Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Bắt cóc đã diễn ra hàng ngày tại Việt nam


 Sinh viên bị công an TP/HCM bắt, biệt tích

 
Cô Nguyễn Phương Uyên quê ở Bình thuận, đang theo học Đại học Công nghiệp Thực phẩm, TPHCM, bị công an ở Saigòn bắt trong 4 ngày nay, dù công an nói chỉ mời làm việc rồi cho về ngay. Gia đình cô hoàn toàn không được thông báo về vụ bắt giữ này.
Trên Facebook, bạn bè cô chia sẻ rằng rất nhớ cô, mong muốn cô sớm được về với gia đình. Thanh Quang điện thoại cho thân phụ của cô Nguyễn Phương Uyên, là ông Nguyễn Duy Linh, từ Phan Thiết hiện đã vào Saigon lo cho con gái. Trước hết, ông cho biết:
Ông Nguyễn Duy LinhDạ chưa biết, chưa biết cháu Phương Uyên bị giam ở phường hay quận hay TP. Chưa biết nơi nào.
Thanh Quang : Thưa ông, chúng tôi được biết là dường như có bà nội của cô Phương Uyên đã đến công an phường Tân Thạnh thuộc quận Tân Phú, TPHCM, rồi lên đến công an quận Tân Phú nữa, thì vấn đề này như thế nào ?
Ông Nguyễn Duy LinhDạ đúng là bà nội họ của cháu. Nhưng khi đến, họ vẫn nói không biết, không có giam ai, không bắt ai.
Thanh Quang: Thưa ông, nguyên nhân nào mà cô Nguyễn Phương Uyên bị bắt như vậy ?

Ông Nguyễn Duy LinhDạ chưa rõ lý do chính thức, nhưng nghe các bạn học của cháu nói là có tin tung lên mạng về những việc sai trái, không hay.
Thanh Quang: Sai trái, không hay đó là như thế nào. Một cách cụ thể là những việc gì ?
Ông Nguyễn Duy LinhVấn đề có liên quan đến chính trị.
THANH QUANG: Thưa ông, có phải liên quan vấn đề truyền đơn để chống Trung Quốc xâm lược không ?
Ông Nguyễn Duy LinhDạ cũng đâu đó. Nhưng hiện chưa rõ lý do chính thức. Sáng nay tôi mới vào TP (HCM). Nhà thì ở ngoài Phan Thiết. Vấn đề chưa xác định.
Thanh Quang: Thưa, tình cảnh của con ông như vậy, ông dự tính ứng phó ra sao ?
Ông Nguyễn Duy LinhDạ như thế thì quá bức xúc. Chưa có hiểu lý do nào mà họ bắt vô cớ như vậy.
Thanh Quang: Ông nhận xét như thế nào về trường hợp của con ông hiện giờ ?
Ông Nguyễn Duy LinhHọ bắt con tôi mà tôi không biết đang bị giam giữ nơi nào, nên rất lo lắng.
Ông Nguyễn Duy LinhDạ bé Phương Uyên còn nhỏ, còn đang đi học. Họ bắt giam cháu mà chúng tôi không rõ lý do, khiến làm bức xúc gia đình, quá lo lắng. Tôi mong họ thả cháu ra càng sớm càng tốt. Trả lại tự do bình thường để cháu tiếp tục học hành.
Thanh Quang: Xin cảm ơn ông Nguyễn Duy Linh

4 nhận xét:

  1. Nếu ai có tiền mạnh, quyền mạnh thì có thể hại các đồng chí của mình. Hại đồng chí của mình xong thì lại dùng tiền quyền mà che lấp, haha cũng thú vị đấy chứ. Hãy vì cái ghế, cái ghế là tất cả, đồng chí chẳng là cái thá gì.Coi chừng kẻo đồng chí nó hại mình đấy, chủ động vẫn hơn.

    Trả lờiXóa
  2. Luật pháp quốc gia để đâu ??? Tại sao công an ở sài Gòn mời đến làm việc rồi cháu Nguyễn Phương Uyên mất tích luôn ??? Dù do bất cứ lý do gì mà công an giam giữ cháu Phương Uyên thì công an cũng phải thông báo cho cha mẹ của cháu Uyên biết. Nhà cầm quyền mà tại sao làm ăn khuất tất như vậy ???
    Còn trong truờng hợp cháu Nguyễn Phương Uyên có thái độ chống bọn xâm lược Trung cộng, thì đó là thái độ của người Việt Nam yêu nước, nếu nhà cầm quyền vì dân - vì nước thì không được phép lấy đó mà ép bức cháu Uyên.

    Trả lờiXóa
  3. Đọc bài “Nữ sinh mất tích vì làm thơ chống Trung Quốc ?” của BBC, Loa Phường tôi thấy làm lạ, tại sao một hãng thông tấn lớn như BBC lại có thể đưa tin theo kiểu tào lao lúc trà dư, tửu hậu như vậy. Xem bài viết, người đọc có cảm giác hình như tác giả của bài báo này không hiểu gì về pháp luật và nghiệp vụ báo chí hoặc giả vờ cố tình không chịu hiểu nên mới đưa tin theo kiểu thày bói mù xem voi vậy.
    Bài viết ám chỉ việc cơ quan Công an Việt Nam vi phạm pháp luật “bắt cóc” cô nữ sinh Phương Uyên, tác giả còn dùng từ “nữ sinh viên bị “mất tích”” để gọi sinh viên này, rồi đưa tin việc gia đình của Uyên đến cơ quan công an nhiều nơi hỏi tìm con nhưng đều nhận được câu trả lời không biết…
    Ám chỉ một cách ác ý song tác giả bài báo lại đưa ra những chi tiết để tự vả vảo mặt mình như: “Uyên bị bắt vào khoảng hơn 11h sáng, ngày 14/10/1992, Công an khoảng 10 người mặc thường phục vào dẫn Uyên và những người bạn trong nhà trọ đi chỉ nói là để xác minh một số vấn đề rồi về. Ban đầu Uyên bị đưa lên công an phương Tây Thạnh quận Tân Phú TP Hồ Chí Minh, sau Uyên bị giải lên CA quận Tân Phú TP Hồ Chí Minh rồi mất tích cho đến nay. Lý do công an bắt Uyên là Uyên đã làm truyền đơn chống Trung Quốc ở Bình Thuận, công an thu được những tấm hình bất lợi cho bạn đó ở ngay phòng trọ lúc kiểm tra điện thoại” (trích BBC).
    Như vậy ai cũng hiểu Phương Uyên đã có hành vi viết và làm các truyền đơn có nội dung chống Trung Quốc. Là một dân tộc yêu chuộng hoà bình chúng ta hiểu và trân trọng giá trị của hoà bình cũng như sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Việc Trung Quốc có những hành vi gây hấn trên biển Đông trong thời gian gần đây là việc làm sai trái, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề trên. Thông qua các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương, tuyên truyền và giáo dục về ý thức chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, rèn luyện và nâng cao sức mạnh quân đội .v.v. Tuy nhiên một số thế lực phản động trong và ngoài nước đã lợi dụng danh nghĩa yêu nước của một bộ phận thiếu thông tin trong quần chúng nhân dân để kích động các hoạt động gây rối, manh nha cho các hoạt động bạo loạn gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, chia rẽ đoàn kết giữa các dân tộc, thậm chí kích động chiến tranh.
    Chúng ta còn chưa rõ cụ thể nội dung tờ truyền đơn đó là như thế nào, nhưng Luật báo chí, Luật xuất bản, Luật hình sự và nhiều bộ luật khác của Việt Nam đều có những quy định nghiêm cấm và có chế tài xử phạt đối với hành vi này của Uyên.
    Các hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản đã nêu“Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thủ giữa các dân tộc và nhân dân các nước” (Khoản 2, Điều 10 – Luật Xuất bản)
    Luật báo chí cũng quy định :“Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù giữa nhân dân các nước…(điều 10 Luật Báo chí).
    Luật Hình sự cũng đã ghi rõ: Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:
    d/ Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
    ( Trích Điều 87. Tội phá hoại chính sách đoàn kết – Bộ Luật hình sự).
    Như vậy việc cơ quan Công an mời Uyên lên làm việc là dựa trên tài liệu thu được, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết khác để phục vụ quá trình điều tra là điều cần thiết và đúng theo quy định pháp luật của Việt Nam. Việc làm trên công khai tới mức việc CA đưa cô sinh viên này đi đâu, vào thời gian nào, lý do là gì BBC đều phách vị vanh vách.
    Như vậy thì không thể có chuyện Phương Uyên bị cơ quan công ăn bắt cóc, hay bị mất tích vì làm thơ chống Trung Quốc như BBC đưa tin.
    Thiết nghĩ việc BBC đưa tin một cách đầy ác ý như trên chỉ làm xấu đi hình ảnh về một hãng thông tấn lớn đã có bề dày hoạt động nghiệp vụ mà thôi.

    Trả lờiXóa
  4. Mời bạn vào tham gia bình luận tại lehienduc02.blogspot.com

    Trả lờiXóa