Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Bộ trưởng tài nguyên nên xin từ chức thì hay hơn là nói " đau xót"

 Chống tham nhũng: Phải dám hy sinh tính mạng, chức tước
   Phải có những Bao Công quả cảm, công minh, trong sáng vô tư, dám cởi bỏ cả mũ ô sa, lấy cả tính mạng và chức tước của mình để tuyên chiến với tham nhũng.

Trong phiên thảo luận cả ngày 7-6 về tình hình kinh tế-xã hội, phát biểu của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến đã làm nóng rực nghị trường khi ông đề cập đến một vấn đề nhức nhối: Tham nhũng.
Pháp Luật TP.HCM xin lược ghi những lời tâm huyết nhận được rất nhiều đồng thuận của vị đại biểu này.
“Quốc nạn” có nguy cơ hạ “quốc sách”
Theo ông Tiến, tham nhũng hiện có mặt khắp nơi với nhiều mặt nạ, nhiều vỏ bọc khác nhau như thách đố kỷ cương phép nước.
“Giống như buôn lậu, gian lận thương mại… tham nhũng, hối lộ không đi theo con đường chính ngạch mà thường len lỏi theo các con đường tiểu ngạch. Đó là các quý bà, quý cô, quý cậu, quý người thân trong gia đình. Bằng hình thức chuyển dịch tiền và tài sản của chủ sở hữu khác nhau, bằng cách dùng phép thuật nhào nặn, biến hóa các số liệu thu, chi tài chính phi pháp thành hợp pháp. Mỗi khi thanh tra, kiểm toán hỏi thăm là bằng rất nhiều mỹ từ thân thiện lọt tai, quà biếu, quà cảm ơn, mừng sinh nhật, mừng nhà mới, tặng thẻ tín dụng hàng chục nghìn đô, khuyến mại gia đình tour du lịch nước ngoài, thậm chí còn mừng cả căn hộ, ô tô khi lên chức…” - ông Tiến điểm mặt.
Vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH cũng cảnh báo về nguy cơ “quốc nạn” tham nhũng hạ đo ván “quốc sách” khi đưa ra dẫn chứng về thực trạng tham nhũng trong đất đai. Biểu hiện là thực tế hiện nay, các cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục... đang thiếu đất nghiêm trọng nhằm giảm tải cho các nhu cầu bức xúc về văn hóa, xã hội, khám, chữa bệnh… thì lại có đến 365.000 ha đất bỏ hoang hóa, cấp sai đối tượng, chuyển nhượng trái pháp luật, sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, nhiều dự án treo xuyên thế kỷ của trên 10.796 tổ chức, cá nhân, đơn vị trong toàn quốc.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Lê Như Tiến phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN
“Khi đất đai trở thành hàng hóa có giá trị đặc biệt thì những người được giao quyền rất dễ “xúc động” trước những nguồn lợi béo bở đó” - ông Tiến nói.
Các “quả đấm thép” đang “tan chảy”
Đề cập đến những sai phạm của các “quả đấm thép”, các ông lớn, các đại gia của nền kinh tế, ông Tiến bức xúc: Sau PMU 18, Vinashin nay là Vinalines, mỗi doanh nghiệp này đã làm thất thoát, lãng phí, nợ đọng hàng chục nghìn tỉ đồng của Nhà nước, của nhân dân, cử tri thấp thỏm chờ xem tiếp theo còn xuất hiện các Vina nào nữa. Các tổng công ty, tập đoàn nhà nước nắm trong tay vốn chủ sở hữu của Nhà nước lên tới 700.000 tỉ đồng, lớn hơn tổng số thu ngân sách hằng năm của quốc gia song hiệu quả kinh doanh lại không tương xứng với đầu tư của Nhà nước và sự kỳ vọng của nhân dân.
“Việc các “quả đấm thép” đang “tan chảy” khiến chúng ta phải tính đến tái cấu trúc, phải nghĩ đến phương thức đầu tư và cách thức quản trị doanh nghiệp. Phải chăng có nguyên nhân là do Nhà nước quá nuông chiều “các công tử” này, sẵn sàng cung ứng bầu sữa ngân sách, nguồn lực đất đai mà chưa xem xét toàn diện đến năng lực hiện thực và khả năng thực hiện của các doanh nghiệp này. Mỗi khi các doanh nghiệp hoạn nạn Nhà nước dễ dàng mở ngân khố hầu bao quốc gia để giải cứu, ném phao cứu sinh, đến nỗi nhiều doanh nghiệp không mặn mà, hồ hởi cổ phần hóa, chỉ muốn bao cấp dài dài “làm gà công nghiệp” - ông Tiến nêu câu hỏi.
Trọng bệnh thì không thể xoa bóp ngoài da
“Chúng ta cần phải có bộ máy chống tham nhũng tinh thông, tinh nhuệ, thiện chiến, chuyên nghiệp” - ông Tiến khẳng định.
Theo ông Tiến, để chống “quốc nạn” trên cần phải có cơ chế phòng ngừa tham nhũng và cơ chế kiểm soát quyền lực, vì người có quyền thường dễ lạm quyền, lộng quyền, chuyên quyền. “Các vụ PMU 18, Vinashin, Vinalines là những bài học đắt giá, biểu hiện của tham nhũng càng tinh vi phức tạp, chúng ta càng cần phải có bộ máy chống tham nhũng tinh thông, tinh nhuệ, thiện chiến, chuyên nghiệp, phải có những Bao Công quả cảm, công minh, chính đại, trong sáng vô tư, dám cởi bỏ cả mũ ô sa, lấy cả tính mạng của mình và chức tước của mình để tuyên chiến với tham nhũng”- ông Tiến góp ý.
Đề cập đến ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nói với cử tri rằng “phòng, chống tham nhũng lần này Trung ương quyết tâm cao, biện pháp đủ rồi, cắt thuốc trúng rồi song lo là liệu có chịu uống thuốc không và có uống đủ liều không”, ông Tiến cho rằng nếu bắt trúng mạch, cắt đúng thuốc mà không chịu uống thuốc thì việc bắt mạch, cắt thuốc sẽ không còn ý nghĩa, không ai khác yêu cầu cưỡng chế họ phải uống thuốc đó là những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người có thẩm quyền trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. “Đã là trọng bệnh thì phải dùng biệt dược, không thể xoa bóp ngoài da” - ông Tiến nhấn mạnh.
Nhiều cán bộ, đảng viên là “tù binh” của giặc tham nhũng
Đánh giá về tham nhũng và biện pháp phòng, chống tham nhũng cần phải nhắc lại quyết sách của Bác Hồ. Năm 1946, ngay sau khi mới giành được chính quyền, Bác đã ký Sắc lệnh 64 thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, trao quyền cho ban này đình chỉ bắt giam bất cứ nhân viên nào của Chính phủ phạm tội, trước bao nhiêu hội đồng Chính phủ hay tòa án đặc biệt. Với đêm trắng, Bác quyết định phê chuẩn bản án tử hình Đại tá Trần Dụ Châu về tội tham nhũng, Bác coi tham ô, hủ lậu như việc đánh giặc ngoài mặt trận.

Bây giờ tham nhũng không còn tinh vi nữa, không còn e dè nữa, nó đã là giặc tràn vào lãnh thổ, đã bắt làm tù binh một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Do vậy, nhiệm vụ lúc này yêu cầu bức xúc là cần phải có mặt trận lòng dân chống tham nhũng, cần có những quân binh chủng hợp thành đủ mạnh, những vị tướng lĩnh tài năng và ái quốc thì chắc chắn cuộc chiến đấu chống tham nhũng của chúng ta mới giành được thắng lợi.
Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa LÊ NAM
Người trong ngành cũng đau xót vì tham nhũng đất đai
Đúng là hiện nay, chúng tôi là những người trong ngành cũng cảm thấy hết sức đau xót khi nhìn thực trạng khiếu kiện và tham nhũng, tiêu cực nóng bỏng trong lĩnh vực này. Phải nói sai phạm, tiêu cực là khá phổ biến. Trong đó, tham nhũng liên quan chủ yếu đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ví dụ chuyển từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tạo ra kẽ hở. Thay đổi quy hoạch sử dụng đất, chuyện cấp đất cho các dự án… cũng là những phần việc dễ bị lợi dụng. Nhiều dự án mang danh dự án phát triển đô thị nhưng thực ra dự án đô thị đó lại liên quan đến mục đích kinh doanh… Tôi cho rằng tới đây phải sửa quy định liên quan đến những việc này.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường NGUYỄN MINH QUANG
Phát hiện vi phạm hơn 30.000 tỉ đồng ở năm tập đoàn
Những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012, chúng tôi tổ chức thanh tra tại năm đơn vị là: Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn Dầu khí, Vinalines, Tập đoàn Hóa chất và Tập đoàn Viettel… Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm là trên 30.000 tỉ đồng của năm đơn vị trên. Trong đó, vi phạm chủ yếu là đầu tư sai quy định, sai thẩm quyền (không được làm nhưng vẫn làm), báo cáo phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh không đúng, trình độ quản lý doanh nghiệp còn nhiều yếu kém…
Riêng với sai phạm ở Vinalines, qua thanh tra nổi lên ba vi phạm chính là đầu tư dàn trải lớn, mua tàu và hiệu quả khai thác thấp, xây dựng cảng biển và các cơ sở hạ tầng khác. Trong đó, nổi lên vụ vi phạm pháp luật là mua ụ nổi N0 83 43 tuổi, vượt 28 tuổi so với quy định; mua tàu giá rất cao bằng 72% giá mua tàu mới. Do mua tàu cũ nên phải mất nhiều chi phí sửa chữa, riêng chi phí nuôi tàu mỗi tháng mất 1,6 tỉ đồng dù tàu chưa hoạt động…
Tổng Thanh tra Chính phủ HUỲNH PHONG TRANH
Nhóm lợi ích đang ráo riết tác động ở mọi nơi, mọi cửa
Trong các báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội không có báo cáo nào đề cập đến các nhóm lợi ích và tác động của các nhóm này. Sự tồn tại và hiện diện của các nhóm lợi ích trong kinh tế - thị trường là điều bình thường và khách quan. Tuy nhiên, sẽ nguy hiểm hơn nếu các nhóm lợi ích chen chân vào chính sách. Tôi cho rằng các nhóm lợi ích đã và đang ráo riết tác động ở mọi nơi, mọi lúc, ở tất cả các cửa. Vì vậy, tôi xin đề nghị Chính phủ và Quốc hội cần cảnh giác đến tác động của các nhóm lợi ích.
ĐBQH HUỲNH NGỌC ĐÁNG (Bình Dương)
THÀNH VĂN - Phapluat.vn

91 nhận xét:

  1. Ông Tổng mà băn khoăn thế này : “phòng, chống tham nhũng lần này Trung ương quyết tâm cao, biện pháp đủ rồi, cắt thuốc trúng rồi song lo là liệu có chịu uống thuốc không và có uống đủ liều không?" thì phải đưa cái ông nào nói câu này lên làm Tổng : "yêu cầu cưỡng chế họ phải uống thuốc" và “Đã là trọng bệnh thì phải dùng biệt dược, không thể xoa bóp ngoài da”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng câu nguyên văn của ông đó lại là : "không ai khác yêu cầu cưỡng chế họ phải uống thuốc đó là những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người có thẩm quyền trong các cơ quan bảo vệ pháp luật".
      Tôi e rằng có nhiều người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người có thẩm quyền trong các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng là kẻ tham nhũng, các vị ấy có tự cưỡng chế mình không?

      Xóa
    2. Xét câu này lại không ổn : "không ai khác yêu cầu cưỡng chế họ phải uống thuốc đó là những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người có thẩm quyền trong các cơ quan bảo vệ pháp luật".
      E rằng nhiều người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người có thẩm quyền trong các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng là kẻ tham nhũng, các vị ấy có tự cưỡng chế mình không?

      Xóa
    3. Và ở đâu là câu nói thật lòng ?
      Và ở đâu là lời nói để "Mỵ dân" nói chính xác hơn là lừa Dân

      Xóa
  2. Cờ lốc cốc tửlúc 01:38 9 tháng 6, 2012

    Toàn dân tham nhũng. Nhà nhà tham nhũng. Nói thế thật tội nghiệp cho dân và không đúng . Nhưng tôi nghĩ câu này của một ông to nào đó đã nói là rất đúng( xin lỗi tôi không nhớ tên nhớ ngày ) ; " Không có cán bộ nào nghèo " . Nói như thế thì Đảng đã đạt được một thành tích rất lớn là xóa đói giảm nghèo cho toàn bộ đảng viên, cán bộ . Nên lấy mô hình không có cán bộ nào nghèo để xóa đói giảm nghèo cho toàn dân . Thế là hi vọng dẹp được nạn tham nhũng .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. He he đã gặp bác Clốc cốc tử ở đây rồi. Chào thân ái và quyết thắng!

      Xóa
  3. Xin loi may cua toi bi loi font chu nen khong go duoc tieng Viet:
    Nhai To Huu:
    Giac no pha thi ta xay lai
    Vuot quan tham xay dung tuong lai

    Chuc Binh an!

    Trả lờiXóa
  4. Ông Lê Như Tiến nên Bao Công bằng Chu Văn An thì hay hơn.

    Trả lờiXóa
  5. chong tham nhung phai la do dan bau ra . tu dan thanh ra . cu duc la chu tich .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác này nói cũng hay, hiềm nỗi chữ không có dấu khó đọc.

      Xóa
  6. Trung với (...?...)lúc 13:29 9 tháng 6, 2012

    ôi chưa chắc nói như vậy lại có khi mỵ dân, chứ có thấy đại hội lần nào mà không nói đâu. Nêu riết ra rồi cũng bỏ đó thôi. Thanh tra hả, thanh tra ra rồi để đó chứ có xử lý triệt để đâu. mà cho dù có thì cũng chỉ vài chú đi tù thế chân cho mấy bác mà thôi. Thực ra tôi nói cũng bằng thừa vì ai cũng biết cả rồi, chỉ là thể hiện chút bức xúc của lòng tôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lấy tham nhũng thanh tra tham nhũng thì nước nôi gì.

      Thanh tra, thanh mẹ, thanh dì
      Nếu có phong bì thì lại thanh kiu.

      Xóa
  7. Còn lạ gì ông Tổng, ông âý chỉ đánh võ mồm chư làm đươc cái gì ra hòn ngoài cái viêc nghe Tàu thì răm răp.

    Trả lờiXóa
  8. Chung ta phai nen nho rang Tong Thong Nguyen Van Thieu da noi :Dung nghe nhung gi Cong San noi ma hay nhin ky nhung gi Cong San lam). Dang cong san la mot dang cuop ghe tom nhat the gioi cua nhan loai hien nay.

    Trả lờiXóa
  9. Xin loi mu Thuy Nguen hinh nhu mu an phai ba cua Dang cong san VN cho nen ngu nhu the,Du cho danh vo bang mom con do hon Mu liem ba cua dang Cong San VN....

    Trả lờiXóa
  10. Xin loi co Thuy Nguyen vi hieu lam.Xin co thong cam bo qua.

    Trả lờiXóa
  11. Tham nhũng lớn, tham nhũng vặt, rồi còn đủ các kiểu cách “hành” dân được những người có chức có quyền nghĩ ra. Tất cả đều nhằm đánh vào túi tiền của dân, cứ vậy tích tiểu thành đại, lòng tham như cái thùng không đáy… Dân không bức xúc, vẫn giữ trọn vẹn được lòng tin mới là chuyện lạ. Hơn thế nữa, cái xấu cứ lấn át cái tốt để rồi những chuyện bất thường cũng trở thành bình thường, khiến nhiều người trở nên vô cảm, ích kỷ hoặc mất phương hướng trong cuộc sống…

    “Đất nước thời bình sao mà tôi thấy rối loạn quá! Người dân ai cũng e ngại khi ra đường vì đi đâu cũng thấy phải mất… tiền, tiền, tiền… tham nhũng. Các cấp chinh quyền thì toàn thấy hành dân. Biết tin ai bây giờ?”

    Trả lờiXóa

  12. “Tham nhũng lớn có mà tham nhũng vặt cũng nhiều, khiến người dân phải va chạm khó chịu như ngứa ghẻ” - Sao lại chỉ như "ngứa ghẻ" thế bác Trọng? Cháu thấy như bị "bóp cổ gần chết" rồi nè! Luật cần tạo hành lang pháp lý rõ ràng, rành mạch, hỗ trợ cho dân trong mọi lĩnh vực. Chế độ lương bổng, phúc lợi đầy đủ và tốt cho hệ thống hành chính, kèm với qui định nghiêm khắc như phạt tù nặng (từ 10 năm), tử hình (nếu nghiêm trọng) cho tội danh tham nhũng này thì làm gì còn tham nhũng nữa, thưa bác?

    Trả lờiXóa

  13. “Nói, nói nữa, nói mãi cũng vậy thôi. Cái sai được tồn tại mãi sẽ trở thành đúng. Tôi thấy quá bình thường, không việc gì phải bức xúc, ai lại bức xúc cái 'đúng' bao giờ? Cứ bức xúc rồi chống tham nhũng thử xem, các bác sẽ nhận được cái gì nào? Người dân hãy chịu khó lao động để có tiền đóng thuế và giắt lưng mỗi khi bước chân ra khỏi cửa mà "chạy" cho nhanh được việc. Ai chống? Chống ai? Đó là câu hỏi lớn rất khó trả lời”

    Trả lờiXóa
  14. “Vẫn biết tham nhũng là quốc nạn, đối với chính quyền cơ sở thì từ ông phó thôn trở lên đều thể có tham nhũng. Người nào không tham nhũng được tiền bạc, chức vụ thì họ tham nhũng thời gian làm việc... đủ thứ tham nhũng. Nhưng có một cái lạ ở VN mình là tham nhũng mang tính hệ thống và rất “đoàn kết”. Anh tham nhũng thì tôi cũng tham nhũng… cứ thế, cuối cùng là chẳng ai chịu đứng ra chống tham nhũng. Thật buồn ! Nghị quyết thì cứ triển khai, nhưng thực hiện nghị quyết thì tôi thấy gần như…không!”

    Trả lờiXóa

  15. “Tham nhũng là hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Theo định nghĩa trên thì chỉ có các giới chức có quyền ký quyết định mới có thể tham nhũng. Còn các cán bộ khác có quyền quyết định đâu mà tham nhũng, nên chuyển sang… làm khó nhân dân để ăn hối lộ.… Đáng sợ cho tương lai đất nước quá!

    Trả lờiXóa
  16. Không thu hồi được số tiền mà tội phạm tham nhũng vì chúng biết là khi chúng đi tù hoặc tử hình thì coi như xong, trong khi số tiền tham nhũng chúng tẩu tán dưới mọi hình thức, người thân họ được hưởng, pháp luật không thu hồi được và tham nhũng vẫn luôn sảy ra, để cho sự nghiêm minh của pháp luật và tình trạng này không sảy ra thì pháp luật cần thực hiện quy trách nhiệm cho những người thân của ho phải có trách nhiệm trả số tiền tham nhũng đó dù bao nhiêu năm sau vẫn phải có trách nhiệm trả./.

    Trả lờiXóa
  17. Việc chống tham nhũng dưới góc nhìn của người dân bình thường thấy đơn giản và dễ dàng nhưng sao với cơ quan nhà nước khó khăn đến thế. Thời buổi này thì bao nhiêu lỗ hổng cho tham nhũng cũng đã được nhận diện, ai cũng biết hết rồi, vấn đề là có thực tâm muốn bịt lại bằng hành động hay chỉ là hô hào.

    Trả lờiXóa
  18. Những lỗ hổng cho tham nhũng đã được nhận diện, ai cũng biết hết rồi, vấn đề là có thực tâm muốn bịt lại bằng hành động hay chỉ là hô hào. Hãy học tập Trung Quốc tân thu hết tài sản tham nhũng của các thân nhân tham nhũng nắm giữ.Muốn phòng chống tham nhũng chỉ có cách duy nhất: minh bạch thông tin bao gồm: Thông tin dự án, Thông tin hợp đồng, Thông tin đấu thầu, Thông tin giao dịch chuyển tiền, Thông tin tài sản, Thế chấp, bảo lãnh, Vay vốn.... Tóm lại là tất cả thông tin liên quan Tham nhũng cần dược minh bạch và dễ kiểm soát theo dõi thì mới quản lý được. Luật đấu thầu có vẻ thực thi chưa tốt, vì sao được chỉ định thầu dễ dàng như vụ ụ nổi?

    Trả lờiXóa
  19. Qua vụ Vinalines và sắp tới là vụ bầu Kiên,siêu lừa Huyền Như cùng những đại án tham nhũng khác chuẩn bị đưa ra xét xử,mới thấy một thực tế bất chấp hệ thống PL của ta cũng khá "nghiêm " khá chặt chẽ nhưng lại rất dễ bị lừa,mà số tiền bị lừa quá KHỦNG đến nỗi khó tin.Vậy thì phải xem xét kỹ lại nhiều cơ quan được Nhà nước giao quản lý tại sao lại dễ dàng BỊ LỪA như vậy ???.Qua một vụ đại án đương nhiên phải trừng trị kẻ phạm tội nhưng điều quan trọng hơn là phải chỉ ra BÀI HỌC cho tất cả các cấp các ngành để chấn chỉnh kịp thời nhằm tránh "tối đa" những vết xe đổ trước đó.

    Trả lờiXóa
  20. Tham nhũng do quản lý yếu kém.." nhưng thực tế một nguyên nhân có tính quyết định , đó là công tác cán bộ , không ai như ta làm giám đốc nơi này bị lỗ hay doanh nghiệp chìm trong khủng hoảng thì lại cân nhắc đưa lên làm quản lý hay chuyển làm nơi khác cao hơn . Việc đề bạt theo cảm tính , nổi hứng của người có có quyền . Anh có tin được không họ vẫn làm theo " quy trình " đấy chứ muốn đề bạt ai thì tổ chức lấy phiếu , phiếu thấp thì bỏ lại lần 2 hay lần 3 cho đến khi được thì mới thôi , nếu không được mà vẫn đề bạt bị thắc mắc thì " Bỏ phiếu chỉ là một kênh tham khảo thôi ..." vậy đấy ! . Tại sao ta không tổ chức thi tuyển ? tại sao chúng ta không yêu cầu người được đề bạt từ chức khi không làm tròn nhiệm vụ ? tại sao ta không giám cách chức họ khi họ có dấu hiệu không trung thực , có dấu hiệu giàu có bất thường ?!....Hãy dũng cảm hơn trong công tác quản lý và tổ chức cán bộ mới mong dảm được phần nào tham nhũng chăng !

    Trả lờiXóa
  21. Theo tôi, mục đích của xử án là nếu phạm tội theo quy định của pháp luật thì phải xử đúng người, đúng tội với mức án đã được pháp luật quy định. Nó có tác dụng răn đe và ngăn chặn tội phạm. Còn việc thu hồi tài sản được càng nhiều thì càng tốt, nhưng đây không phải là mục đích chính của việc xử án.

    Trả lờiXóa
  22. Theo tôi phải quyết liệt- triệt để - và trị tận cùng bọn tham nhũng này...Phải có cơ quan tiếp nhận thông tin báo cáo bằng internet, có 1 trang chuyên tiếp nhận thông tin của dân, có 1 bộ phận chuyên đi kiểm tra những tố cáo của dân....Nếu làm được vậy, tôi tin trong vòng 1năm sẽ đánh baiji tham nhũng...phải thường xuyên tiếp nhận thông tin từ chủ thể (là nhân dân) thì mới quét sạch được bọn tham nhũng này được!.

    Trả lờiXóa
  23. Qua xét xử các đại án tham nhũng trong thời gian qua, chúng ta ai cũng thấy trong hệ thống quản lý nhà nươc còn nhiều yếu kém, thiếu đồng bộ và nhiều bất cập, trách nhiệm không cao, nhất là trong cơ chế quản trị tài sản công của Quốc gia còn nhiều lõng lẽo, nhiều ke hở lớn đến như Ụ nối 83 M chui lọt từ Nga về Việt Nam nhiều năm sau mới phát hiện ra. Nên các nhóm lợi ích thi đua nhau vơ vét, ăn cắp tiền nhà nước, ăn cướp tiền của nhân dân, dù có chết bọn tham nhũng cũng làm. Vì biết trước sau ‘ai cũng chết’, nhưng kẻ tham nhũng lại cũng cố được đời con, đời cháu, chắt...

    Trả lờiXóa
  24. Mọi người có thấy là bằng chưng tham ô nhận tiền là không đủ thuyết phục không? Đó chính là dấu hiệu yếu kém của quản lý. Tôi cho rằng khi 1 người có nhiều quyền và không bị kiểm soát thì ắt dẫn tới việc này. Việc xử tội mà không đưa ra chứng cứ thuyệt phục cũng là một sự lạm quyền tiếp theo để sửa chữa sự lạm quyền trước đó.

    Trả lờiXóa
  25. Nhưng theo tôi cũng có nhiều người nói như vậy,ko có biến chuyển gì. Tham nhũng thì nhiều, Như vụ Ụ nổi này,ko có người kí duyệt trước thì làm sao Dũng rút tiền ra khỏi NH chuyển trả cho bên bán ? Và sau khi mua bán xong,Dũng cũng báo cáo thanh quyết toán ? Cho cơ quan nào ,sao cũng duyệt,ko phát hiện ? ..Nói tóm lại luật pháp cũng ko làm triệt để tới nơi tới chốn vẫn để lọt tội,lọt người...

    Trả lờiXóa
  26. Đúng! Nhưng theo tôi cũng chỉ là một phần. Không kém phần quan trong đó là SỰ BẤT LỰC và NUÔNG CHIỀU của nhà quản lý. Nêu chúng ta nghiêm khắc răn đe khi thấy một doanh nghiệp, một cơ quan, môt cán bộ hoặc một tập thể lãnh đạo làm ăn không hiệu quả, bết bát thì hậu quả sẽ khác, đằng này không những không xử lý dứt điểm mà lại còn đỏ thêm tiền của, "tái" đầu tư... thì làm sao họ biết được họ đang đứng ở đâu chứ.

    Trả lờiXóa
  27. Thực tế rất nhiều nước làm rất tốt việc chống tham nhũng. Chúng ta không nên dừng lại ở việc chỉ giáo dục và nâng cao tinh thần.... phê và tự phê mà phải có chính sách quản lý kinh tế cụ thể. Nếu như tham nhũng xuất phát từ doanh nghiệp nhà nước thì nên cổ phần hóa hoặc phải tạo điều kiện cạnh tranh lạnh mạnh, chống độc quyền (như điện, nước....)

    Trả lờiXóa
  28. Tham nhũng đến từ thực tế là doanh nghiệp nhà nước được ưu ái thu hút hết nguồn lực của đất nước. Mà nguồn lực ở đây là tài chính, tài nguyên chứ lại không có nguồn lực từ con người vì cứ nhìn doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thì biết, với những ưu ái như thế mà để doanh nghiệp dân doanh làm thì nó sẽ như thế nào trong khi các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước thì hết vụ này đến vụ kia, thi nhau làm nghèo đất nước. Khi mà cải cách doanh nghiệp nhà nước chưa được làm triệt để thì cái vai trò "chủ đạo" càng đẻ ra tham nhũng

    Trả lờiXóa
  29. Vì đâu mà có tham nhũng? doanh nghiệp Nhà nước làm ăn miễn đừng lỗ là may rồi (vì họ lý giải do tình hình kinh tế khó khăn, suy thoái . . .), họ đâu có nghĩ cũng trong tình hình này, doanh nghiệp tư nhân vẫn lớn mạnh từng ngày. Trước đây, có DN Nhà nước (may mắn là giải thể),họ kinh doanh hạt điều, Khi tình hình ký HĐ bán ra lỗ thì họ càng mua nguyên liệu nhiều vì cuối năm quyết toán lỗ thì đó là tình hình chung (cả nước như vậy mà), nên họ không bị sao cả. Cứ vậy mà giám đốc mua đất ngày càng nhiều, đến ngày Công ty giải thể thì thôi.

    Trả lờiXóa
  30. tôi đã từng sinh sống ở nước ngoài một thời gian , ở đây tôi có nhiều lý do để tự hào về đất nước, con người Việt mình và khi quay trở lại đất nước mình thì ... buồn lắm với một xã hội tham nhũng không thể kiểm soát được như hiện nay. Tại sao? tại sao con người Việt mình lại không thể xây dựng nổi đất nước mình sao? Sau bao nhiêu những kỳ tích chỉ để lấy lại quyền làm chủ đất nước cho dân tộc. Không biết các bác lãnh đạo có 1 lúc nào đó giành thời gian để suy nghĩ cho tương lại, vận mệnh đất nước của dân tộc ta không? Theo tôi thì các bác lãnh đạo của chúng ta đều là những người học cao, hiểu rộng nên chắc thừa hiểu được điều này!

    Trả lờiXóa
  31. Đọc comment thấy có bạn đọc có vẻ bênh vực DNNN? Tôi chỉ thấy một hiện thực là phàm những doanh nghiệp tiêu "tiền chùa" đều dính tham nhũng, tham ô nặng vì có phải mồ hôi, nước mắt của họ đâu mà họ xót. Cơ chế độc quyền cùng với sự nuông chiều quá mức đối với DNNN làm tệ nạn tham nhũng ghê gớm như bây giờ đấy các bạn ạ.

    Trả lờiXóa
  32. Đối tượng tham nhũng đều là những người có chức, có quyền. Đảng và nhà nước là những người quản lý họ thì tại sao không có biện pháp cụ thể để dập họ, đề nhân dân đỡ khố, con cháu đời sao bớt nợ nằn, cón dân như chúng tôi làm sao chống được.Tôi theo nghề kinh doanh được 5 năm nay, mặc dù đi làm thuê thôi, nhưng mỗi lần nghĩ đến 2 từ Tham Nhũng mà Thất Kinh. Trên tất cả các ngành nghề đâu đâu cũng thấy sự có mặt của Tham Nhũng. Ăn vừa đủ mà làm được việc thì dân còn được nhờ, Ăn vô tội vạ lại không biết làm thì hậu quả thật kinh khủng.

    Trả lờiXóa
  33. Tham nhũng ở đất nước ta nó thành hệ thống và phổ biến rộng khắp rồi. Càng ở các cơ quan công quyền thì tham nhũng càng nặng nề. Vì thế, không chống được tham nhũng ở các cơ quan công quyền thì không thể chống được tham nhũng ở các DNNN đâu.Vấn đề là chúng ta có quyết tâm chống tham nhũng hay không ? tham nhũng hiện nay đầy rẫy trong xã hội, từ trường học, bệnh viện, cảnh sát giao thông, ... Hiện nay số người tham những không phải là "bầy sâu" mà là "đàn đàn sâu" .

    Trả lờiXóa
  34. Tôi thì thấy tham nhũng hiện nay xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi và có rất nhiêu đối tượng tham nhũng. Có lẽ chỉ có nông dân chân lấm tay bùn, hoặc những người công nhân lao động thực sự thì mới không có điều kiện tham nhũng mà thồi. Nhỏ thì tham nhũng cái nhỏ, vừa vừa thì tham nhũng vừa vừa và to thì tham nhũng lớn. Mỗi kiểu tham nhũng đều có sắc thái riêng và rất tinh vi. Có hàng trăm phương, nghìn cách để biến tài sản của công thành của riêng. Thật khó mà chống nổi. Thử hỏi mấy CBNV biết lãnh đạo tham nhũng thì chống thế nào?

    Trả lờiXóa
  35. Tham nhũng, trộm cướp lừa đảo, bài bạc đề đóm, mại dâm bán thân... ôi cuộc sống thật nhiều cám dỗ, thật nhiều kẻ tham vọng tham lam mà lười biếng nhác nhớn, luôn muốn được sung sướng một cách dễ dàng nhanh chóng, chúng nhìn đời bằng những con mắt thật là thực dụng và ích kỉ, buồn quá!

    Trả lờiXóa
  36. Trải qua bao nhiêu thế kỷ người dân Việt Nam chống giặc ngoại xâm. Thắng ngoại xâm đã là khó khăn, mất mát, đau thương nhưng thắng được Nội xâm như nạn dốt, nạn tham nhũng, nạn giao thông, nạn giáo dục v.v... còn gian nan muôn phần.Mọi người nói cũng có phần đúng, song theo tôi là có một nguyên nhân sâu xa cơ bản. Đó là vì nhóm lợi ích chi phối xã hội nên mới thế. Vì tôi tham nhũng, ăn hối lộ 10 đồng thì tôi phải cúng nạp 3-4 đồng. Do vậy , cùng lắm là chuyển công tác như trường hợp Dương Chí Dũng vừa qua.

    Trả lờiXóa
  37. trung quốc tham nhũng từ 1 tỷ nhân dân tệ trở lên là tử hình... ở các nước phương tây tham nhũng lúc tại chức nghỉ hưu rồi phát hiện ra cũng bắt ra xử...thậm chí có ông sắp chết rồi nó còn đưa ra tòa xét xử. còn nước ta sau khi hạ cánh an toàn là có thể an nhàn hưởng tuổi già rồi...Tham nhũng, tham nhũng đang tràn lan ở nước ta làm cho đất nước suy yếu, người dân mất lòng tin vào cán bộ, Xã Hội ngày càng xuống cấp, tội phạm thì gia tăng.... Ai cũng biết chỉ có cac quan là không muốn biết và khi điều tra thì"tình hình diễn biến phức tạp liên quan đến nhiều người, nhiều ngành". Ôi đúng là phức tạp thật.?.

    Trả lờiXóa
  38. "Phải truy đến cùng người có quyền quyết định... Việc truy cứu đến cùng là rất cần thiết”. "Vấn đề nguy hiểm không chỉ là tham nhũng mà là một hệ thống tố tụng, tư pháp còn buông lỏng cho tội phạm tham nhũng. “Trong lực lượng đấu tranh phòng, chống tham nhũng có tiêu cực, bỏ sót, bao che không? Có tham nhũng trong lực lượng đấu tranh phòng, chống tham nhũng không?”.

    Trả lờiXóa
  39. Tự bản thân quan tham ko bao giờ thức tỉnh được vì ở VN hiện nay với vị trí của họ thì bổng lộc và điều kiện tham nhũng quá nhiều và quá dễ dàng. Chúng ta ko thể hô hào và kêu gọi họ thực thi tinh thần trách nhiệm được, mà chúng ta phải xây dựng cơ chế như thế nào để quan tham ko được, ko nên và ko thể tham nhũng. Đó là một hệ thống pháp luật mạnh, minh bạch, quân pháp bất vị thân và cơ chế kiểm tra, kiểm soát hệ thống đó.

    Trả lờiXóa
  40. Tôi đã nghe và thường xuyên nghe trên tất cả các phương tiện tông tin đại chúng, thời buổi công nghệ tông tin, có một điều lạ là ai cản trở, ai bóp méo sự thật của các vụ án vừa qua, tại sao các bác không chỉ mặt điểm tên cụ thể là ngành nào, cá nhân nào, qua cách nói thì chúng tôi cũng biết là ai và tổ chức nào, dân trí bây giờ cao lắm,biết cả, nhưng nói có tác dụng gì, ai nghe, các đại biểu quốc hội là người đại diện cho chúng tôi, có lúc nói còn thừa nữa mà...

    Trả lờiXóa
  41. hỡi những quan tham nên tỉnh ngộ, pháp luật có dung tha thì người đời cung chê trách, hưởng vinh hoa phú nhưng trên xương máu và mồ hôi nước mắt của biết bao dân nghèo! Xã hội ngày càng phát triển, càng văn minh, đạo đức lương tri cũng nên thức tỉnh, là những người đã được cử tri cả nước tín nhiệm thì nên làm gì đó thật ý nghĩa và cũng đừng làm mất niềm tin của của đông đảo nhân dân cả nước!

    Trả lờiXóa
  42. Theo tôi, phải làm từ nhỏ đến lớn. Tham nhũng, biển thủ 1 đồng cũng quy tội tham nhũng, cách chức, chuyển công tác. Giờ giấc không đúng cũng là tham nhũng.Thay đổi cái tư duy kiếm chác bằng tư duy sinh lợi từ một đồng vốn, sinh lợi từ kiến thức.Nói về tệ tham nhũng hiện nay thì CHẠY ÁN là một trong những chiêu "bọn sâu mọt" sử dụng phổ biến nhằm chạy tội, giảm tội,lại bằng chính những đồng tiền tham nhũng được . Vậy thì phải thừa nhận rằng "chạy án" đang tồn tại khách quan, như vậy đương nhiên những người chạy được án phải là những quan chức trong bộ máy chống tham nhũng có khả năng "đổi trắng thay đen",đã được "bọn sâu" trả công bằng những chiếc phong bì hậu hĩnh (cũng là tiền thuế của dân cả thôi!)Nay chúng ta nếu thực sự định đánh THAM NHŨNG chẳng học đâu xa hãy học TQ vừa rồi xử tội Bac hy Lai, một quan chức cỡ "rất bự" mà vẫn bị xử rất nghiêm minh .Nhân dân cả nước đang trông chờ Đảng chỉ đạo xử điểm 10 vụ TN trước mắt để tăng thêm lòng tin của xã hội.

    Trả lờiXóa
  43. Không biết tình hình có khá hơn nhưng như mình thấy trong ngành y đấy, việc bác sỹ vòi tiền bệnh nhân đến đứa trẻ lên 5 cũng biết, thế mà bộ trưởng y tế vẫn công khai nói nếu phát hiện bác sỹ vòi tiền hoặc nhận tiền có thể kiện vị bác sỹ đó. Sau bao nhiêu vụ rồi tình hình vẫn vậy, đâu lại vào đó. Ai tham nhũng? Dân thì lấy gì mà tham nhũng!Rất nhiều cán bộ công chức Sau một thời gian ngắn thăng quan tiến chức thì mua sắm Nhà lầu, xe hơi bạc tỷ, lấy tiền đâu mà mua trong khi lương vẫn vậy? Bằng chứng là đấy chứ cần gì phải đi tìm. Vấn đề ở chỗ là ai chống tham nhũng?

    Trả lờiXóa
  44. Chưa bao giờ dư luận xã hội lại bức xúc như bây giờ!Chống tham nhũng được quán triệt,tuyên truyền ở khắp mọi nơi,mọi đối tượng với những nội dung từ ngữ rất quyết liệt,các cơ quan chuyên trách về phòng chống tham nhũng được thành lập từ trung ương đến địa phương,kinh phí dành cho các cơ quan này lại được lấy từ tiền thuế thế nhưng tham nhũng không những không giảm mà ngày càng tăng,càng trắng trợn,quy mô ngày càng lớn,tính chất ngày càng tinh vi.

    Trả lờiXóa
  45. chống tham nhũng không khó,đã có rất nhiều qui định và có cả luật chống tham nhũng cộng thêm cả guồng máy đồ sộ để chống tham nhũng nhưng vẫn không chống được,càng ngày tham nhũng càng nhiều thêm.bao giờ ở VN luật pháp không có vùng cấm,mọi người thực sự được công bằng trước pháp luật.luật pháp được tôn trọng mọi người dân sống trên lãnh thổ VN phải chịu sự chi phối của pháp luật.không ai được phép đứng trên pháp luật,khi đó tham nhũng sẽ không còn đất sống.

    Trả lờiXóa
  46. Tham nhung ngay cang gia tang. Nhung ai se dung ra de ngan chan tham nhung day. Theo toi chong tham nhung can phai quyet liet nhu phong chong toi pham ma tuy. Co nhu vay moi co the day lui duoc toi pham tham nhung.Thật tuyệt vời, một sự khởi đầu khá mạnh mẽ, tham nhũng là bệnh dịch rất nguy hiểm, đang bào mòn nhân cách đạo đức của con người,rất cám ơn tác gỉa và những đại biểu quốc hội như ông Đỗ Văn Đương đã có dũng khí đối đầu và cũng là lời kêu gọi đoàn kết để đấu tranh, đó là bước khởi đầu cho cuộc đấu tranh gay go quýet liệt này

    Trả lờiXóa
  47. Chống tham nhũng , chống ai, ai chống ? thử hỏi lương thu nhập công chức được bao nhiêu mà thấy ai cũng có nhà lầu , xe hơi , đất đai. Tôi hỏi như vậy cơ quan chức năng chống tham nhũng trả lời hộ ? Vụ vinasheens - Vinalines những người nào chịu trách nhiệm để thất thoát hàng trăm , hàng nghìn tỉ đồng trong một thời gian dài mà không phát hiện ra? nếu không làm được điều này thì rất khó để chống tham nhũng !

    Trả lờiXóa
  48. Họp là để giải quyết bằng được vấn đề, mỗi lần tổ chức kỳ họp vừa tốn công, tốn tiền, tốn thời gian, thế nhưng vấn đề mấu chốt và bức thiết là Chống Tham nhũng, Cắt bỏ ung nhọt tại sao lại không tranh luận, trả lời, đưa ra giải pháp mà lại "hết giờ". Giả sử có "hết giờ" cũng phải họp them, họp ngoài giờ. Thượng Viện và Hạ Viện Mỹ đã từng họp thâu đêm, không nghỉ cho đến khi thống nhất xong 1 Nghị quyết. Nước ta nghèo nhưng vẫn làm việc kiểu "Hành Chính" quá mức, QH làm việc như vậy, nói gì đến Doanh nghiệp "8 giờ vàng ngọc" ...

    Trả lờiXóa
  49. Quá nhức nhối với hiện trạng tham nhũng của đất nước, tham nhũng hiện diện trong mọi sinh hoạt của xã hội làm bần cùng hóa người dân lao động và suy yếu đất nước. Trong công cuộc chống tham nhũng từ trên xuống dưới đều rất quyết liệt, ở đâu cũng đồng thuận, cũng "quyết" nhưng rồi cứ "liệt" dần vì có quá nhiều nhóm lợi ích. Mong sao các Lãnh đạo Trung ương mạnh tay hơn nữa, dám nghĩ, dám làm, dám hy sinh cùng với nhân dân để triệt tiêu tham nhũng, mang lại Hạnh phúc cho nhân dân, phồn vinh cho đất nước.

    Trả lờiXóa
  50. Tham nhũng là 1 trong những con sâu mọt đục khoét trong nhân dân, đất nước ta còn nghèo, nhân dân ta còn đói khổ, vậy thử hỏi nạn tham nhũng mà ngày càng tràn lan thì kinh tế, xã hội của đất nước ta có phát triển được không và đến bao giờ người dân mới thực sự có 1 cuộc sống đầy đủ và sung túc ???????Vấn đề này là vấn đề nan giải, buộc các cấp bộ ngành có liên quan phải vào cuộc và phải triệt tiêu tận gốc những tệ nạn như thế này.

    Trả lờiXóa
  51. Đâu đâu cũng thấy tham nhũng, làm việc gì dính đến cơ quan nhà nước là phải tiền không thì gây khó, dễ. Trong khi đó người dân thì đang phải sống chật vật, khó khăn vì giá thành thứ gì cũng đắt đỏ, xăng, dầu,ga , điện, nước... tăng. Dân đang rất khổ đó!

    Trả lờiXóa
  52. Tham nhũng lớn, tham nhũng vặt, rồi còn đủ các kiểu cách “hành” dân được những người có chức có quyền nghĩ ra. Tất cả đều nhằm đánh vào túi tiền của dân, cứ vậy tích tiểu thành đại, lòng tham như cái thùng không đáy… Dân không bức xúc, vẫn giữ trọn vẹn được lòng tin mới là chuyện lạ. Hơn thế nữa, cái xấu cứ lấn át cái tốt để rồi những chuyện bất thường cũng trở thành bình thường, khiến nhiều người trở nên vô cảm, ích kỷ hoặc mất phương hướng trong cuộc sống…

    “Đất nước thời bình sao mà tôi thấy rối loạn quá! Người dân ai cũng e ngại khi ra đường vì đi đâu cũng thấy phải mất… tiền, tiền, tiền… tham nhũng. Các cấp chinh quyền thì toàn thấy hành dân. Biết tin ai bây giờ?

    Trả lờiXóa
  53. Nói, nói nữa, nói mãi cũng vậy thôi. Cái sai được tồn tại mãi sẽ trở thành đúng. Tôi thấy quá bình thường, không việc gì phải bức xúc, ai lại bức xúc cái 'đúng' bao giờ? Cứ bức xúc rồi chống tham nhũng thử xem, các bác sẽ nhận được cái gì nào? Người dân hãy chịu khó lao động để có tiền đóng thuế và giắt lưng mỗi khi bước chân ra khỏi cửa mà "chạy" cho nhanh được việc. Ai chống? Chống ai? Đó là câu hỏi lớn rất khó trả lời”

    Trả lờiXóa
  54. Thời nay có lẽ phải đổi lại câu nói xưa thành: Tiền vào túi tham nhũng (thay vì “nhà khó”) như… gió vào nhà trống. Dân cứ nghèo, đất nước vẫn chưa thể tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc được cũng là do loại giặc nội xâm này ngày càng hoành hành. Bởi thế, muốn có được niềm tin quay trở lại trong dân đúng là không thể một sớm một chiều, nhưng không phải là chuyện không thể khi ta đã quyết tâm và chấp nhận trực diện thực tế:

    “Cần sửa tên Luật Phòng chống tham nhũng thành Luật TRỪNG TRỊ, BÀI TRỪ THAM NHŨNG và phải kèm theo chế tài: Tịch thu toàn bộ tài sản có được do tham nhũng, như Trung Quốc đã áp dụng cho việc xét xử vụ Bạc Hy Lai đó. Vấn đề là chúng ta có dám và làm được như vậy không?... Nếu không là có tội lớn với nước, với dân lắm!”

    Trả lờiXóa
  55. “Là một công dân, tôi rất buồn vì thực trạng này. Tôi đã từng bị người ta vòi tiền trơ trẽn nhiều lần rồi, nên tôi rất hiểu chuyện đó. Tôi nhận thấy một điều rằng nhiều cán bộ giới chức bây giờ dùng tiền để quan hệ, để lên chức, khi lên được thì họ phải chiếm đoạt để lấy lại vốn và cả lãi. Điều này khiến những người tâm huyết, có trình độ không được trọng dụng, gây mất mãn trong xã hội... Ôi buồn!!!..

    Trả lờiXóa
  56. Tổng Bí thư nói rất đúng đấy ạ! Tôi xin kể với câu chuyện vừa xảy ra sáng 26/9. Tôi đến công an phường T.C để giải quyết vi phạm như đã được hẹn, đến nơi gặp trực ban xin được gặp người có thẩm quyền giải quyết thì họ bảo đi vắng & hẹn đến chiều. Chiều đến họ bảo đang họp… Kẹp tờ 100k vào giấy, 5 phút sau xong hết. Đúng là kiểu hành dân & “công nghệ làm tiền

    Trả lờiXóa
  57. Tham nhũng kinh tế: là dạng tham nhũng xảy ra trong hoạt động quản lý kinh tế như, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mua sắm tài sản công, quản lý tài sản… được thực hiện bởi những người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế, những người có thẩm quyền trong doanh nghiệp nhà nước. Biểu hiện của tham nhũng kinh tế là: chiếm đoạt trái phép các tài sản của nhà nước, công dân nhằm trục lợi cá nhân; ra các quyết định kinh tế trái pháp luật hoặc thiên vị nhằm trục lợi cá nhân; lợi dụng sơ hở của pháp luật hoặc vi phạm pháp luật để tiến hành sản xuất, kinh doanh, trục lợi, gây thiệt hại cho xã hội…

    Trả lờiXóa
  58. tham nhũng còn được thể hiện dưới các dạng như: Tham nhũng công, tham nhũng tư; tham nhũng cá nhân, tham nhũng tập thể; tham nhũng xuyên quốc gia, tham nhũng trong nội bộ quốc gia; tham nhũng trực tiếp, tham nhũng gián tiếp; tham nhũng chủ động (đưa hối lộ), tham nhũng bị động (nhận hối lộ)…

    Trả lờiXóa
  59. muôn hình muôn vẻ lắm, nhưng có một sự thật không thể chối cãi được, đó là những người tham nhũng hiện nay toàn là cán bộ cả, phó thường dân thì làm sao có thể tham nhũng được, vì vậy một việc quan trọng là đảng và nhà nước phải làm tốt công tác giáo dục, kiểm tra đảng viên và cán bộ, không cho họ có điều kiện để sai phạm

    Trả lờiXóa
  60. vấn đề tham nhũng thực sự vô cùng rất nan giải, đây là nguyên nhân trực tiếp kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta ,đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển kinh tế hết sức mạnh mẽ ,không thể để những sự việc như thế này ảnh hưởng tiêu cực tới nó đươc, phải có biện pháp để ngăn chặn thôi

    Trả lờiXóa
  61. thực sự thì tham nhũng là không quá phổ biến, nếu phổ biến thì làm sao mà đát nước ồn định được chứ, tuy nhiên tham những thực sự có tồn tại, và đây là một nguy cơ rất hiện hữu với đất nước ta, nếu tiếp túc để nó tồn tại thì sẽ nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn trong xã hội ta

    Trả lờiXóa
  62. Tham nhũng làm cho đất nước ta trì trệ lắm rồi. Nếu các quan không từ bỏ việc bỏ tiền công vào túi riêng đi thì sớm muộn gì cũng mất niềm tin nơi nhân dân thôi. Đề nghị nhà nước có biện pháp nào đó ngăn chặn hoặc xử lý chúng để lấy lại niềm tin đã mất nơi nhân dân

    Trả lờiXóa
  63. Tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, cơ hội thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng,…dễ dàng đưa không ít người từ chỗ là những cán bộ tốt, những "công bộc" của nhân dân đến chỗ sa ngã, biến chất, trở thành những "sâu mọt" đục khoét, trục lợi bất chính cho cá nhân.

    Trả lờiXóa
  64. Ở nước ta hiện nay, nếu không kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và quét sạch những kẻ thoái hóa, biến chất làm biến dạng quyền hạn và công vụ được nhân dân giao phó thì rất dễ nảy nòi một tầng lớp “tham quan ô lại mới” - một nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đang quyết tâm xây dựng. Điều cần thiết nhất bây giờ là phải xây dựng đội ngũ cán bộ không có tham nhũng mới mong tiến bộ xã hội được

    Trả lờiXóa
  65. Tình hình tham nhũng hiện nay càng ngày càng tăng chứ chẳng có chiều hướng thuyên giảm tí nào cả. Chẳng hiểu nhà nước ta chống tham nhũng cái kiểu gì nữa. Đề nghị xem xét lại tất cả các khâu để có thể tìm ra lỗ hổng từ đó mới có thể thay đổi được tình hình tham nhũng này

    Trả lờiXóa
  66. cần phải phân loại rõ ràng những dạng tham nhũng đang xảy ra hiện nay, đó là một việc làm cần thiết, ai cũng biết tham những có tác hại ghê gớm như thế nào đối với kinh tế đất nước cũng như sự ổn định của đất nước, cần phải có những phân loại cụ thể để mọi người có thẻ nhận ra được những hành vi tham nhũng đó để có thể đấu tranh với nó

    Trả lờiXóa
  67. ai cũng biết tham nhũng là có hại, rất có hại cho đất nước, thực tế thì đảng và nhà nước ta cũng đã rất quan tâm tới công tác đấu tranh với tội phạm tham nhũng rồi, tuy nhiên hiện nay thì tình hình tội phạm tham nhũng cũng vẫn còn rất nhức nhối, mọi người cần phải nhận ra dấu hiệu của tội phạm tham nhũng để góp phần đấu tranh với loại tội phạm này

    Trả lờiXóa
  68. Ở Việt Nam chúng ta thì lúc nào cũng bảo chống tham nhũng này nọ nhưng thực ra thì vấn đề này ngày càng được phổ biến và lan rộng khắp mọi nơi .Trong khi đó tham nhũng lại để lại bao nhiêu hậu quả rất xấu cho xã hội cũng như đất nước mà lại có rất nhiều người hay tổ chức tham nhũng như vậy chứ.Tham nhũng còn làm chậm nhịp độ phát triển kinh tế, phá vỡ những chiến lược và kế hoạch phát triển, gây thiệt hại vật chất rất lớn cho nhà nước và người dân .Vì vậy đất nước Việt Nam chúng ta

    Trả lờiXóa
  69. hậu quả của tham nhũng là vô cùng nguy hiểm, nó không chỉ nguy hiểm trực tiếp tới những sự việc, địa phương có liên quan trực tiếp đến người phạm tội tham nhũng mà còn có ảnh hưởng hết sức nguy hiểm tới toàn bộ đất nước, đó cũng là một trong những nguy cơ đã được nêu ra

    Trả lờiXóa
  70. tác hại của tham nhũng thì ai cũng nhìn ra rồi, và trên thực tế thì cũng đã có rất nhiều hành động thiết thực để nhằm mục đích hạn chế tham nhũng rồi, những hành động đó đã đạt được hiệu quả nhất định, đó là điều đáng mừng nhưng đảng và nhà nước vẫn cần phải làm quyết liệt hơn nữa

    Trả lờiXóa
  71. tham nhũng là vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới. ở các nước như Mỹ, Anh, Pháp.... các nước phát triển nhưng vẫn tồn tại tệ nạn tham nhũng. điều này cho thấy loại tội phạm này không chừa bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
    ở Việt Nam tện nạn tham nhũng là vấn đề trong nền kinh tế và cả hệ thống chính trị. ai cũng thấy ảnh hưởng từ hậu quả của tham nhũng trong xã hội, vấn đề luôn được nhắc tới mỗi kỳ họp. tham nhũng là điều không mới nó tồn tại rất lâu trong xã hội nhưng chưa thể nhổ sạch giễ ra khỏi xã hội vẫn tồn tại gây bức xúc cho xã hội. giải quyết tham nhũng không phải câu chuyện sớm hôm. có thời gian phương pháp.

    Trả lờiXóa
  72. Đảng và Nhà nước đã xác định tham nhũng là một trong những nguy cơ dẫn đến tự diễn biến trong Đảng, là nguy cơ dẫn đến những mâu thuẫn nội bộ. Các thế lực thù địch cũng đang lợi dụng để thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình ở nước. Để tiếp tục thực hiện những thắng lợi của công cuộc đổi mới của đất nước, thì mỗi cán bộ đảng viên phải có tư tưởng, lập trường vững vàng, để nhân dân tin và ủng hộ Đảng hoàn toàn.

    Trả lờiXóa
  73. không ai không nhận ra tác hại của tham nhũng cả, và thực chất là từ hàng ngàn đời này, từ khi có nhà nước là đã có tham nhũng rồi ,nó không còn là vấn đề gì quá mới mẻ, tất nhiên thì mỗi thời mỗi khác nhưng có thể khẳng định không ai lại không nhận ra tác hại ghê gớm của tham nhũng

    Trả lờiXóa
  74. nhắc đến tác hại của tham nhũng thì nó chỉ có có hại mà thôi. Đâu là vẫn nạn của tất nhiều nước trên thế giới.
    Ở Việt Nam, tôi thấy Đảng và nhà nước Việt Nam đã nổ lực và có nhưng biện pháp để dối mặt vẫn đề này, ngăn chặn nó kìm lại ở con số có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, vấn đề tham nhũng vẫn chưa thật sự bị bài trừ, đâu đó vẫn còn có những cán bộ vẫn tham nhũng, vì đồng tiền mà bán đi sự chính trực, chí công vô tư của mình, của cơ quan.
    Tôi hi vọng những cán bộ đó sẽ sớm nhận ra khuyết điểm và nên dừng lại những hành vi tham ô, tham nhung của mình, để đất nước, nhân dân được nhờ.

    Trả lờiXóa
  75. trong thời gian qua, cả nước đã chứng kiến những nỗ lực của Đảng và nhà nước trong việc chống tham nhũng, điển hình là vụ Vinashin, Vinaline, nhiều cá nhân đã được đưa ra ánh sáng. qua đó chúng ta có thể thấy sự quyết tâm của Đảng và nước trong việc ngăn chặn và chống tham nhũng. Đối với tôi, tôi tin tưởng rằng Đảng và nước ta sẽ chiến thắng nếu tiếp tục phát huy được tinh thần kiên quyết chống tham nhũng như thế, và tôi tin tưởng rằng, trong một tương lai không xa, chúng ta sẽ là nước không có tham nhũng.

    Trả lờiXóa
  76. tham nhũng " có thể coi là 1 tệ nạn, nó có sức tàn phá vô cùng khủng khiếp, nó gây ảnh hưởng xấu đến rất nhiều người, nó tồn tại trong các cơ quan tổ chức cá nhân, vì lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích của tập thể, đó chẳng phải là thói quen xấu sao. Đất nước này sẽ ra sao nếu như tình trạng này ngày càng phổ biến ở việt nam chúng ta chứ

    Trả lờiXóa
  77. tình hình tham nhũng ở nước ta đã ở mức nghiêm trọng, đáng báo động. Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chương trình, dự án lớn mà còn xuất hiện nhiều trong các cấp chính quyền cơ sở - cơ quan tiếp xúc với nhân dân hằng ngày, giải quyết những công việc liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhân dân. Nếu không khắc phục ngay thì có thể sẽ rất dễ mất niềm tin nơi nhân dân

    Trả lờiXóa
  78. Tham nhũng có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt là niềm tin nơi nhân dân. Để nhân dân mất niềm tin, tức là chúng ta đã đánh mất một sức mạnh vô cùng to lớn, thậm chí có tính chất quyết định đối với sự nghiệp cách mạng.

    Trả lờiXóa
  79. Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực, ăn sâu bám rễ trong mọi chế độ xã hội, không phân biệt chế độ chính trị, nước giàu hay nghèo, phát triển hay kém phát triển. Một số nơi trên thế giới, tham nhũng làm "suy kiệt cơ thể" xã hội, gây xáo trộn, mất ổn định chính trị. Phòng, chống tham nhũng là công việc khó khăn, phức tạp, cần sự quyết liệt và kiên trì, là chính sách ưu tiên của nhiều quốc gia và sự nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế.

    Trả lờiXóa
  80. Tham nhũng tất yếu dẫn đến phá hoại đội ngũ cán bộ Nhà nước bởi vì những kẻ tham nhũng sẽ lừa dối và hư hoá cấp trên làm cho bộ máy trở thành quan liêu, chúng sẽ tăng cường đưa thêm kẻ xấu vào guồng máy và triệt hại đội ngũ viên chưa tốt. Những kẻ tham nhũng chính là những tên phá hoại từ bên trong của hệ thống hành pháp quốc gia.Tham nhũng sẽ làm cho quần chúng mất đi sự tin tuởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và đây cũng là nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến thất bại của Đảng và Nhà nước.

    Trả lờiXóa
  81. Thủ trưởng cơ quan đơn vị, cán bộ chủ chốt các cấp phải gương mẫu đi đầu trong đấu tranh chống tham nhũng, trước hết là đối với bản thân. Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền với đấu tranh chống buôn lậu, lãng phí, quan liêu, tập trung vào các hành vi tham ô, chiếm đoạt làm thất thoát tài sản Nhà nước, đòi hối lộ, đưa và nhận hối lộ.

    Trả lờiXóa
  82. tác hại của tham nhũng là vô cùng lớn và đặc biệt nguy hiểm đối với tất cả các quốc gia. Tham nhũng đã trở thành “quốc tế nạn” là một trong những vấn đề toàn cầu mà tất cả các quốc gia đều có trách nhiệm cùng tham gia giải quyết. Việt Nam ta muốn vững mạnh hơn nữa thì cần mạnh tay triệt để trừng trị tội tham nhũng

    Trả lờiXóa
  83. ếu các nhà hành pháp mà tự mình phá hoại luật pháp thì làm sao có thể duy trì được phép nước. Những kẻ tham nhũng chính là những tên đầu trò trong việc làm tê liệt hệ thống hành pháp là cho Nhà nước trở thành đối lập và gánh nặng cho công dân. vì thế phải kiên quyết mạnh tay dẹp bỏ nạn tham nhũng, loại bỏ gánh nặng quốc gia này

    Trả lờiXóa
  84. Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực, ăn sâu bám rễ trong mọi chế độ xã hội, không phân biệt chế độ chính trị, nước giàu hay nghèo, phát triển hay kém phát triển. Một số nơi trên thế giới, tham nhũng làm suy kiệt cơ thể xã hội, gây xáo trộn, mất ổn định chính trị. Phòng, chống tham nhũng là công việc khó khăn, phức tạp, cần sự quyết liệt và kiên trì, là chính sách ưu tiên của nhiều quốc gia và sự nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế.

    Trả lờiXóa