏi về sự “bất thường” từ chủ đầu tư là UBND huyện.
Bài viết dẫn kết luận thanh tra cho thấy, dạng "rút ruột" phổ biến trong các công trình bị thanh tra là thi công không đúng thiết kế nhưng vẫn được nghiệm thu và đề nghị thanh toán đủ khối lượng, đúng chất lượng. Trong đó, có công trình Chợ trung tâm đầu mối nông sản thị trấn Vân Đình bị đề nghị giảm giá trị thanh toán tới 877 triệu đồng.
Ngoài công trình này, Công ty Hoà Nam còn liên quan tới sai phạm tại nhiều công trình khác. Từ khi đó, dư luận đã cho rằng không thể loại trừ việc “bắt tay” giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công để nghiệm thu khống khối lượng rồi khi bị phát hiện thì cả A và B lại cùng nhau xin “làm bù”…
Trường Lưu
Báo Pháp luật Việt Nam điện tử


3 nhận xét:

  1. VÔ LIÊM SỈ QUÁ GIỚI HẠN RỒI . ĐẢNG Ở ĐÂU ? NHÀ NƯỚC, CHÍNH PHỦ Ở ĐÂU,MÀ ĐỂ MỘT THẾ HỆ HY SINH XƯƠNG MÁU CHO NỀN ĐỘC LẬP BỊ ĐÁN ÁP THẾ NÀY ???

    Trả lờiXóa
  2. thể nào cũng có bầy chó nhẩy vào sủa cho xem

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bầy chó đó sủa hoài,nhưng thấy không ai thèm chấp, nên buồn mồm, bỏ đi kiếm c. cho vào miệng rồi.

      Xóa