Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Vì sao cấm cửa báo chí ?

 Các ông lớn, các quả đấm thép Việt nam nói chung, EVN nói riêng - dùng tiền thuế của dân để kinh doanh, xây dựng các công trình trong đó có các nhà máy thủy điện. Việc thấm đập như ở thủy điện sông Tranh 2 với các lùm sùm bao biện sau khi báo chí moi ra đã cho thấy họ cố tình che giấu những vấn đề sự cố hệ trọng trong công trình này. 
 Một điều lạ là : tại sao sự cố tùm lum như vậy nhưng "Hồ sơ phù hợp chất lượng công trình" của các cơ quan ban nghành  chức năng từ trung ương, bộ ...vẫn ký được, vẫn " đạt yêu cầu, đúng thiết kế, đồng ý nghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng... ?" - đó mới là vấn đề cần xem lại ở chỗ quản lý nhà nước.
 Còn chuyện họ cấm cửa báo chí thì đơn giản : họ hiểu và biết luật đấy - dân có quyền giám sát các ông lớn làm kinh doanh bằng tiền của dân, mời xem Luật xây dựng thì rõ - thế nhưng báo chí mà cho vào thì họ chỉ có nước ...ăn cám, về vườn hết như anh Đào Văn Hưng thì sao ?
 Ngay vụ việc cương chế đất bên Văn Giang hôm 24  tháng 4 vừa rồi là một câu trả lời : đánh và cướp máy ảnh của nhà báo VOV, thu thẻ đảng, thẻ luật gia, thẻ nhà báo...giam giữ, thẩm vấn và ...im lặng chưa điều tra, chưa trả lời công luận - thì thấy rõ : nhóm lợi ích đã có thể coi thứ quyền lực thứ 4 kia là cái gì rồi, chỉ đáng để làm cảnh ?

Vì sao cấm cửa báo chí?
  Có lẽ đến bây giờ chưa vấn đề xã hội nào gây sự đặc biệt chú ý của dư luận tại Quảng Nam, mà ở đó báo chí bị thách đố như chuyện sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2.
Phóng viên bị “cấm cửa” trước đường hầm chính của thủy điện Sông Tranh 2  -Ảnh: Tấn Vũ

Phát hiện sự cố là nhờ báo chí, rồi từ đó các cơ quan chức năng mới vào cuộc. Thế nhưng, đố các nhà báo từ trung ương đến địa phương nói được tình hình trong hầm thủy điện như thế nào?
Tấn Vũ, phóng viên báo Tuổi Trẻ, sau một hồi lặng lẽ lăn lê bò toài mới chụp được ảnh nước chảy ồ ồ. Anh cũng chỉ đi vào trong hầm được một đoạn ngắn. Sau đó, đường vào hầm thủy điện Sông Tranh 2 là cấm cửa báo chí! Bao nhiêu lần đi theo lãnh đạo tỉnh, trung ương, đi riêng lẻ, các nhà báo đều bị chặn ngay từ cửa, chặn không chút lịch sự, không cần biết đến quyền tiếp cận thông tin của nhà báo; chặn với lý do là công trình đang xây dựng không thể vào; rồi các nhà báo chưa được tập huấn về sự an toàn trong các công trình như Sông Tranh 2...
Các nhà báo đi nhờ xe UBND tỉnh Quảng Nam đến hiện trường, bảo vệ tại đây kiểm tra kỹ, ông nào là nhà báo thì không cho vào. Nam Cường, phóng viên báo Tiền Phong, nói “để em vào”. Xong lại quay về bảo: “Họ không cho vào!”.
Huy Kha, phóng viên VTV, có giấy mời đi theo đoàn của Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường của Quốc hội, lọt qua vòng bảo vệ thứ nhất rồi cũng phải dừng lại. Huy Kha tường thuật tại hiện trường, phim phát trên VTV1 có hình ảnh ai đó đưa tay bịt ống kính. Anh nói phát rồi cũng như không phát, họ chẳng nói gì! Đoàn vào trong rồi ra ngoài họp với ban quản lý thủy điện, cũng họp kín. Các nhà báo đứng bên ngoài.
Chưa có một đợt truyền thông lớn nào như vừa rồi về Sông Tranh 2 mà báo chí chỉ “hóng hớt” từ lãnh đạo, chuyên gia những gì họ tận mắt thấy và kể lại.
Tôi hỏi ông Trần Xuân Vinh, phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Nam: “Các đoàn công tác có được tập huấn về an toàn khi vào đường hầm thủy điện Sông Tranh 2 không?”. Không trả lời câu hỏi nhưng ông Vinh đặt câu hỏi khác: “Thủy điện Sông Tranh 2 có phải là công trình bí mật quốc gia đâu mà ngăn cản báo chí? Càng giấu giếm người ta càng nghi, anh cần nói rõ để tạo sự đồng thuận xã hội”.
Nhưng họ không cho vào, làm gì được họ? Bức xúc quá, trong một cuộc họp giao ban, các nhà báo đã đề nghị UBND tỉnh tác động với ban quản lý thủy điện này để anh em vào tác nghiệp dễ dàng. Ông Lê Phước Thanh, chủ tịch UBND tỉnh, nói: “Đất đã giao cho họ, nhà họ đã làm, nên cho vào hay không là quyền của họ, tỉnh cũng chịu nên anh em thông cảm!”.
Chủ đầu tư thủy điện này là doanh nghiệp. Công trình này là công trình an sinh xã hội, sản xuất điện để phục vụ đời sống. Sự bền vững hay không ảnh hưởng đến hàng chục vạn người. Thế nhưng vì sao họ bưng bít, cấm cửa báo chí? Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam từng tuyên bố vì trách nhiệm với dân sẽ chất vấn chuyện nứt đập Sông Tranh 2 tại phiên họp Quốc hội lần này. Khi đó có vị nào đại diện giới báo chí đang ngồi trong hội trường Quốc hội hãy hỏi giúp anh em một câu: Vì sao bị cấm cửa?
NAM KHANG

4 nhận xét:

  1. Cấm để che đậy và giữ ghế , vinh thân phì gia .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Càng che càng bị lộ vì chỉ che được nhiều nhất là 2 chỗ. Bởi không thể mọc thêm tay! He he

      Xóa
  2. Nhà báo Nam Khang biết EVN là tập đoàn thế nào rồi mà còn hỏi.Mấy cái VINA...vừa qua Bộ GTVT là cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực mà còn lúng túng thì tương tự Bộ công thương cũng vậy thôi và UBND cấp tỉnh cũng rứa đo, rứa đo(Đúng như ông Chủ tịch UBND tỉnh trả lời báo chí).
    Dẫu sao thì tháng tới cũng sẽ có thị trường phát điện cạnh tranh(Xoá độc quyền trong khâu sản xuất?),người dân còn mong chờ nốt các khâu còn lại.

    Trả lờiXóa
  3. Ông EVN hay ông Vinaxin cũng như nhau cả thôi, toàn sâu cả, khi nào xin chia thưởng thì lập báo cáo lãi, khi nào bị moi ra lỗ tiền ngàn tỷ thì ...lơ đi, tướng xin nghỉ, quân bị điếc, lãnh đạo bị mù cả.

    Trả lờiXóa