Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Thông báo số 2 của 42 công dân kêu gọi Nhà nước tổ chức biểu tình theo nguồnRFA

2012-08-19
Tập thể bốn mươi hai nhân sĩ trí thức, từng có văn thư đề nghị chính quyền thành phố Hồ Chí Minh tổ chức biểu tình chống Trung Quốc, vừa gởi thêm thông báo số 2 đến báo chí cũng như chính quyền các cấp.
Photo courtesy of danlambao
BS Huỳnh Tấn Mẫm (ngoài cùng bên phải) trong lần biểu tình chống Trung Quốc ngày 05/6/2011 tại Sài Gòn.
Thông báo viết rằng trong khi chờ đợi văn bản trả lời của lãnh đạo thành phố mà nếu Trung Quốc tiếp tục khiêu khích gây hấn thì mọi người sẽ có quyết định kịp thời để bày tỏ thái độ yêu nước phù hợp của mình.
Thanh Trúc phỏng vấn một thành viên trong nhóm, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, người đứng tên trong bản thông báo số 2 này:
Thanh Trúc: Thưa bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, ông là người soạn bản thông báo số 2 này cũng như là thay mặt tập thể bốn mươi hai công dân, nhân sĩ trí thức, để gởi thông báo này phải không?
BS Huỳnh Tấn Mẫm: Đúng ra thông báo này là soạn tập thể chứ không phải cá nhân, ý kiến của anh em. Nhiều anh em sửa đi sửa lại chứ không phải chỉ mình tôi soạn ra, nhưng mà trong đó có phần đóng góp ý kiến quan trọng của tôi.
Chúng tôi gởi cho các báo trước, sau đó rồi các anh em có gởi trên mạng, nhưng mà chủ yếu và trước hết là phải gởi cho các báo dù cho các báo không đăng đi nữa chúng tôi cũng phải gởi. Thành Ủy, Ủy Ban, Hội Đồng Nhân Dân đều có gởi.
thong-bao-2-250.jpg
Bản thông báo số 2 của tập thể 42 công dân gởi văn bản đề nghị tổ chức biểu tình đến thành ủy ĐCS, hội đồng nhân dân & UB TPHCM. Photo courtesy of blog Huỳnh Ngọc Chênh.
Tôi gởi một cách công khai, không có gì phải dấu diếm và sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai. Tại vì chúng tôi nghĩ đây là phản ứng của dư luận quần chúng chứ không phải là một tổ chức bí mật, không phải một tổ chức để mà trực diện với chính quyền. Chúng tôi chỉ là bức xúc mà nói lên chuyện Trung Quốc xâm lấn Việt Nam. Thanh Trúc: Xin ông trình bày qua về bản thông báo số 2 này?
BS Huỳnh Tấn Mẫm: Nội dung là yêu cầu chúng tôi gởi bằng văn bản thì phải trả lời bằng văn bản. Đó là cách làm việc theo văn hóa. Người ta yêu cầu bằng văn bản thì phải trả lời bằng văn bản. Đó là điều thứ nhất.
Thứ hai, chúng tôi muốn nói việc số người được hỏi còn đa số còn lại thì không hỏi gì. Trong cách hỏi cũng làm cho người ta khó hiểu, hỏi có phải đúng chữ ký không, ai đưa ký, ai soạn. Điều đó để làm gì, đâu có ích lợi gì. Người ta là người lớn rồi, người ta ký vào nghĩa là người ta chấp nhận, cớ gì phải hỏi những điều chi tiết như vậy. Có vẻ tra hỏi thì cái đó không hay lắm.
Điều thứ ba, chúng tôi thấy thời gian mà chúng tôi chờ đợi cũng phải có một thời gian nhất định nào đó, không để lâu được và không thể kéo dài được. Nếu như có tình hình mới là Trung Quốc xâm chiếm thêm nữa, có động thái thêm nữa ở biển Đông, thì dứt khoát là chúng tôi phải có thái độ ngay lập tức, không chờ đợi nữa.
Vì nếu chờ đợi một thời gian mà không được thì chúng tôi phải có một cách khác để hành động. Chuyện im lặng tôi thấy là một điểu dở, tại sao ba tuần rồi mà không trả lời, đối xử với nhau như vậy là không tốt. Tôi nghĩ phải đối xử với nhau tốt hơn, khi người ta hỏi thì mình phải trả lời. Có thể trả lời là không đồng tình hoặc thế này thế khác nhưng mà phải trả lời.
Tại sao phải im lìm như vậy, tại sao phải nói là tàu lạ mà không nói thẳng là tàu Trung Quốc? Tại sao không nói những điều mà Trung Quốc quấy phá chúng ta một cách công khai trong đảng và trong nhân dân?
BS Huỳnh Tấn Mẫm
Thanh Trúc: Thông báo số 2 được gởi ra ngày 15 tháng Tám 2012 nhưng các báo đã không đăng lại và chỉ xuất hiện trên các blogs, các trang mạng xã hội mà thôi, ông nghĩ thế nào?
BS Huỳnh Tấn Mẫm: Chắc là có sự kiểm duyệt nào đó, chắc có lịnh chỉ đạo nào đó của cấp trên, của Ban Tuyên Huấn, của Trung Ương hoặc của Thành Ủy. Như hồi đó tới giờ chúng tôi có ý kiến này ý kiến nọ nhưng mà có được đăng đâu. Điều đó cho thấy cũng là điều không hay của cơ quan Tuyên Huấn của nhà nước, cơ quan Tuyên Huấn của đảng.
Nếu người ta nói mà mình không được trả lời, nếu người ta nói mà mình không được thông tin, thì thông tin một chiều đó chẳng ích lợi gì cả. Người dân không biết thì sẽ hiểu như thế nào đây? Tại sao phải im lìm như vậy, tại sao phải nói là tàu lạ mà không nói thẳng là tàu Trung Quốc? Tại sao không nói những điều mà Trung Quốc quấy phá chúng ta một cách công khai trong đảng và trong nhân dân?
Một nhà nước có thực quyền thì phải tỏ ý chí mạnh mẽ, chứ không để tình trạng úp mở làm người ta không hiểu gì hết. Ngay cả trong đảng cũng không hiểu rồi nhân dân cũng không hiểu thì làm gì mà thuyết phục được nhân dân. Làm sao thuyết phục được dư luận trong đảng chứ đừng nói chi là dư luận quốc tế. Chúng tôi thấy đó là điều không hay, không tốt và cần phải sửa chữa.
de-nghi-bieu-tinh-250.jpg
Trang mạng Bauxite với lời kêu gọi Nhà nước tổ chức biểu tình. Screen captured by RFA.
Thanh Trúc: Thưa trong một số đề nghị của tập thể bốn mươi hai công dân thì có một phần là “bày tỏ lòng yêu nước của công dân là đa dạng như biểu tình, mít tinh, hội thảo trong các cơ quan xí nghiệp, ra tuyên ngôn tuyên cáo vân vân… Phải chăng quí ông quan niệm rằng một cuộc mít tinh năm trăm một ngàn người thì quan trọng hơn một cuộc biểu tình chỉ có mấy chục người? BS Huỳnh Tấn Mẫm: Theo nhận định thì đảng và nhà nước rất lo lắng một cuộc biểu tình thì sẽ có sự phá hoại hoặc có âm mưu gì đó. Vì lo ngại đó mà chúng tôi thấy rằng nếu biểu tình không được thì mít tinh được không, hội thảo được không, ra tuyên ngôn tuyên cáo được không?
Tất cả những cái chúng tôi biết hiện nay là đảng và nhà nước cũng không dám làm gì hết. Điều đáng lo ngại ở chỗ là dù cho có ra tuyên ngôn tuyên cáo của đoàn thể ban ngành, đoàn thể chính quyền, hay là Mặt Trận… đều cũng không thể thực hiện được. Vì sao? Vì sự chỉ đạo quá khắt khe đối với các tổ chức hay đoàn thể, cho nên họ không thể thực hiện được những ước nguyện hay nguyện vọng của họ.
Tôi nói như vậy có nghĩa là gì? Nghĩa là dù hình thức nào, từ nhỏ đến lớn, tôi thử coi chính quyền và cơ quan Tuyên Huấn của đảng có dám thực hiện không, có dám chỉ đạo thực hiện không? Nếu mà dám thực hiện thì đó là điều tốt. Nhưng mà tôi vẫn còn ngờ chuyện đó là khó thực hiện lắm.
Thanh Trúc: Một lần nữa xin cảm ơn bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm về thời giờ của ông.

5 nhận xét:

  1. Những gương mặt tham gia biểu tình
    Mấy hôm nay Hà Nội mưa nhiều nhưng không khí vẫn ngột ngạt bởi một vài trang mạng đưa tin ca ngợi những hoạt động của cái gọi là biểu tình yêu nước. Khu vực Hồ Gươm thanh bình trong những sáng chủ nhật, nơi những đôi uyên ương chụp ảnh cưới, những người nước ngoài thả bộ trong cái trong xanh dịu dàng mà linh thiêng của cảnh hồ lại bị vấy bẩn bởi sự ồn ào của đám người tự xưng là biểu tình yêu nước. Quả thật nếu mới nghe qua chắc nhiều người không hiểu sẽ cho rằng họ sẵn sàng hy sinh thời gian và cả tâm huyết vì "yêu nước". Có lẽ trong đám người đó cũng không ít những người nhẹ dạ, cả tin nghe theo những lời đường mật mà tham gia. Nhưng nhìn kỹ hạt nhân của đám biểu tình này ta dễ dàng nhận ra những khuôn mặt quen thuộc như Lê Hiền Đức, Phương Bích, Lê Dũng và mấy tay nữa, tuy nhiên đây cũng chỉ là những tên đánh thuê thôi, còn kẻ chủ mưu thì đang dấu mặt. Trước đây trong đám này có cả Nguyễn Xuân Diện nhưng bây giờ ông tiến sĩ giấy này thấy mất mặt không hiểu là vì đã hết yêu nước hay vì biết rằng làm như vậy là sai và nếu cứ tiếp tục thì sớm muộn gì cũng sẽ bị pháp luật trừng trị.
    Quay lại một chút với những nhân vật mà tôi đã nêu ở trên để trả lời câu hỏi họ là ai? Lê Hiền Đức - người đàn bà đã ngoài 80 này bên ngoài có vẻ rất dễ gần. Bà Đức có biệt hiệu là Đức ve sầu bởi vì người bà gầy đét, mồm thì ra rả liên tục như ve sầu ngày hạ. Luôn mồm với những cụm từ “vì dân”, “yêu nước”, “chống tham nhũng”, đã được tổ chức quốc tế ghi nhận...Đáng kính! Đáng kính!...
    Tên thật của bà là Mỹ Dung còn cái tên Hiền Đức mà bà ta nói được Bác Hồ đặt cho đã bị lật tẩy là một câu chuyện bịa. Bà này đã từng đến Sở Thông tin & Truyền thông nhân danh "giám sát các cơ quan nhà nước" nghe qua đã biết bà này thần kinh không bình thường. Thực chất bà này đi để kèm Nguyễn Xuân Diện - một kẻ cùng hội cùng thuyền với bà Đức, có lẽ vì cho rằng thằng em dại trước mặt các cơ quan nhà nước không đủ bản lĩnh sẽ khai ra đồng bọn. Không chỉ có vậy bà này còn ngồi lỳ mặc dù đã hết giờ làm việc, Nguyễn Xuân Diện đã ra về nhưng bà cũng k chịu ra về, thậm chí còn đập phá. Bên ngoài một lũ đồng bọn tự xưng là cháu của bà Đức thì hò hét, đập phá khu vực bảo vệ cho là " Sở Thông tin và Truyền thông bắt người", sau đó bà này còn đập cửa gây tự thương cho mình. Trong cái rủi có cái may, tuy bị đau một chút nhưng nhân sự kiện này bà được phía nước ngoài mua cho xe lăn ( tất nhiên chỉ dùng mấy hôm sau đó đem bán cũng được chút tiền), sau đó lại được cả tiền chữa bệnh và tiền bồi dưỡng. Thật là lạ con người có chút tự trọng mà cũng bán nốt để lấy tiền. Ngoài 80 tuổi, không hiểu bà còn dùng tiền vào việc gì nữa khi chính những người con của bà đẻ ra cũng không thèm nhìn mặt mẹ vì quá xấu hổ với hàng xóm láng giềng. Âu nó cũng là nhân quả, những kẻ gieo cái xấu sẽ chẳng bao giờ gặt được thứ tốt cả. Qua đó cũng cho thấy cái con người tự xưng danh vì dân kia có đáng tin hay không. Quả là đáng khinh! Đáng khinh….

    Trả lờiXóa
  2. Quả là đáng khinh! Đáng khinh…. cái bọn liếm đít Chánh quyền bán nước và ăn cứt Tàu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khách: bạn đang biến cái trang này thành cái bể phốt đấy! Ăn nói cẩn thận chút

      Xóa
  3. Những người kia nhàn cư vi bất thiện quá đây mà!

    Trả lờiXóa
  4. Việt Nam đã thể hiện lòng dũng cảm, tinh thần ngoan cường và sức mạnh trong hơn nửa thế kỷ qua để đạt được tự do. Việt Nam có quyền bảo vệ quyền tự quyết dân tộc và chế độ của mình. Nếu làm khác đi thì sẽ dẫn đến một đất nước dễ bị tấn công và chia rẽ như lịch sử đã chứng minh trước năm 1975.

    Trả lờiXóa